Tân Thủ tướng Đức có thể giống như bà Merkel cầm quyền trong suốt 16 năm

© REUTERS / Fabrizio BenschBỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội ở Berlin, Đức
Bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội ở Berlin, Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
Đăng ký
Việc các chính đảng lớn và lâu đời nhất nước Đức đang phải chứng kiến sự sụt giảm chỉ số tín nhiệm không có nghĩa là sau cuộc bầu cử tân Thủ tướng Đức không thể tại vị lâu dài như bà Angela Merkel, nhà phân tích chính trị người Đức Alexander Rahr nhận xét.
Ngày 26/9 tại Đức đã tiến hành cuộc bầu cử vào Hạ Viện (Bundestag). Thủ tướng đương nhiệm Angela Merkel dự kiến rút khỏi vai trò là người chèo lái nền kinh tế lớn nhất châu Âu sau 16 năm cầm quyền. Trong số tám vị thủ tướng Đức, chỉ có hai người cầm quyền dưới bốn năm, ba  vị thủ tướng  đảng viên Đảng Dân chủ Xã hội đã cầm quyền trong 5-8 năm, ba vị thủ tướng đảng viên Đảng Xã hội Cơ đốc giáo - trong 14-16 năm. Tính đến ngày 26 tháng 9, Thủ tướng Merkel chỉ thiếu 82 ngày để vượt qua kỷ lục của vị thủ tướng nổi tiếng thời hậu chiến Konrad Adenauer với 5.869 ngày tại vị.
Thủ tướng Đức Angela Merkel - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2021
Giải mã bí quyết uy tín của bà Merkel bằng một cụm từ
Mặc dù kể từ khi nước Đức thống nhất, các đảng lớn nhất là liên minh CDU/CSU và SPD không còn chiếm ưu thế như trước nữa, nhưng, không thể loại trừ khả năng ở nước Đức sẽ xuất hiện một vị thủ tướng lâu năm.
“Tôi không loại trừ yếu tố cá nhân trong chính trị, yếu tố này đóng một vai trò quan trọng. Nếu người Đức yêu thích tân Thủ tướng, nếu tân Thủ tượng sẽ làm nhiều điều tốt hơn là xấu, thì ông ấy sẽ liên tục tái đắc cử. Vì thế có khả năng tân Thủ tướng được bầu bởi người dân sẽ cầm quyền trong 16 năm. Đây là trường hợp của (các cựu thủ tướng) Helmut Kohl, Konrad Adenauer, Helmut Schmidt. Rất khó để loại bỏ nhân vật số một mà người dân Đức yêu thích”, - nhà phân tích chính trị Alexander Rahr nói.
Ông Rahr nhắc nhở rằng, chỉ có ba tiền lệ trong lịch sử nước Đức khi thủ tướng đương nhiệm phải nhường vị trí cho người khác sau cuộc bầu cử.
"Đây cuộc bầu cử năm 1998, đối thủ của đương kim Thủ tướng Helmut Kohl là Schroeder. Kohl đã nắm quyền trong suốt16 năm và mọi người đều cảm thấy nhàm chán, còn Schroeder  - ứng cử viên của Đảng Dân chủ Xã hội - là một người thông minh và có tư tưởng, và cử tri đã ủng hộ ông ta", - ông Rahr nói.
© AP Photo / Christof StacheHelmut Schmidt
Helmut Schmidt - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Helmut Schmidt
Các tiền lệ khác là việc Kurt Kiesinger bị thua trước Willy Brandt, và Schroeder đã thua cuộc và dọn đường cho Merkel vào năm 2005.
Quốc hội Đức - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.09.2021
Kênh truyền hình Đức công bố kết quả bầu cử 2 ngày trước khi diễn ra
"Tôi có thể nói rằng, tính liên tục, nhất quán ở Đức là một yếu tố quan trọng nhất. Một điều gì đó đặc biệt phải xảy ra để thủ tướng mất quyền lực. Cần phải nhớ rằng, ở Đức không có hạn chế về nhiệm kỳ nắm quyền, đó là một tình huống đặc biệt", - ông Rahr nói.
Chuyên gia không nhận thấy mối đe dọa xuất hiện một "thủ tướng dân túy" tương tự như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
"Hiện nay ở Pháp và Ý cũng có những người với phong cách lãnh đạo kiểu Donald Trump, những người như vậy đang nắm quyền ở Hungary và Ba Lan. Nhưng ở Đức thì không, Đức có sự tiêm nhiễm chống lại các nhà lãnh đạo cánh hữu. Người Đức rất sợ việc xuất hiện một Hitler mới. Mặt khác, điều nguy hiểm là nước Đức hiện nay là một quốc gia duy nhất trong Liên minh châu Âu vẫn phấn đấu để duy trì sự thống nhất của châu Âu, duy trì và bảo vệ các thể chế, các giá trị tự do, và do đó tự đẩy mình vào thế bị cô lập và mất quyền lãnh đạo ở châu Âu", - nhà phân tích chính trị Alexander Rahr nói.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала