Vệ tinh NanoDragon - niềm tự hào và giấc mơ không gian của người Việt

© Ảnh : Vietnam National Space Center Vệ tinh NanoDragon.
Vệ tinh NanoDragon. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngay mai 1/10, vệ tinh NanoDragon được thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam sẽ bay lên quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao 560km từ bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, Kagoshima, Nhật Bản. Một bước tiến đầy tự hào trong giấc mơ chinh phục không gian của Việt Nam.
Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), vào khoảng 9h48-9h59 giờ Nhật (7h48-7h59 giờ Việt Nam) ngày 1/10, Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật (JAXA) sẽ chính thức phóng tên lửa Epsilon 5 mang theo vệ tinh NanoDragon của Việt Nam.
© Ảnh : Vietnam National Space CenterVệ tinh NanoDragon.
Vệ tinh NanoDragon. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Vệ tinh NanoDragon.
Cùng với vệ tinh của Việt Nam, lần phóng này còn có 8 vệ tinh khác của JAXA, các trường đại học, viện nghiên cứu và các công ty của Nhật. Thời gian phóng dự bị từ 2/10 đến ngày 30/11.
NanoDragon là vệ tinh được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo 100% tại Việt Nam và là một sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển Vệ tinh nhỏ “Made in Vietnam” của VNSC nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030” mà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 04/02/2021.

Vệ tinh NanoDragon có gì khác so với những vệ tinh trước đây của Việt Nam?

Trước đó, ngành vũ trụ Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định như: Phóng 2 vệ tinh viễn thông VINASAT-1 vệ tinh quan sát trái đất VNREDSat và tự phát triển 3 vệ tinh nhỏ (PicoDragon, NanoDragon và MicroDragon).
Vệ tinh  trên hành tinh trái đất. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2021
‘Mắt thần’ ở Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị thử nghiệm vệ tinh NanoDragon
Vệ tinh NanoDragon dạng cubesat lớp nano nặng 3,8 kg với kích thước 3U được phó được phóng vào ngày mai sẽ là bước đệm để vệ tinh LOTUSat-1 dự kiến được đưa lên quỹ đạo vào năm 2023. Đây sẽ là vệ tinh quan sát trái đất sử dụng công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất phù hợp với điều kiện khí hậu của chúng ta.
Đáng chú ý, NanoDragon sẽ hoạt động trên quỹ đạo ở độ cao khoảng 560km. Ở vị trí này, vệ tinh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ. Vệ tinh NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời ở độ cao khoảng 560km.

'Chúng ta cần có vệ tinh riêng mình để chủ động'

Theo Tiến sỹ Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc VNSC, để đáp ứng yêu cầu phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, khi mà công nghệ cao, thông tin, dữ liệu... trở thành vũ khí cạnh tranh giữa các quốc gia.
Vệ tinh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.08.2021
Vệ tinh của Việt Nam NanoDragon gửi sang Nhật Bản chuẩn bị phóng
"Chúng ta cần có vệ tinh riêng của mình để có thể chủ động, trước hết là về hình ảnh; chúng ta làm chủ công nghệ, có thể từng bước chế tạo vệ tinh phục vụ mục đích của Việt Nam và cải tiến để tiết kiệm hơn đi mua. Đồng thời có thể tăng cường mức độ bảo mật thông tin", Tiến sỹ Lê Xuân Huy cho hay.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia về công nghệ Vũ trụ giai đoạn 2016-2020 đã có vai trò rất quan trọng trong Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020.
Thông qua việc xây dựng, triển khai các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về công nghệ vũ trụ, sẽ tạo ra một đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao, tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ vũ trụ ngang tầm với khu vực và thế giới.
Những bước tiến về công nghệ vũ trụ của Việt Nam trong những năm gần đây sẽ làm tiền đề, thực hiện thành công Chiến lược, đưa công nghệ vũ trụ trở thành công cụ quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh.
Sau khi thử nghiệm tại Nhật Bản, vệ tinh lại quay trở lại Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện. Song song với quá trình phát triển vệ tinh, một trạm mặt đất để vận hành vệ tinh sau khi phóng đã được phát triển và hoàn thành việc lắp đặt tại VNSC, Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Hiện tại, trạm mặt đất đã sẵn sàng hoạt động.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала