Sao kê thành từ khóa hot, Bộ Công an rà soát hoạt động từ thiện cá nhân năm từ 2020

© Depositphotos.com / Vietnam_imagesThành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2021
Đăng ký
Công an TP.HCM vừa được Bộ Công an đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá hoạt động kêu gọi từ thiện của cá nhân, tổ chức có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản trên địa bàn.
Sao kê, livestream ‘bóc phốt’ của nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng, vợ ông chủ Đại Nam Huỳnh Uy Dũng, sao kê từ thiện của Trấn Thành, Thủy Tiên – Công Vinh, Đàm Vĩnh Hưng, Hoài Linh bỗng thành từ khóa hot, được tìm kiếm và thảo luận rầm rộ trong dư luận Việt Nam.

Bộ Công an đề nghị Công an TP.HCM rà soát hoạt động từ thiện

Chiều 29/9, một lãnh đạo Cục Cảnh sát Hình sự (C02) Bộ Công an cho biết, cơ quan này đã đề nghị Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM và Công an các địa phương khác rà soát, đánh giá tình hình hoạt động kêu gọi từ thiện có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản trên địa bàn.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an trả lời câu hỏi của phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2021
Bộ Công an đang nắm tình hình, sẽ 'vào cuộc' khi có dấu hiệu lừa đảo từ thiện'
Cụ thể, tại TP.HCM, Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02) Công an thành phố cho biết đã nhận được công văn của Cục Cảnh sát hình sự (C02) Bộ Công an đề nghị rà soát lại các hoạt động kêu gọi từ thiện có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.
Để thực hiện yêu cầu này, Phòng Cảnh sát Hình sự đề nghị các phòng ban của đơn vị như PC01, PC03, Công an 21 quận, huyện, TP. Thủ Đức phối hợp rà soát đánh giá tình hình các cá nhân, tổ chức hoạt động tự phát, kêu gọi từ thiện trên địa bàn từ năm 2020 đến nay.
“Nếu có, thống kê cụ thể tên cá nhân, tổ chức, quy mô, cơ cấu tổ chức, mục tiêu hoạt động, cơ sở pháp lý”, PC02 lưu ý.
Cơ quan này cũng yêu cầu rà soát các kết quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động tự phát kêu gọi từ thiện để chiếm đoạt tài sản (có số liệu cụ thể kèm theo).
Công an TP.HCM đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung phối hợp thực hiện, kết quả gửi về Phòng PC02.

Bộ Công an nói về minh bạch trong kêu gọi từ thiện

Như Sputnik đã thông tin, thời gian qua, “sao kê từ thiện” bỗng dưng thành từ khóa hot ở Việt Nam.
Kể từ sau vụ “thần y” Võ Hoàng Yên, nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng ngày càng được nhiều người biết đến khi “bóc phốt” lùm xùm từ thiện hơn 13 tỷ đồng của nghệ sĩ Hoài Linh.
Ùn ứ tại chốt kiểm soát trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2021
Bộ Công an lý giải nguyên nhân ùn ứ tại TP.HCM khi khai “di biến động dân cư”
Những cái tên bị vợ đại gia Huỳnh Uy Dũng điểm tiếp theo có cả vợ chồng Thủy Tiên – Công Vinh, MC Trấn Thành, Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng…
Vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô cũng đã có phát biểu nhấn mạnh nguyên tắc đảm bảo minh bạch trong hoạt động từ thiện khi trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ tối 6/9.
Dư luận đặc biệt quan tâm đến việc nhiều nghệ sĩ Việt bị “tố” trên mạng xã hội là đã có sự thiếu minh bạch khi đứng ra quyên góp từ thiện.
Cùng với đó là những cuộc livestream "bóc phốt" nghệ sĩ từ các “hot streamer”, thu hút đông đảo sự người quan tâm.
Chia sẻ xoanh quanh vấn đề này, Trung tướng Tô Ân Xô nhấn mạnh, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi giúp đỡ, ủng hộ đồng bào vượt qua khó khăn do dịch bệnh, thiên tai, hoạn nạn là nghĩa cử rất cao đẹp, rất nhân văn. Đây là việc làm được nhà nước hoan nghênh, tạo điều kiện.
Việc tiếp nhận và vận động, phân phối sử dụng nguồn đóng góp đã được pháp luật quy định rõ tại Nghị định 64/2008 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Tướng Xô nêu rõ, theo quy định, việc vận động, tiếp nhận phân bổ sử dụng tiền, hàng, phải được thực hiện kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, minh bạch, công khai.
“Pháp luật nghiêm cấm hoạt động cứu trợ, thiện nguyện để vụ lợi; nghiêm cấm việc gian lận, báo cáo sai sự thật để chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, hàng của tổ chức, cá nhân quyên góp”, - Trung tướng Tô Ân Xô cho biết.
Chánh văn phòng Bộ Công an khẳng định, nếu phát hiện có dấu hiệu về việc chiếm đoạt tài sản, tiền, hàng từ hoạt động quyên góp, ủng hộ, cơ quan chức năng sẽ xem xét xử lý với tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" hoặc "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Nhân viên Trung tâm y tế quận Thanh Xuân đến lấy mẫu xét nghiệm cho những người liên quan - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Cán bộ HĐND tát nữ nhân viên y tế: công an sẽ vào cuộc để bảo vệ danh dự?
Cũng theo tướng Xô, nếu ai có chứng cứ, tài liệu về việc lừa đảo trong quyên góp từ thiện thì hãy có đơn tố giác gửi cơ quan điều tra. Bộ Công an sẽ tiếp nhận đơn tố giác và vào cuộc làm rõ theo đúng quy định của pháp luật.
Dư luận Việt Nam xôn xao về một số người nổi tiếng đứng ra kêu gọi, quyên góp và hỗ trợ trực tiếp cho bà con vùng lũ lụt miền Trung năm 2020 nhưng thiếu minh bạch, công khai, sử dụng tiền trong quỹ từ thiện – vốn không có gì bất thường.
Trước những lùm xùm xung quanh vấn đề kêu gọi từ thiện, minh bạch từ thiện, sao kê từ thiện này, Bộ Công an đã vào cuộc.
Cả Cục C02 lẫn Công an TP.HCM đã nhận các đơn tố cáo những cá nhân liên quan và đang tích cực xác minh, điều tra làm rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала