Chuyện gì xảy ra với Trung tướng Nguyễn Quang Đạm và lãnh đạo Cảnh sát Biển Việt Nam?

© Ảnh : General Department of Vietnam CustomsNguyễn Quang Đạm.
Nguyễn Quang Đạm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Đăng ký
Ông Nguyễn Quang Đạm, nguyên Tư lệnh Cảnh sát Biển (CSB) Việt Nam, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật Cảnh cáo.
Đáng chú ý, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, người đang là Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam cũng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét thi hành kỷ luật.
Ngoài cảnh cáo nguyên Tư lệnh Cảnh sát Biển Nguyễn Quang Đạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, khiển trách Thiếu tướng Ngô Bình Minh, Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 1.

Chuyện gì xảy ra với Ban lãnh đạo Cảnh sát Biển Việt Nam 2015-2020?

Việt Nam đã quyết định thi hành kỷ luật hàng loạt sĩ quan Quân đội, đặc biệt là đại diện lực lượng Cảnh sát Biển.
Đáng chú ý, Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Trung tướng, nguyên là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) kỷ luật.
Kỷ luật - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
15 tổ chức, cá nhân thuộc Quân đội Việt Nam bị đề nghị kỷ luật
Như Sputnik đã thông tin trước đó, hôm 27 tháng 9, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 cũng đã họp, đề nghị thi hành kỷ luật đối với một tổ chức, 14 quân nhân vi phạm và rút kinh nghiệm nghiêm khắc một quân nhân.
Thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy, từ ngày 28 đến ngày 30/9/2021, cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam này đã họp Kỳ thứ 7.
Như thường lệ, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Theo thông cáo, tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng, đáng chú ý là sai phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 và một số cán bộ, đảng viên liên quan.
Sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 và một số cán bộ, đảng viên liên quan, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy có “nhiều sai phạm nghiêm trọng”.
“Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát Biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020 đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ.
Theo cơ quan này, những sai phạm nghiêm trọng trên khiến Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển và nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ, lãnh đạo chủ chốt Bộ Tư lệnh và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trực thuộc thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát Biển Việt Nam nhiệm kỳ qua cũng đã vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng.
Cụ thể các sai phạm được chỉ rõ của Ban Thường vụ Đảng ủy CSB nhiệm kỳ 2015 – 2020 có liên quan trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm vật tư, trang bị kỹ thuật và trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển.
“Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, tổn hại uy tín của tổ chức đảng và Quân đội, gây bức xúc trong cán bộ, chiến sĩ”, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh.

Kỷ luật Trung tướng Nguyễn Quang Đạm và loạt sĩ quan lực lượng Cảnh sát Biển

Thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu rõ, xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, cơ quan này đã quyết định thi hành kỷ luật nhiều cựu lãnh đạo thuộc Ban Thường vụ Đảng ủy CSB Việt Nam nhiệm kỳ qua.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận hội nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi chống tham nhũng. Phú Thọ kỷ luật 4 Công an
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo đồng chí Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.
Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Đảng uỷ viên, Phó Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam.
Khiển trách đồng chí Thiếu tướng Ngô Bình Minh, Đảng ủy viên Cảnh sát Biển Việt Nam, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng CSB 1.
Đáng chú ý, Đại tá Phùng Danh Thoại, Đảng uỷ viên, Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Xăng dầu, Cục Hậu cần, Thiếu tá Lưu Thế Đức, Đảng ủy viên, Phó Đoàn trưởng Đoàn Trinh sát số 2 chính thức bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Đặc biệt, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Cảnh sát Biển Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020.
Dư luận đặc biệt chú ý khi cả Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Đảng ủy, người đang là Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam cũng bị đề nghị kỷ luật.
Ngoài Trung tướng Sơn, còn có hàng loạt sĩ quan, lãnh đạo cấp cao, nguyên lãnh đạo lực lượng này cũng bị đề nghị kỷ luật.
Trong đó, có Trung tướng Hoàng Văn Đồng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy, Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Chính uỷ, Thiếu tướng Phạm Kim Hậu, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng, Thiếu tướng Trần Văn Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh, Thiếu tướng Bùi Trung Dũng, nguyên Đảng uỷ viên, nguyên Phó Tư lệnh.
Ngoài ra, các đồng chí Thiếu tướng Đào Hồng Nghiệp, Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 2, Thiếu tướng Lê Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3, Thiếu tướng Lê Văn Minh, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 4 cũng bị đề nghị Ban Bí thư xem xét kỷ luật.

