Đánh giá khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc

Bom nguyên tử - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Đăng ký
Các vấn đề gây tranh cãi tồn tại trong quan hệ của ba cường quốc nguyên tử - Ấn Độ, Pakistan và Trung Quốc - có thể gây ra xung đột hạt nhân. Ngoài ra, còn có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân "do sự nhầm lẫm".
Đó là ý kiến ​​của Waheguru Pal Sidhu - thành viên Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng (New Delhi), đồng thời là thành viên Hội đồng Cố vấn Quốc tế của Diễn đàn Luxembourg về Ngăn chặn Thảm họa Hạt nhân.
Vụ nổ hạt nhân trước tượng Nữ thần Tự do ở New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.02.2021
Đô đốc Mỹ cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân với Nga và Trung Quốc
 “Ngày càng có nhiều điểm nóng xung đột trong quan hệ Trung-Ấn và có rất ít thỏa thuận có thể giúp các bên giảm căng thẳng”, - Waheguru Pal Sidhu nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh YouTube của Diễn đàn Luxembourg. -  Điều này có nghĩa là không thể loại trừ khả năng xảy ra xung đột quân sự, có thể leo thang thành mối đe dọa hạt nhân hoặc thậm chí thành chiến tranh hạt nhân".

Tranh chấp lãnh thổ

Nhà khoa học nhắc lại việc biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc là một trong những ranh giới không rõ ràng dài nhất trên thế giới. Đó cũng là một lãnh thổ tranh chấp.
“Với một biên giới không xác định... căng thẳng trong khu vực này là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là khi quân đội phải tương tác với nhau và không có sự thanh kiểm”, - ông lưu ý.
Ông liệt kê các phương án có thể làm trầm trọng thêm quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc: hành động có chủ ý, tai nạn hoặc tính toán sai lầm. Hơn nữa, chiến tranh có thể bắt đầu không chỉ ở biên giới.
© AFP 2023 / Satellite image ©2021 Maxar TechnologiesTàu Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông.
"Ngày nay, như bạn biết, Biển Đông cũng là một lãnh thổ tranh chấp, và việc Ấn Độ mở rộng phạm vi lợi ích trên toàn thế giới và sự hiện diện của nước này ở Biển Đông cũng có thể dẫn đến căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương", - Waheguru Pal Sidhu nói.
Ông chú ý đến thực tế gần đây Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng "nhiều hầm phóng tên lửa... mới."
“Không hoàn toàn rõ ràng mục đích của họ là gì, nhưng nó chứng tỏ rõ ràng Trung Quốc, mặc dù với số lượng hạn chế (tên lửa và vũ khí hạt nhân), sẽ trở thành cường quốc hạt nhân số 3 (sau Liên bang Nga và Hoa Kỳ) trên thế giới, - chuyên gia cho biết. "Và họ cũng có tiềm năng mở rộng nhanh chóng kho vũ khí để trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ hai".

Chiến tranh hạt nhân giữa các đối thủ lâu năm

Waheguru Pal Sidhu cũng không loại trừ một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa các đối thủ cũ - Ấn Độ và Pakistan, những nước cũng sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2021
Ấn Độ không thể lặp lại kinh nghiệm của Trung Quốc do mô hình chính trị Dân chủ phương Tây
“Nếu chúng ta xem xét ba tiêu chí mà tôi đã đề cập: sử dụng có chủ đích, tính toán sai và tai nạn, thì không có tiêu chí nào bị loại trừ trong trường hợp của Ấn Độ và Pakistan, - chuyên gia nói. - Ý tưởng về việc sử dụng có chủ đích chắc chắn đang được xem xét và thảo luận. Mặc dù Ấn Độ tuân thủ chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, nhưng trong một số trường hợp nhất định, Pakistan có thể cố tình phát động cuộc tấn công đầu tiên".
Ngoài ra, những kẻ khủng bố cũng có thể kích động một cuộc đối đầu hạt nhân giữa hai nước. Các sự cố với vũ khí hạt nhân, khi chúng có thể được sử dụng do nhầm lẫn, không thể loại trừ.
“Nếu một cuộc đối đầu hạt nhân xảy ra, nó có khả năng vượt ra ngoài Ấn Độ và Pakistan vì một số lý do, - nhà khoa học nói, - Thứ nhất, theo một số nghiên cứu, ngay cả việc trao đổi hạn chế các cuộc tấn công hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan, khoảng 50-100 vũ khí cho mỗi bên, sẽ có tác động trực tiếp đến khí hậu và có thể dẫn đến mùa đông hạt nhân".
© AP Photo / Anjum NaveedBinh sĩ quân đội Pakistan trên ranh giới kiểm soát phân chia Kashmir giữa Pakistan và Ấn Độ
Binh sĩ quân đội Pakistan trên ranh giới kiểm soát phân chia Kashmir giữa Pakistan và Ấn Độ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Binh sĩ quân đội Pakistan trên ranh giới kiểm soát phân chia Kashmir giữa Pakistan và Ấn Độ
Ngoài ra, ông cũng lưu ý: "rất khó để tưởng tượng một cuộc đối đầu như vậy sẽ không leo thang thành xung đột với sự tham gia của các cường quốc khác, xét đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan, cũng như mối quan hệ tăng cường giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ".
“Vì vậy, một cuộc đối đầu như vậy sẽ có những tác động toàn cầu cả về mặt vật lý lẫn an ninh và địa chính trị", - Waheguru Pal Sidhu nói.
Ông kể tên các quốc gia châu Á mà trong tương lai có thể trở thành chủ sở hữu vũ khí hạt nhân: Iran, Arabia Saudi, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала