- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Mọi công sức chống dịch của Hà Nội có thể 'đổ sông đổ bể' chỉ vì Đêm Trung Thu

© Ảnh : TTXVN - Lương Tuấn ĐứcNgười dân Hà Nội đổ ra đường đón Trung thu gây nguy cơ bùng phát dịch COVID-19
Người dân Hà Nội đổ ra đường đón Trung thu gây nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Nhiều người dân Hà Nội đổ ra đường chơi Trung thu, không đảm bảo 5K, có thể dẫn đến rủi ro bùng phát dịch bệnh trở lại, theo PGS Trần Đắc Phu. Phó Bí thư thành uỷ Hà Nội nói gì về sự việc tối qua?

'Sẽ ra sao nếu trong biển người vô tình có F0?'

Như Sputnik đã đưa tin, vào tối 21/9, hàng loạt tuyến đường quanh khu vực trung tâm Hà Nội dày đặc người đi đường. Một số đường như Hàng Lược, Hàng Cân, Hàng Mã, Đinh Tiên Hoàng ùn ứ vì hàng chục người chen chúc trong phạm vi chỉ vài mét vuông.
Người dân Hà Nội đổ ra đường đón Trung thu gây nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Đại dịch COVID-19
Hà Nội nới lỏng giãn cách và tâm lý chủ quan dễ gây bùng phát dịch Covid-19
Chuyên gia đánh giá nhiều người dân thủ đô đã quá khinh suất khi tràn ra đường chơi Trung thu trong khi toàn TP vẫn giãn cách theo Chỉ thị 15. Cụ thể, , PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nêu ý kiến:
"Trong biển người hôm qua chỉ cần có một trường hợp F0, để dịch bùng lên lại thì rất khó truy vết, vô cùng tai hại. Chúng ta nới lỏng từng bước dần đi đến trạng thái bình thường mới, còn bây giờ vẫn phải nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 15, tức là người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết", ông Phu nói.
TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, bày tỏ 2 vấn đề đáng lo ngại về khả năng lây nhiễm trong "biển người" vào đêm qua ở Hà Nội. 
Lo ngại thứ nhất là nhiều gia đình mang trẻ em đi chơi Trung thu, mà đây là đối tượng hoàn toàn không có miễn dịch, lại không được tiêm vaccine nên nguy cơ lây nhiễm lớn hơn rất nhiều.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan đến các ca dương tính ở phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Hà Nội: một thợ cắt tóc làm việc ở Cầu Giấy dương tính với Covid-19
Đặc điểm của trẻ em khi nhiễm nCoV là khả năng chuyển nặng thấp, nhưng tải lượng virus lại rất lớn, là trung gian truyền bệnh rất lý tưởng của virus. Việc đưa trẻ em đến nơi đông người có thể khiến dịch bùng phát nhanh, mạnh hơn nếu trong đám đông có nguồn lây.
Lo ngại thứ hai là hầu hết người dân thủ đô cũng mới được tiêm một mũi vaccine, lượng kháng thể vẫn còn rất thấp, gần như không thể miễn dịch nếu tiếp xúc gần với F0.
"Tình huống xấu nhất là sau đêm Trung thu, dịch lây lan âm thầm từ người trong đám đông và phải mất 1-2 tuần sau mới phát hiện được. Nếu TP lại phải quay lại siết chặt giãn cách xã hội thì thiệt hại đối với TP và người dân rất nặng nề", bà Thu Anh cho biết.
Cũng trong thông báo sáng nay của Sở Y tế Hà Nội về việc phát hiện ca nhiễm mới ở quận Hà Đông là một thợ cắt tóc làm việc tại quận Cầu Giấy. Sẽ ra sao nếu có nhiều F1 khác lây nhiễm từ F0 này và từng có mặt trong dòng người tối qua?
© Ảnh : TTXVN - Phan Tuấn AnhHà Nội phát hiện ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở quận Hà Đông
Hà Nội phát hiện ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở quận Hà Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Hà Nội phát hiện ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ở quận Hà Đông

Trách nhiệm thuộc về người dân hay Chính quyền thành phố?

Ý thức của người dân là một chuyện nhưng liệu chính quyền thành phố có trách nhiệm trong vụ việc ùn tắc vào 'Đêm Trung thu' tối qua hay không?
Sau 2 tháng giãn cách xã hội, số ca bệnh tại thủ đô đang có xu hướng giảm dần và thấp nhất từ đầu đợt bùng phát thứ 4. Chính vì thế Hà Nội bắt đầu thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng từ 6h ngày 21/9.
Theo Chỉ thị mới của UBND Hà Nội về nới lỏng giãn cách, TP cho phép dịch vụ ăn uống (mang về), cắt tóc, gội đầu, kinh doanh, sửa chữa đồ điện tử, xe cộ, văn phòng phẩm được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, TP vẫn dừng hoạt động thể dục, giải trí nơi công cộng và một số dịch vụ không thiết yếu khác.
Đáng chú ý, Hà Nội không áp dụng việc phân 3 vùng phòng chống dịch, không áp dụng giấy đi đường cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp di chuyển trong địa bàn thành phố. Đồng thời, 33 chốt trong thành phố đã được gỡ bỏ, chỉ duy trì 22 chốt cửa ngõ thành phố.
Trong khi chỉ trước đó một ngày, thành phố công việc kiểm soát các hoạt động này diễn ra rất chặt chẽ, thậm chí sẵn sàng xử lý nghiêm nếu có trường hợp vi phạm. Việc chính quyền thành phố nới lỏng nhiều quy định cùng lúc cũng gây nên tâm lý chủ quan cho người dân, cộng với nhu cầu được ra đường sau 2 tháng bức bối vì giãn xã hội ở nhà và chỉ được ra đường trong trường hợp cần thiết.
Xung quanh vấn đề này, ngày 22/09, Phó bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã có những chia sẻ quan điểm của TP. Theo ông Phong, sự chủ quan của cơ quan, đơn vị và người dân khi Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội đã nhiều lần được đề cập và là mối lo ngại thường xuyên của lãnh đạo Thành ủy, UBND Hà Nội.
"Chính tôi cũng nhiều lần nhắc đến việc này ở cuộc thông tin báo chí về chủ trương nới lỏng giãn cách cũng như tại buổi giao ban báo chí Trung ương vào hôm qua", Phó bí thư Hà Nội cho hay.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Thị CúcUBND TP Hà Nội họp về thông tin về phòng, chống dịch COVID-19 sau ngày 21/9
UBND TP Hà Nội họp về thông tin về phòng, chống dịch COVID-19 sau ngày 21/9 - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
UBND TP Hà Nội họp về thông tin về phòng, chống dịch COVID-19 sau ngày 21/9
Để tránh lặp lại những tình trạng tương tự và chấn chỉnh tâm lý lơ là quy định phòng dịch, Thành ủy đề nghị cơ quan chức năng của TP và nhất là người dân, tuyệt đối không chủ quan, thỏa mãn với kết quả chống dịch bước đầu. Thứ hai là thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh, trong mọi tình huống phải thực hiện 5K.
Sự việc tối hôm qua, lượng người đổ ra đường rất đông, rồi có cả trẻ em cũng được phụ huynh đưa đi cùng. Việc này vi phạm các quy định phòng chống dịch khi toàn TP vẫn áp dụng nguyên tắc Chỉ thị 15 của Thủ tướng. Ông Phong khẳng định:
"Cơ quan chức năng của TP sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch. Nhất là tình trạng tập trung đông người, các khu vực công cộng. Những nội dung này đã được quy định rất rõ trong Chỉ thị 15, cơ quan chức năng TP sẽ tăng cường lực lượng, căn cứ vào quy định để xử lý nghiêm".

Những người "xả hơi" đêm Trung thu ở Hà Nội cần tự theo dõi sức khoẻ

PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, cần tiếp tục có những cảnh báo để người dân biết việc nguy hiểm ra sao nếu tập trung đông người.
Theo ông Nga, thành phố cần có những dự báo trước tình hình, nâng mức cảnh báo, có sự chuẩn bị từ xa, từ sớm. Mỗi người đều thấy giật mình với cảnh "biển người" chen chân đi chơi Trung thu khi Hà Nội vừa nới lỏng giãn cách xảy ra ngày hôm qua.
Trong đó người dân có sự chủ quan khi được tiêm vaccine phòng COVID-19 nên đã "xả hơi" ra đường. Trước mắt, ông Nga cho rằng:
"Sau khoảng 3-4 ngày từ đêm Trung thu, nếu ai có triệu chứng ho sốt thì cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế".
Người dân cần đi khám, xét nghiệm sớm khi nghi ngờ về tình trạng sức khoẻ. Còn nếu sợ tập trung đông người thì có thể mua kit test nhanh về làm tại nhà. Đồng thời,  thành phố cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bao phủ vaccine toàn dân để phòng chống dịch.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала