Tàu Anh đến Cam Ranh, đặt trọng tâm hợp tác với Việt Nam

© AFP 2023 / Adek BerryHMS Richmond, tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh.
HMS Richmond, tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Đăng ký
Ngày 1/10, tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh HMS Richmond cập cảng Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm chính thức và các hoạt động hợp tác chung với Hải quân Việt Nam trong vòng 4 ngày.
Việc tàu HMS Richmond thăm Cam Ranh khẳng định cam kết của Vương quốc Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với trọng tâm là quan hệ đối tác của Vương quốc Anh với Việt Nam.

Tàu chiến Hải quân Hoàng gia Anh HMS Richmond cập cảng Cam Ranh

Như Sputnik đưa tin, tàu hộ vệ tên lửa HMS Richmond của Hải quân Hoàng gia Anh sau khi qua eo biển Đài Loan, phát tín hiệu “trêu ngươi” Trung Quốc, đã thẳng tiến đến cảng Cam Ranh, thăm chính thức Việt Nam.
Thông cáo của Đại sứ quán Anh tại Việt Nam xác nhận, chiến hạm HMS Richmond đã cập cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là chuyến thăm thứ ba của tàu Hải quân Hoàng gia Anh tới Việt Nam.
Tham dự lễ đón tàu HMS Richmond ngày 1/10, có đại diện Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Biên phòng, Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa, cảng quốc tế Cam Ranh và lãnh đạo Đại sứ quán Anh từ Hà Nội.

Good morning Vietnam!
🇬🇧 🇻🇳
Xin chào Việt Nam! Thật tự hào khi Richmond có cơ hội ghé thăm đất nước xinh đẹp của các bạn.#GlobalBritain #CSG21 #InternationalbyDesign@MOFAVietNam pic.twitter.com/41sbDkFR4H
Thông cáo của Đại sứ quán Anh cũng nêu rõ, chuyến thăm diễn ra nhân kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ quốc phòng Anh - Việt Nam, và chỉ 2 tháng sau chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng quốc phòng Anh Ben Wallace tới Việt Nam.
“Sự hiện diện của tàu hải quân HMS Richmond nhấn mạnh cam kết của Vương quốc Anh đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, với trọng tâm là quan hệ đối tác của Vương quốc Anh với Việt Nam”, thông cáo báo chí của Đại sứ quán Anh cho biết.

Việt Nam và Anh có thể tăng hợp tác an ninh hàng hải

Thuyền trưởng Hugh Botterill, sĩ quan chỉ huy tàu HMS Richmond, cho biết Việt Nam và Anh có những quan tâm chung từ kinh tế thương mại đến an ninh hàng hải, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu...
“Chúng tôi rất vui khi được đến thăm Việt Nam. Vai trò của chúng tôi là thể hiện cam kết của Vương quốc Anh đối với sự hiện diện bền bỉ và đáng tin cậy ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm các đối tác khu vực quan trọng như Việt Nam. Hai bên chia sẻ những mối quan tâm chung như an ninh hàng hải, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và mong muốn thấy sự tăng trưởng kinh tế chung”, Hạm trưởng Hugh Botterill khẳng định.
Phát biểu nhân sự kiện này, Đại sứ Anh Gareth Ward cho rằng, cả Việt Nam và Anh đều là các quốc gia ven biển và coi trọng quyền tự do hàng hải, dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển quốc tế.
HMS Richmond, tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Anh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2021
Biển Đông
‘Chọc tổ kiến lửa’, tàu chiến Anh thăm Việt Nam làm Trung Quốc tức giận
Đại sứ Ward nhấn mạnh, tiếp theo chuyến thăm của bộ trưởng quốc phòng Anh tới Việt Nam trong tháng 7, hai nước sẽ gia tăng hợp tác quốc phòng hơn nữa.
“Trong nhiệm kỳ của tôi với tư cách là Đại sứ Anh tại Việt Nam, đây là chuyến thăm thứ ba của Tàu Hải quân Hoàng gia Anh đến Việt Nam. Chuyến thăm của HMS Richmond tái khẳng định chiến lược hướng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Vương quốc Anh và cam kết của Anh trong việc mở rộng mối quan hệ quốc phòng với các đối tác chủ chốt trong khu vực”, Đại sứ Ward nói.
Theo nhà ngoại giao, cuối năm 2021, Vương quốc Anh và Việt Nam sẽ tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng song phương thường niên lần thứ 4.
“Chúng tôi nhận thức tầm quan trọng của an ninh hàng hải ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sự cần thiết phải đóng góp vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc vì hòa bình và an ninh toàn cầu”, Đại sứ Gareth Ward lưu ý và nhắc lại chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7-2021 của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace.

Trung Quốc phản ứng mạnh

Như đã biết, trước tàu HMS Richmond, đã có 3 tàu Hải quân Hoàng gia Anh khác tới Việt Nam, gồm HMS Daring (2013), HMS Albion (2018) và HMS Enterprise (2020).
© AFP 2023 / Matthew MirabelliHMS Enterprise.
HMS Enterprise. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
HMS Enterprise.
Theo Đại sứ quán Anh, chuyến thăm của tàu HMS Richmond là một phần trong chiến dịch của Hải quân Hoàng gia Anh năm 2021 tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
HMAS Anzac. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.09.2021
Nhóm tàu chiến Australia thăm Cam Ranh, có huấn luyện chung với Hải quân Việt Nam
Thăm Việt Nam lần này cũng được đánh giá là một phần trong cam kết của Vương quốc Anh trong việc xây dựng hòa bình, an ninh hàng hải và thịnh vượng tại khu vực.
Trước khi đến Việt Nam, hôm 27/9, khinh hạm này đã đi qua eo biển Đài Loan lần đầu tiên kể từ năm 2019.
Tàu của Hải quân Hoàng gia Anh đã bật hệ thống nhận diện tàu bè AIS khi tiến vào eo biển Đài Loan.
Cần nhấn mạnh rằng, về hình thức, động thái bật hệ thống AIS dường như chỉ để thông báo với Trung Quốc, nhưng trên thực tế lại mang tính thách thức.
Qua đó có thể thấy, việc cho tàu tác chiến ở khu vực biển Hoa Đông, đi ngang qua eo biển Đài Loan, tiến vào Biển Đông, đến thăm Việt Nam, Hải quân Hoàng Gia Anh đang gửi thông điệp hết sức rõ ràng và mạnh mẽ, thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở những vùng biển tranh chấp có liên quan đến các quốc gia láng giềng.
Động thái này bị Bắc Kinh phản ứng mạnh, trong đó Bộ chỉ huy Chiến khu Đông bộ của Trung Quốc cho biết đã triển khai lực lượng Không quân, Hải quân theo dõi và cảnh báo con tàu của Anh.
Tàu INS Airavat. - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.08.2021
Tàu chiến Ấn Độ làm gì ở Việt Nam?
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là phần lãnh thổ không thể tách rời và liên tục tăng cường áp lực cả về quân sự lẫn chính trị để buộc bán đảo này quy thuận dưới tầm cai trị dân chủ và chấp nhận chủ quyền thuộc về Trung Quốc.
HMS Richmond là một trong số các tàu hộ tống thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay CSG21, dẫn đầu bởi tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (R08) hiện đang có mặt tại Tây Thái Bình Dương.
Trong biên chế Hải quân Anh, HMS Richmond là một trong số khinh hạm chống ngầm lớp Type 23, được thiết kế cho tác chiến chống ngầm. Tàu dài 133m, có lượng giãn nước đầy tải 4.900 tấn.
Các tàu lớp Type 23 có tầm hoạt động lên đến 14,000km, hệ thống vũ khí trên tàu gồm: tên lửa phòng không trên hạm, tên lửa chống hạm, ngư lôi, hải pháo 113mm và trực thăng săn ngầm, thủy thủ đoàn tiêu chuẩn 185 người.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала