‘Gáo nước lạnh’ cho những kẻ nói lãnh đạo Việt Nam ‘vận động hành lang’ ở Liên Hợp Quốc

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về Biến đổi khí hậu.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng Bảo an về Biến đổi khí hậu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Đăng ký
Các cuộc tiếp xúc cấp cao của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định vị thế ngày càng cao, tiếng nói ngày càng uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cũng như đem lại lợi ích trên nhiều phương diện cho đất nước, quốc gia, dân tộc, nhân dân.
Lãnh đạo Việt Nam đang tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để có thêm vaccine tiêm cho dân, nhanh chóng hồi phục và phát triển nền kinh tế đất nước, tìm tiếng nói đồng thuận mạnh mẽ với các quốc gia, đặc biệt là nhóm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ vì chính lợi ích của Hà Nội.

Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Như Sputnik Việt Nam đã cập nhật liên tục, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có lịch trình làm việc bận rộn và hiệu quả trong chuyến thăm Mỹ lần này.
Nhà lãnh đạo Việt Nam đã có cuộc gặp, tiếp xúc với nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao một số nước và tổ chức quốc tế lớn bên lề Phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 76.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại Công ty Pfizer - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Pfizer cam kết cung cấp cho Việt Nam 51 triệu liều vaccine ngừa Covid-19
Đáng chú ý, trong chuyến công du Hoa Kỳ lần này, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc trao đổi với đại diện của các nước là Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Đặc biệt, tại cuộc gặp với đại diện đoàn Liên bang Nga, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục khẳng định Hà Nội coi trong quan hệ đối tác chiến lược với Moskva, đồng thời đề nghị lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp tục thúc đẩy, tăng cường quan hệ song phương thời gian tới.
Cụ thể, trao đổi với đoàn Liên bang Nga, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Nga là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Điều này cũng đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tại cuộc điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin trước đó.
Và tới đây, theo người đứng đầu Nhà nước, lãnh đạo cấp cao hai bên sẽ sớm có các cuộc hội kiến trực tiếp để tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Lãnh đạo Việt Nam nói về an ninh nguồn nước với Trung Quốc

Tại cuộc gặp với đại diện Trung Quốc ở New York, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập đến một vấn đề quan trọng đối với an ninh quốc gia của Việt Nam, bên cạnh bảo vệ chủ quyền Biển Đông, ranh giới, lãnh thổ – đó chính là an ninh nguồn nước.
“Việt Nam và Trung Quốc cần hợp tác chặt chẽ để bảo đảm an ninh nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển xanh”, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Khẳng định với đại diện Đoàn Trung Quốc, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục đánh giá cao tầm quan trọng của việc tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Việt Nam mong muốn quan hệ Hà Nội – Bắc Kinh ngày càng ổn định, lành mạnh.
“Đây là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước, cũng như đóng góp vào hòa bình, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nói.

IMF sẽ hỗ trợ Việt Nam vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19

Nhà lãnh đạo Việt Nam có cuộc tiếp xúc cấp cao với Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva.
Tại cuộc gặp này, Chủ tịch nước đánh giá cao sự hợp tác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF với Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Việt Nam muốn trở thành trung tâm sáng tạo về lương thực của khu vực
Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng thời cảm ơn IMF đã chung tay với Việt Nam trong quá trình ứng phó với đại dịch Covid-19.
Đặc biệt, Chủ tịch nước cũng hoan nghênh IMF đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thiết lập cơ chế Nhóm Đặc trách về vaccine Covid-19 nhằm thúc đẩy cung ứng vaccine và các dụng cụ, thiết bị y tế cho các nước đang phát triển.
Cũng tại cuộc gặp với Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong IMF hỗ trợ Việt Nam trong quá trình tiếp cận với nguồn vaccine.
Ông Phúc cũng mong IMF sex tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành nước đang phát triển có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đề ra.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp trực tuyến Tổng giám đốc IMF Kristalia Georgieva.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp trực tuyến Tổng giám đốc IMF Kristalia Georgieva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp trực tuyến Tổng giám đốc IMF Kristalia Georgieva.
Đáp lại mong muốn và thiện chí của Việt Nam, Tổng Giám đốc IMF đánh giá cao chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng.
Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng khẳng định rằng IMF sẽ hỗ trợ Việt Nam vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19 cũng như đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước tương lai sắp tới.

Tranh thủ sự hỗ trợ của Hà Lan để hàng Việt Nam tiến sâu hơn vào EU

Bên lề Phiên họp ở Liên Hợp Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có cuộc gặp với Hoàng hậu Hà Lan Maxima, đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về tài chính và phát triển bao trùm.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Hoàng hậu Hà Lan Maxima.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Hoàng hậu Hà Lan Maxima. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Hoàng hậu Hà Lan Maxima.
Tại sự kiện này, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc và Hoàng hậu Maxima bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam-Hà Lan trong thời gian qua.
Như đã biết, Hà Lan hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại EU và là nhà đầu tư lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ tiếp nhận vật tư y tế do Northwestern Medicine tài trợ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Chuyến thăm Mỹ mang về ‘hàng tỷ đô’ của Chủ tịch Phúc
Trao đổi với Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng hậu Maxima cũng nhất trí cho rằng trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục duy trì các tiếp xúc cấp cao, trao đổi giữa các bộ, ngành, địa phương để tiếp tục phát huy thế mạnh của hai nước, tiếp tục là những đối tác hàng đầu của nhau tại ASEAN và EU.
Nhà lãnh đạo Việt Nam đánh giá cao sự đóng góp tích cực của Hà Lan đối với chương trình COVAX và số lượng lớn vật tư y tế mà Hà Lan đã viện trợ cho Việt Nam thời gian qua.
Cũng nhân dịp này, Chủ tịch nước mong muốn Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về vaccine và thiết bị y tế để Việt Nam nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh, phục hồi kinh tế.

Ngưỡng mộ với sự thành công của Việt Nam

Trong khuôn khổ cuộc gặp với Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hai nước cần thúc đẩy các hoạt động trao đổi, tiếp xúc giữa lãnh đạo các cấp, kể cả trực tiếp và trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio.
Theo đó, hai bên cần sớm xúc tiến cử lãnh sự danh dự tại mỗi nước nhằm tạo cầu nối thúc đẩy quan hệ nhiều mặt trong khi chưa có điều kiện mở đại sứ quán tại thủ đô của nhau.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ trao Thoả thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ mang cơ hội đầu tư từ Mỹ về Việt Nam?
Bên cạnh đó, hai bên đặc biệt cần phối hợp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho hợp tác song phương thông qua hoàn tất đàm phán, tiến tới ký kết một số hiệp định quan trọng như khuyến khích - bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần.
“Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác nông nghiệp với Sierra Leone trong khuôn khổ song phương hoặc 3 bên, 4 bên”, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc nói.
Trao đổi với đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Julius Maada Bio bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lịch sử và những thành công của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội ngày nay.
Nhà lãnh đạo này cũng mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, đầu tư vào sản xuất và thúc đẩy các hiệp đinh tự do thương mại.

Hướng Việt Nam tiếp cận sâu hơn nữa đối với thị trường Bangladesh

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Bangladesh Sheik Hasina, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận Cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 76 - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Đại dịch COVID-19
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: thế giới cần xóa bỏ rào cản liên quan đến cung ứng vaccine
Lãnh đạo hai bên đánh giá cao việc quan hệ hai nước tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, trao đổi thương mại giữa hai nước tiếp tục tăng ngay cả trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Thủ tướng Bangladesh Sheik Hasina, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nhất trí hai bên tiếp tục duy trì các cơ chế hợp tác sẵn có như Ủy ban Hỗn hợp, Tiểu ban Thương mại hỗn hợp nhằm phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng hơn nữa, hướng tới mục tiêu 2 tỷ USD trong thời gian tới.
Đặc biệt, tại cuộc gặp này, Chủ tịch nước cho biết Việt Nam mong muốn đầu tư vào Bangladesh trong các lĩnh vực nông-ngư nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, văn hoá, giáo dục-đào tạo, du lịch, dệt may.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNChủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina.
Ông Phúc cũng đề nghị Bangladesh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam tiếp cận hơn nữa đối với thị trường Bangladesh trong các lĩnh vực nêu trên.

Người Mỹ cần thay đổi góc nhìn về Việt Nam

Cũng trong khuôn khổ ngày làm việc tại LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc trao đổi trực tuyến với Thượng nghị sĩ Patrick Leahy (Đảng Dân chủ - bang Vermont), Chủ tịch Thường trực Thượng viện Hoa Kỳ.
Đáng chú ý, Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Hoa Kỳ Patrick Leahy cũng là một người bạn của nhân dân Việt Nam.
Cán bộ Đại sứ quán tại Hoa Kỳ và Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ làm gì tại Mỹ?
Tại cuộc trao đổi này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điểm lại những bước tiến trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ hơn 25 năm qua và những đóng góp của quan hệ hai nước đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực kể từ chuyến thăm Việt Nam năm 2019 của Thượng nghị sĩ Patrick Leahy.
Đặc biệt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò lãnh đạo của cá nhân Thượng nghị sĩ và Quốc hội Hoa Kỳ trong việc vận động Chính quyền Hoa Kỳ hỗ trợ vaccine và trang thiết bị y tế cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Thượng nghị sĩ thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực này.
Đáp lại nhà lãnh đạo Nguyễn Xuân Phúc, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh, trong đó có hỗ trợ những nạn nhân chiến tranh, nạn nhân chất độc màu da cam.
Ông Patrick Leahy nêu bật cam kết của Hoa Kỳ đối với các vấn đề khu vực và toàn cầu như biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19 và vấn đề an ninh hàng hải.
“Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ các nước, trong đó có Việt Nam, để cùng ứng phó với các thách thức này”, Thượng nghị sĩ Patrick Leahy nhấn mạnh.
Đáng chú ý, Thượng nghị sĩ Leahy cũng bày tỏ mong muốn được trở lại Việt Nam khi điều kiện cho phép.
Chính trị gia Mỹ này thậm chí còn tiết lộ sẵn sàng mời các nghị sĩ khác của Hoa Kỳ đi cùng để cũng có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về Việt Nam như bản thân ông.
Đối với chuyến thăm Hoa Kỳ, dự các sự kiện trong phiên họp cấp cao Đại hội đồng LHQ khóa 76 lần này của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, một số hãng truyền thông phương Tây cho rằng, nhà lãnh đạo dường như đang ‘vận động hành lang’ ở Liên Hợp Quốc. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm và vô cùng phiến diện.
Chuyến thăm Mỹ, gặp gỡ tiếp xúc với Tổng Thư ký LHQ, lãnh đạo cấp cao các nước, tổ chức quốc tế, thể chế tài chính hàng đầu toàn cầu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đặc biệt là những thành công, thành tựu từ y tế, vaccine, đến những hợp đồng kinh tế hàng tỷ USD trong khuôn khổ chuyến công du lần này của nhà lãnh đạo Việt Nam chính là “gáo nước lạnh” đối với nhận định phiến diện trên.
Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam tiếp tục mở rộng và đi vào chiều sâu, tạo khung khổ quan hệ ổn định và bền vững với các đối tác. Vị thế, uy tín, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao.
Với vị thế địa chính trị đặc biệt của mình, Việt Nam vẫn tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng.
Cùng với đó, lãnh đạo cấp cao đất nước tiếp tục chủ động, tích cực thắt chặt quan hệ với các bên, tạo không gian quan hệ rộng mở, tranh thủ được sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế vì chính lợi ích, quốc gia, dân tộc của mình.
Nhờ chính sách ngoại giao vaccine hiệu quả, hay từ chính chuyến đi của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, thêm nhiều nước, tổ chức, lãnh đạo các doanh nghiệp cam kết cung cấp và nhanh chóng chuyển giao vaccine để Việt Nam tiêm cho dân, đảm bảo tính mạng, sức khỏe, sự an toàn của nhân dân, đẩy nhanh tiêm chủng, tạo miễn dịch cộng đồng, sớm mở cửa, hồi phục nền kinh tế để tiếp tục phát triển.
Lãnh đạo Đảng, nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu Chính phủ, Quốc hội, tất cả mọi hành động, chính sách, nỗ lực vì dân, vì nước thì không thế lực nào có thể chỉ trích được.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала