https://vn.sputniknews.com/20211001/ve-tinh-nanodragon-cua-viet-nam-chinh-thuc-duoc-phong-vao-vu-tru-tu-nhat-ban-11138086.html
Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam bị hoãn phóng vào vũ trụ, chưa rõ nguyên nhân cụ thể
Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam bị hoãn phóng vào vũ trụ, chưa rõ nguyên nhân cụ thể
HÀ NỘI (Sputnik) - Việc phóng tên lửa đưa vệ tinh của Việt Nam NanoDragon và 8 vệ tinh khác của Nhật Bản vào buổi sáng hôm nay đã bị tạm hoãn chưa rõ nguyên... 01.10.2021, Sputnik Việt Nam
2021-10-01T08:00+0700
2021-10-01T08:00+0700
2021-10-01T13:13+0700
việt nam
xã hội
/html/head/meta[@name='og:title']/@content
/html/head/meta[@name='og:description']/@content
https://cdnn1.img.vn.sputniknews.com/img/07e5/0a/01/11137874_0:0:1247:702_1920x0_80_0_0_7c0f63db86c3082c1741c8b56fc257dc.jpg
Thông báo hoãn một phút trước khi phóng, chưa rõ nguyên nhân cụ thểSáng ngày 01/10/2021, Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã tạm hoãn việc đưa 9 vệ tinh, trong đó có vệ tinh NanoDragon của Việt Nam, vào vũ trụ.Trước thời điểm phóng 5 phút JAXA xác nhận tầm bay và các hệ thống an toàn bay đã "chuẩn bị" để khởi động. Vệ tinh cũng được thông báo đã sẵn sàng cất cánh tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura ở tây nam Nhật Bản.Tuy nhiên, chỉ trước một phút tên lửa rời bệ phóng, JAXA thông báo "sẽ không phóng tên lửa hôm nay", hiện tại nguyên nhân chưa xác định.Trước đó, Đại sứ Việt Nam Vũ Hồng Nam tại Nhật Bản đã có mặt tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura để chứng kiến vụ phóng này, cho biết Epsilon-5 đã được đặt vào vị trí và sẵn sàng phóng đi. Thời tiết tại Kagoshima hiện nay khá thuận lợi cho vụ phóng này. TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, lịch phóng tiếp theo JAXA sẽ ra thông báo sau.Niềm tự hào chinh phục không gian của người ViệtNhư Sputnik đã đưa tin trước đó, NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng khoảng 4 kg, có kích thước 3U (100x100x340,5mm) và được phát triển bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.Nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ "Made in Vietnam" của VNSC, toàn bộ cấu trúc cơ khí và mạch phân phối nguồn, cũng như một số mạch phụ trợ khác của NanoDragon hoàn toàn do Việt Nam chế tạo. Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp và thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được các cán bộ nghiên cứu của VNSC thực hiện tại Việt Nam.Vệ tinh này được gửi sang Nhật Bản hôm 17/8 để chuyển đến bãi phóng ở Trung tâm Vũ trụ Uchinoura để kiểm tra các khâu cuối cùng.Nếu như vệ tinh NanoDragon được phóng được phóng vào hôm nay sẽ là bước đệm để vệ tinh LOTUSat-1 dự kiến được đưa lên quỹ đạo vào năm 2023. Đây sẽ là vệ tinh quan sát trái đất sử dụng công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất phù hợp với điều kiện khí hậu của chúng ta.Đáng chú ý, NanoDragon sẽ hoạt động trên quỹ đạo ở độ cao khoảng 560km. Ở vị trí này, vệ tinh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.
https://vn.sputniknews.com/20210930/ve-tinh-nanodragon---niem-tu-hao-va-giac-mo-khong-gian-cua-nguoi-viet-11136103.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
2021
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
https://cdnn1.img.vn.sputniknews.com/img/07e5/0a/01/11137874_0:0:1141:856_1920x0_80_0_0_4e6aefe94b6c1ee2b96626ac06732c29.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rosiya Segodnya“
việt nam, xã hội
Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam bị hoãn phóng vào vũ trụ, chưa rõ nguyên nhân cụ thể
08:00 01.10.2021 (Đã cập nhật: 13:13 01.10.2021) HÀ NỘI (Sputnik) - Việc phóng tên lửa đưa vệ tinh của Việt Nam NanoDragon và 8 vệ tinh khác của Nhật Bản vào buổi sáng hôm nay đã bị tạm hoãn chưa rõ nguyên nhân cụ thể.
Thông báo hoãn một phút trước khi phóng, chưa rõ nguyên nhân cụ thể
Sáng ngày 01/10/2021, Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đã tạm hoãn việc đưa 9 vệ tinh, trong đó có vệ tinh
NanoDragon của Việt Nam, vào vũ trụ.
Trước thời điểm phóng 5 phút JAXA xác nhận tầm bay và các hệ thống an toàn bay đã "chuẩn bị" để khởi động. Vệ tinh cũng được thông báo đã sẵn sàng cất cánh tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura ở tây nam Nhật Bản.
Tuy nhiên, chỉ trước một phút tên lửa rời bệ phóng, JAXA thông báo "sẽ không phóng tên lửa hôm nay", hiện tại nguyên nhân chưa xác định.
Trước đó, Đại sứ Việt Nam Vũ Hồng Nam tại
Nhật Bản đã có mặt tại Trung tâm Vũ trụ Uchinoura để chứng kiến vụ phóng này, cho biết Epsilon-5 đã được đặt vào vị trí và sẵn sàng phóng đi. Thời tiết tại Kagoshima hiện nay khá thuận lợi cho vụ phóng này. TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, lịch phóng tiếp theo JAXA sẽ ra thông báo sau.
Niềm tự hào chinh phục không gian của người Việt
Như Sputnik đã đưa tin trước đó, NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat lớp nano nặng khoảng 4 kg, có kích thước 3U (100x100x340,5mm) và được phát triển bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

30 Tháng Chín 2021, 16:06
Nằm trong lộ trình phát triển
vệ tinh nhỏ "Made in Vietnam" của VNSC, toàn bộ cấu trúc cơ khí và mạch phân phối nguồn, cũng như một số mạch phụ trợ khác của NanoDragon hoàn toàn do Việt Nam chế tạo. Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp và thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được các cán bộ nghiên cứu của VNSC thực hiện tại Việt Nam.
Vệ tinh này
được gửi sang Nhật Bản hôm 17/8 để chuyển đến bãi phóng ở Trung tâm Vũ trụ Uchinoura để kiểm tra các khâu cuối cùng.
Nếu như vệ tinh NanoDragon được phóng được phóng vào hôm nay sẽ là bước đệm để vệ tinh LOTUSat-1 dự kiến được đưa lên quỹ đạo vào năm 2023. Đây sẽ là vệ tinh quan sát trái đất sử dụng công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất phù hợp với điều kiện khí hậu của chúng ta.
Đáng chú ý, NanoDragon sẽ hoạt động trên quỹ đạo ở độ cao khoảng 560km. Ở vị trí này, vệ tinh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.