Trung tướng Nguyễn Quang Đạm là ai?

Ông Nguyễn Quang Đạm, sinh 1958, là một sĩ quan cấp cao, thuộc lực lượng Cảnh sát Biển, nguyên là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam, được phong hàm Trung tướng từ năm 2016.
Các chiến sĩ Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2021
Thêm quân nhân của Việt Nam bị đề nghị kỷ luật
Ông Đạm sinh ra ở xã Phùng Hưng huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên.
Tướng Nguyễn Quang Đạm lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam giai đoạn từ 2013 – 2018. Kế nhiệm ông hiện là Trung tướng Nguyễn Văn Sơn.
Tướng Nguyễn Quang Đạm là từng kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo và am hiểu rất sâu chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát Biển.
Ông từng chia sẻ, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được giao các nhiệm vụ như bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, đấu tranh chống tội phạm, thực hiện cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn hàng hải và hợp tác quốc tế, sử dụng các lực lượng tham gia xây dựng thế trận quốc phòng an ninh trên biển…
Như vậy, ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, sự toàn vẹn vùng biển đảo, lực lượng cảnh sát biển phải thực hiện các nhiệm vụ duy trì, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn trên tất cả các vùng biển, đảo của cả nước.
Cùng với đó, cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển Việt Nam phải có phẩm chất chính trị, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng, sẵn sàng hy sinh vì chủ quyền dân tộc, vì sự bình yên của biển, đảo và vì sự an toàn của các ngư dân.
Đồng thời phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có trình độ ngoại ngữ cao, có nếp sống văn hóa…
Lực lượng phải thực sự vững mạnh toàn diện với trang bị, phương tiện hiện đại và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao.
Phải tin tưởng tuyệt đối và kiên trì đường lối, đối sách đấu tranh hòa bình, thực hiện biện pháp pháp luật để nhằm vừa giữ vững được chủ quyền vừa không để xảy ra xung đột, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển kinh tế đất nước.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.08.2021
Chủ tịch Quốc hội: Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quy trình thẩm tra dự án luật
Theo ông, sự tin tưởng và kiên trì đó đã được cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển, Kiểm ngư Việt Nam cụ thể hóa bằng tất cả sự kiềm chế, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, linh hoạt trên thực địa trong suốt thời gian đấu tranh chống Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Nhờ vậy, chúng ta đã giành được những thắng lợi nhất định, được bạn bè quốc tế đánh giá cao”, tướng Đạm nói với tạp chí Cộng sản.
Bàn về vấn đề Biển Đông, ông Đạm từng chia sẻ, Việt Nam hoàn toàn có đủ sức mạnh nội lực để thực hiện cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc trên đất liền cũng như chủ quyền biển đảo tại Biển Đông. Đó là sức mạnh đoàn kết, hội tụ trong nước và quốc tế của một dân tộc vốn có truyền thống đoàn kết lâu đời đã được minh chứng bởi lịch sử chống ngoại xâm trong nhiều thế kỷ qua.
“Một khi tất cả những người dân có cùng dòng máu Lạc Hồng đồng lòng nhất trí và được sự ủng hộ vô tư của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới thì không một kẻ nào có thể khuất phục được dân tộc Việt Nam”, nguyên Tư lệnh CSB nhấn mạnh.
Cảnh sát biển Việt Nam bên cạnh việc duy trì pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn trên các vùng biển, chúng tôi luôn nỗ lực xử lý linh hoạt, đúng đối sách các tình huống trên biển, dựa trên cơ sở pháp luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế, hướng tới môi trường hòa bình, hữu nghị, mang lại lợi ích quốc gia và lợi ích cho các nước trong khu vực, vì sự hòa bình và ổn định lâu dài cho thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала