Thành tích phi thường của Việt Nam trong phát triển điện gió và năng lượng Mặt Trời

© Ảnh : Hồ Cầu-TTXVN"Cánh đồng" điện gió ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị).
Cánh đồng điện gió ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Đăng ký
Tỷ trọng điện Mặt trời (năng lượng mặt trời) và điện gió của Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực trong năm 2020.
Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IREA) cho biết, cuối năm 2020, tổng công suất quang điện Mặt Trời của Việt Nam đạt khoảng 16.500 MW, vượt xa mục tiêu chỉ 850 MW ban đầu, thậm chí còn gần đến mục tiêu 18.600 MW lẽ ra phải đến năm 2030 mới đạt được.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Công Thương không trình Chính phủ gia hạn cố định (FIT) đối với các dự án điện gió vận hành sau 31/10. Các dự án này phải làm việc lại với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để đàm phán giá mua điện.

Việt Nam tăng mạnh điện Mặt trời và điện gió

Như Sputnik đã thông tin, Việt Nam có những điều kiện đặc biệt tốt để đầu tư, phát triển năng lượng gió, điện Mặt Trời.
Đặc biệt là các tỉnh miền Trung và miền Nam đặc biệt thích hợp để sản xuất điện gió. Một số cụm trang trại điện gió trên bờ lớn nhất Việt Nam đã hoạt động ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Trị và Bạc Liêu.
Cánh đồng pin” năng lượng mặt trời dưới chân Núi Cấm của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai-An Giang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.04.2021
Hết thời EVN độc quyền, Việt Nam thí điểm mua bán điện mặt trời, điện gió
Đó là chưa kể loạt dự án khác tại cũng tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Trị, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Sóc Trăng, Bình Định, Trà Vinh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, ... đang trong giai đoạn triển khai.
Theo báo cáo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đến tháng 8 năm 2021, Việt Nam có 21 dự án điện gió (công suất 820 MW) đã hoạt động và 106 dự án điện gió đang chờ xử lý (với tổng công suất 5.650 MW) dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm nay.
Cùng với đó, theo nghiên cứu mới nhất, tỷ trọng điện Mặt trời và điện gió của Việt Nam tăng nhanh nhất khu vực ASEAN, châu Á – Thái Bình Dương, cao hơn nhiều nước trên thế giới.
Cụ thể, nghiên cứu mới được các chuyên gia quốc tế thuộc chương trình nghiên cứu trọng điểm về năng lượng tái tạo thuộc Đại học Quốc gia Australia, Trung tâm Năng lượng ASEAN, Viện Ngoại giao Na Uy và Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thực hiện cho thấy tỷ trọng năng lượng Mặt Trời và gió trong cơ cấu điện ở Việt Nam trong năm 2020 tăng cao hơn nhiều so với tốc độ đạt được ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và trên toàn thế giới.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sản lượng điện Mặt Trời và điện gió của Việt Nam đã tăng từ 4,7TWh năm 2019 lên 9,5TWh vào năm 2020, tương đương với mức tăng 1,98% trong tổng sản lượng điện.
© Ảnh : Nguyễn Thành – TTXVNDự án Nhà máy Điện mặt trời Thiên Tân Solar Ninh Thuận đầu tư tại xã Phước Trung, huyện Bác Ái
Dự án Nhà máy Điện mặt trời Thiên Tân Solar Ninh Thuận đầu tư tại xã Phước Trung, huyện Bác Ái - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Dự án Nhà máy Điện mặt trời Thiên Tân Solar Ninh Thuận đầu tư tại xã Phước Trung, huyện Bác Ái
Theo số liệu thống kê của Argus, sản lượng điện tái tạo của Việt Nam tăng lên 2,96TWh trong tháng 8/2021, từ mức 2,51TWh cùng kỳ năm ngoái, ước tính dựa trên dữ liệu từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Riêng ở khu vực Đông Nam Á, Malaysia, Singapore và Indonesia đều tăng tỷ trọng về điện gió, điện Mặt Trời nhưng tăng thấp hơn Việt Nam.
Trong khi đó, tỷ trọng năng lượng Mặt Trời và gió trong tổng sản lượng điện lại giảm ở Thái Lan và Philippines.
Hai quốc gia này chịu xu hướng giảm tỷ trọng điện Mặt trời và điện gió vì chậm đầu tư thêm vào các nguồn năng lượng tái tạo nhưng lại tăng trưởng nhanh chóng trong việc sử dụng các nguồn điện khác.

“Thành tích phi thường”

Theo nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Australia, Trung tâm Năng lượng ASEAN, Viện Ngoại giao Na Uy và Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, kể từ năm 2019, Việt Nam đã vượt Thái Lan trở thành quốc gia dẫn đầu về áp dụng điện Mặt Trời và điện gió trong khu vực Đông Nam Á.
Còn theo số liệu của Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IREA) cho thấy tổng công suất quang điện Mặt Trời (PV) của Việt Nam đạt khoảng 16.500 MW vào cuối năm 2020.
Nhà máy điện mặt trời  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2020
ADB rót khoản vay 186 triệu USD cho dự án điện mặt trời ở Phú Yên
Tỷ trọng này vượt xa mục tiêu do Chính phủ đề ra lúc ban đầu vào năm 2016 chỉ là 850 MW, thậm chí đang tiến gần đến mục tiêu dự kiến là 18.600 MW công suất điện Mặt Trời lắp đặt vào năm 2030 được nêu trong bản dự thảo Quy hoạch Điện 8 của Việt Nam.
Các số liệu chính thức được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố cho thấy, trong hai năm 2019 và 2020, hơn 100.000 hệ thống điện Mặt Trời trên mái nhà đã được lắp đặt trên toàn quốc.
“Đây là một thành tích phi thường”, nghiên cứu khẳng định.
Các báo cáo, nghiên cứu cũng chỉ rõ, trong khi điện Mặt Trời đạt mức phủ rộng lớn nhất tại Việt Nam, thì công suất điện gió được lắp đặt cũng tăng nhanh.
Cụ thể, vào cuối năm 2020, công suất điện gió lắp đặt đạt 600 MW, chỉ sau Thái Lan (1.507 MW) trong số các nước ASEAN.
Cùng với đó, báo cáo nghiên cứu cho biết, năm 2020, tốc độ tăng trưởng công suất điện gió tính theo năm của Việt Nam là 70%, trong khi các nước ASEAN khác không mở rộng công suất điện gió.
“Việt Nam cũng là quốc gia có quy hoạch phát triển điện gió tham vọng nhất trong ASEAN, với mục tiêu dự kiến là 11.800 MW công suất điện gió vào năm 2025”, báo cáo nhấn mạnh.
Đối với nguồn năng lượng tái tạo này, mục tiêu của Thái Lan và Philippines lần lượt là khoảng 3.000 MW vào năm 2036 và 2.378 MW vào năm 2030.
Theo nhóm nghiên cứu, những động lực cơ bản cho sự thành công trong phát triển năng lượng Mặt Trời và gió của Việt Nam bao gồm mức giá mua điện từ nhà sản xuất năng lượng tái tạo (FIT) hấp dẫn, thuế thu nhập ưu đãi và miễn giảm tiền thuê đất.
Ngoài ra, còn có các yếu tố, trong đó có sự ủng hộ chính trị và xã hội rộng rãi cũng như môi trường đầu tư thuận lợi như đã thấy trong thời gian qua.
Ông Đỗ Nam Thắng, thuộc trường Đại học Quốc gia Australia, thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết, chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là xu hướng tất yếu, đặc biệt là khi các nguồn tài chính đầu tư cho năng lượng hóa thạch đang bị cắt giảm trên toàn cầu.
“Quyết tâm chính sách và sự đồng thuận của xã hội là yếu tố chính của bài học thành công của Việt Nam”, TTXVN dẫn ý kiến ông Đỗ Nam Thắng cho biết.

Bộ Công thương không kiến nghị Chính phủ gia hạn giá cố định (FIT) cho điện gió

Bộ Công thương cho biết sẽ không trình Chính phủ gia hạn giá cố định đối với các dự án điện gió vận hành sau 31/10. Các dự án này sẽ đàm phán với EVN để xác định giá mua điện.
Năng lượng gió - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2021
Thị trường điện gió Việt Nam tiềm năng hàng đầu Đông Nam Á
Trước các ý kiến về gia hạn giá cố định (FIT) với các dự án điện gió không kịp tiến độ 31/10 để hưởng giá ưu đãi, Bộ Công thương cho biết cơ quan này sẽ không trình Chính phủ gia hạn, giá mua điện sẽ được xác định sau khi các dự án đàm phán thỏa thuận với EVN.
Đây là thông báo mà đại diện Bộ Công Thương đưa ra tại cuộc họp báo quý III chiều 30/9.
Trước câu hỏi về việc có gia hạn giá FIT cho các dự án điện gió không kịp về đích trong tháng 10 để hưởng giá cố định trong 20 năm theo Quyết định 39 của Thủ tướng hay không, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Hoàng Tiến Dũng khẳng định Bộ Công Thương sẽ không trình Thủ tướng gia hạn.
Ông Dũng cho hay, gần đây có nhiều thông tin nói rằng Bộ Công thương đang xem xét để gia hạn cơ chế giá FIT cho các dự án điện gió sau khi cơ chế này sẽ hết hạn vào 31/10.
“Chúng tôi xin nói thẳng rằng chúng tôi không trả lời báo chí thông tin là sẽ gia hạn hay báo cáo Chính phủ việc gia hạn”, ông Dũng bác bỏ.
Ông Hoàng Tiến Dũng nêu rõ, báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, tính đến hết tháng 8 đã có 106 dự án điện gió nộp hồ sơ đề nghị được công nhận nghiệm thu để kịp hưởng giá FIT theo Quyết định 39 năm 2018.
© Ảnh : Hồng Điệp - TTXVNNhững trụ điện gió dần hình thành tại các dự án điện gió tại Gia Lai.
Những trụ điện gió dần hình thành tại các dự án điện gió tại Gia Lai. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Những trụ điện gió dần hình thành tại các dự án điện gió tại Gia Lai.
Trong số này, Bộ Công thương có thẩm quyền nghiệm thu 54 dự án gần 30 dự án trong đó đã chuyển hồ sơ về Cục.
Ông Dũng xác nhận, đến nay, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã nhận được báo cáo hoàn thành công trình của gần 30 dự án và đang tiến hành thủ tục kiểm tra công tác nghiệm thu để đảm bảo các dự án này thực hiện đúng tiến độ, được hưởng giá FIT.
Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng, điều này cho thấy có nhiều dự án đã được chủ đầu tư nỗ lực để đưa dự án kịp tiến độ.
“Thời gian qua chúng tôi nhận khá nhiều đề xuất của các tỉnh, chủ đầu tư đề nghị gia hạn, vì nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là nói do Covid-19 làm chậm ảnh hưởng tiến độ”, đại diện Bộ Công Thương cho biết.
Ông Dũng khẳng định, Bộ Công Thương đang tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió, điện mặt trời.
“Thời gian qua, có một số bài báo trích dẫn phát biểu của Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo về vấn đề gia hạn giá FIT, nhưng tôi xin đính chính rằng, chúng tôi không trả lời bất cứ một nhà báo nào rằng sẽ gia hạn giá FIT cho điện gió hay sẽ có báo cáo Chính phủ gia hạn sau 31/10/2021”, ông Dũng tái khẳng định.
Theo ông, Bộ Công thương đang xây dựng cơ chế đấu thầu. Với các dự án không kịp trước 31/10 thì sẽ xem xét chi phí kinh tế kỹ thuật, còn chủ đầu tư sẽ làm việc với bên mua điện là EVN trên cơ sở khung giá quy định.
“Các dự án xây dựng dở dang nhưng do ảnh hưởng của Covid-19 không kịp vận hành trước ngày 31/10 sẽ có cơ chế xử lý chuyển tiếp nhưng cũng không áp dụng giá FIT. Bộ sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền cơ chế xử lý số dự án này trên nguyên tắc chi phí, vốn đầu tư, vận hành bảo dưỡng nhà máy…để chủ đầu tư thương thảo với bên mua điện, nhằm xác định giá mua điện”, Cục trưởng Dũng khẳng định.
Nhiều doanh nghiệp cho biết gần như không thể tiến hành triển khai dự án trong mấy tháng nay do việc giãn cách phòng dịch Covid-19.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Dominic Raab. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2020
Anh nói coi trọng Việt Nam, muốn đầu tư dự án điện gió khổng lồ ở Bình Thuận
Trong Nghị quyết Số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 có yêu cầu “Tập trung triển khai ngay các biện pháp tháo gỡ những điểm nghẽn, ách tắc với phương châm ‘sớm nhất – hiệu quả nhất’ nhằm giảm thiểu thiệt hại, tác động tiêu cực đối với doanh nghiệp”.
Do vậy, các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Công thương xem xét cụ thể khó khăn, tổn thất thực sự của các dự án điện gió không kịp tiến độ 31/10 để đưa ra giải pháp hỗ trợ.
Theo ông Hoàng Tiến Dũng, hiện các cơ quan chức năng cũng đang khẩn trương nghiên cứu để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cơ chế phát triển điện gió trong thời gian tới theo hướng phù hợp với Luật đầu tư, Luật đấu thầu quy định pháp luật liên quan, Luật giá, Luật điện lực.
“Trong tương lai, lựa chọn nhà đầu tư sẽ thông qua cơ chế đấu thầu và xác định giá sẽ trên nguyên tắc thương thảo giữa chủ đầu tư và bên mua điện theo khung giá mà Bộ Công Thương quy định”, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nêu rõ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала