Bộ trưởng Hồ Đức Phớc báo cáo về kinh phí bổ sung cho phòng chống Covid-19 ở Việt Nam

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Đăng ký
Sau Tờ trình và báo cáo chi tiết của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý cho phép chuyển hơn 14.600 tỷ đồng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Việt Nam vẫn còn là nước đang phát triển, thu nhập đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trong điều kiện khó khăn mà không tiết kiệm được thì sẽ rất có lỗi với nhân dân.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ về kinh phí bổ sung cho công tác chống Covid-19 ở Việt Nam

Chiều 22/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định phương án sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan đến các ca dương tính ở phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Hà Nội: một thợ cắt tóc làm việc ở Cầu Giấy dương tính với Covid-19
Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án sử dụng nguồn cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 với tổng số tiền hơn 14.600 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Tài chính, thực hiện Nghị quyết số 30 của Quốc hội, Nghị quyết 86 của Chính phủ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã thực hiện cắt giảm tối thiểu 50% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm trên 10% chi thường xuyên khác còn lại của năm 2021.
Cùng với đó, các bộ, ngành, cơ quan cũng đã đồng thời rà soát các nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước năm 2021 theo nguyên tắc triệt để tiết kiệm, cắt giảm những nhiệm vụ không cần thiết hoặc không triển khai do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Theo Tờ trình của Bộ trưởng Tài chính, tổng số kinh phí cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương năm 2021 là 14,62 nghìn tỷ đồng.
Trong đó đã bao gồm cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách Trung ương là 7,42 nghìn tỷ đồng, giảm chi trả nợ lãi của ngân sách Trung ương 4,2 nghìn tỷ, kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ còn dư 3 nghìn tỷ đồng.
Tờ trình mà Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trình bày cũng nêu rõ, trong 8 tháng đầu năm, cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương đã tập trung sử dụng dự phòng ngân sách, dự trữ tài chính để đáp ứng các yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, xử lý các nhu cầu chi cấp thiết về quốc phòng, an ninh.
Trong đó các nguồn lực của Trung ương đã sử dụng 22,27 nghìn tỷ đồng, theo ông Hồ Đức Phớc.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo.
Cụ thể hơn, về nhu cầu kinh phí Trung ương chi phòng, chống dịch trong thời gian tới, theo tính toán của Bộ Y tế, để tiêm phòng cho khoảng 80 triệu dân số trong năm 2021 dự kiến cần mua khoảng 170 triệu liều vaccine với kinh phí khoảng 28,5 nghìn tỷ đồng.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Tổng thống Hàn Quốc: sẽ cung cấp cho Việt Nam 1 triệu liều vaccine COVID-19
Bộ trưởng cho biết, hiện nhu cầu còn lại Trung ương phải chi trong thời gian tới khoảng 16,07 nghìn tỷ đồng.
“Trường hợp dịch kéo dài và phải tiêm vaccine nhắc lại hàng năm thì nhu cầu kinh phí mua vaccine sẽ lớn hơn”, đồng chí Bộ trưởng lưu ý.
Cũng theo phương án của Bộ Y tế, để đảm bảo công tác y tế đối với tình huống có 300.000 người mắc Covid-19 thì trong khoảng thời gian 28 ngày cần chăm sóc y tế, nhu cầu kinh phí dự kiến từ ngân sách sẽ rơi vào khoảng 60.570 tỷ đồng.
“Tổng hợp chung, nhu cầu Trung ương phải chi để mua vaccine và chi cho công tác phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian tới khoảng 36-40 nghìn tỷ đồng”, Bộ trưởng Phớc nói.
Bộ Tài chính cũng nêu rõ, căn cứ khả năng giải ngân trong những tháng cuối năm, nhất là mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế cho công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh, dự kiến ngân sách Trung ương sẽ phải tăng chi và hỗ trợ cho các địa phương trong thời gian tới khoảng 20 đến 24 nghìn tỷ đồng.
“Để đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, căn cứ luật định và Nghị quyết 30 của Quốc hội, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định sử dụng 14,62 nghìn tỷ đồng kinh phí trên để bổ sung nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021, tập trung chi cho công tác phòng, chống dịch”, báo cáo nhấn mạnh.
Theo Tờ trình của Chính phủ, trước mắt, sẽ sử dụng 4.900 tỷ đồng để chi hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch Covid-19.
Trong đó, chi cho Bộ Quốc phòng là 1.000 tỷ đồng, Bộ Công an 900 tỷ, TP.HCM thêm 2.000 tỷ đồng, Bình Dương và Đồng Nai mỗi tỉnh thêm 500 tỷ đồng để chống dịch.

Không được ảnh hưởng đến các nhiệm vụ quan trọng cấp bách

Ông Nguyễn Phú Cường, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đánh giá, việc Chính phủ xây dựng phương án sử dụng đối với số cắt giảm, tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương năm 2021 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định là đúng thẩm quyền.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân phường Yên Hoà (Cầu Giấy)  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Quân đội Việt Nam chế tạo 5 xe labo xét nghiệm Covid-19, hơn cả xe nhập khẩu
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cũng nêu rõ, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra nhận thấy để bảo đảm tính kịp thời và tăng cường nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh, trong bối cảnh dự phòng ngân sách Trung ương còn hạn chế, đề nghị thực hiện theo đúng quy định tại Nghị quyết 30, kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chuyển 14,62 nghìn tỷ vào dự phòng ngân sách Trung ương để Chính phủ chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về tính tuân thủ, bảo đảm hiệu quả, đúng mục đích.
Đồng chí Nguyễn Phú Cường cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về nội dung này.
Liên quan đến phương án sử dụng, căn cứ vào Tờ trình, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách cho hay dựa vào đối tượng được phân bổ và mức phân bổ chưa cụ thể.
Theo đó, Tờ trình đề nghị phân bổ cho Bộ Quốc phòng 1.000 tỷ đồng, Bộ Công an 900 tỷ đồng và 3 địa phương là TP.HCM 2.000 tỷ đồng, Bình Dương 500 tỷ đồng, Đồng Nai 500 tỷ đồng.
Để bảo đảm tính hợp lý, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo cụ thể căn cứ đề xuất phân bổ nêu trên.
Theo ông Nguyễn Phú Cường, qua làm việc với một số Bộ, ngành, căn cứ vào tình hình thực tế, Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách nhận thấy, mức độ hỗ trợ đối với những người trực tiếp làm công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có đội ngũ y, bác sĩ còn hạn chế.
“Do đó, đề nghị Chính phủ tính toán, có phương án bố trí nguồn hợp lý, công bằng, kịp thời để bảo đảm động viên những người đã và đang trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chống dịch”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách nêu rõ.
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành nghị quyết bổ sung nguồn dự phòng ngân sách Trung ương 14,62 nghìn tỷ đồng từ nguồn cắt giảm chi như Chính phủ trình, giao Chính phủ sử dụng để ưu tiên chống dịch, tiết kiệm, hiệu quả, đúng luật và Nghị quyết 30 của Quốc hội, cũng như báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm những người liên quan đến các ca dương tính ở phường Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam ghi nhận 10.025 ca mắc Covid-19 tại 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội cũng lưu ý Chính phủ đảm bảo việc thu hồi, cắt giảm, tiết kiệm nguồn kinh phí phải thực hiện đúng Nghị quyết 30 của Quốc hội là cắt giảm chi phí cho hội nghị, công tác phí, tiết kiệm thêm, chi thường xuyên và thu hồi các khoản chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai.
“Không được ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng cấp bách”, Quốc hội lưu ý.
Cùng với đó, Chính phủ bám sát diễn biến thực tế để điều hành theo thẩm quyền hoặc xin ý kiến cấp có thẩm quyền, đảm bảo tăng thêm nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương nhằm thực hiện hiệu quả chính sách tài khóa cho công tác phòng, chống dịch và duy trì khôi phục phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân, bảo đảm chế độ, chính sách cho người tham gia phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần chỉ đạo các ngành và các địa phương tổng hợp báo cáo kinh phí đã chi và nhu cầu nguồn vốn cho phòng, chống dịch Covid-19 để báo cáo Trung ương và Quốc hội.
Kết quả làm việc, có 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết tán thành với những nội dung trên.

Khó khăn mà không tiết kiệm được là có lỗi với nhân dân

Được biết, đây cũng là nội dung cuối cùng của phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, đây là phiên họp thường kỳ dài nhất trong năm, xem xét nhiều nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 sắp tới cũng như quyết định một số nội dung quan trọng theo thẩm quyền.
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc.
Kết quả làm việc thể hiện rõ sự phối hợp từ sớm, xa trong chuẩn bị cũng như tinh thần đổi mới, quyết tâm nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đồng chí Vương Đình Huệ nhấn mạnh, nội dung nội dung giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, là nội dung được các cơ quan chức năng Đảng, Nhà nước và người dân quan tâm, mong muốn và đặt nhiều kỳ vọng nhất.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, hiện nay cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được mở rộng ra thêm lĩnh vực chống tiêu cực với tinh thần quyết liệt, khẩn trương.
Các em nhỏ tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ mở phần quà trung thu - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2021
Đại dịch COVID-19
Tiêm vắc-xin Covid-19 cho 57 người dưới 18 tuổi, Giám đốc Trung tâm Y tế bị kỷ luật
Trong khi đó, mặt tiết kiệm, chống lãng phí cũng là một nhiệm vụ rất lớn. Nước nào cũng chú ý đến mặt này.
Chủ tịch Huệ nhấn mạnh, Việt Nam vẫn còn là nước đang phát triển, thu nhập đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn.
“Nếu thực hành tiết kiệm được đồng nào thì sẽ mang lại ích lợi cho quốc gia từng ấy. Trong điều kiện khó khăn mà chúng ta không tiết kiệm được thì sẽ có lỗi với nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ và lưu ý trong nhiều trường hợp, thiệt hại do lãng phí, không thực hành tiết kiệm còn lớn hơn cả hậu quả của tham nhũng.
Về công tác giám sát do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương làm Trưởng đoàn, Chủ tịch Quốc hội lưu ý không được né tránh trách nhiệm.
“Nếu sau giám sát, đoàn giám sát không chỉ rõ được trách nhiệm những nơi để xảy ra lãng phí thì Quốc hội sẽ quy trách nhiệm đoàn giám sát”, Chủ tịch Vương Đình Huệ kiên quyết khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала