Các tỉnh miền Tây kiến nghị tạm ngưng cho người dân về quê

© Ảnh : Trung Hiếu-TTXVNSóc Trăng: Hàng ngàn người đổ về quê bất chấp khuyến cáo ở lại
Sóc Trăng: Hàng ngàn người đổ về quê bất chấp khuyến cáo ở lại - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2021
Đăng ký
Những ngày qua, các địa phương ở miền Tây phải căng mình tiếp nhận cách ly số lượng lớn người dân về quê tự phát, dẫn tới quá tải tại các khu cách ly tập trung. Trước tình trạng này, lãnh đạo 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ tạm ngưng cho người dân tự về quê.

Hàng chục nghìn người đổ về miền Tây, nhiều tỉnh lo bùng dịch

Ngày 2-3/10, hàng chục nghìn người dân đã tổ chức về quê tự phát bằng phương tiện cá nhân, gây khó khăn cho việc tiếp nhận, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch tại các tỉnh miền Tây. Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đề nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê.
Thành phố Hồ Chí Minh: Hàng nghìn người dân đi xe máy tập trung trên Quốc lộ 1 để về quê trong đêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Hàng nghìn người dân đổ về quê trong đêm khi nghe tin 'nới lỏng' sau 30/9
“Thời gian tạm ngưng tiếp nhận 15 ngày. Trong thời gian này, các địa phương chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo cho số bà con đã về. Sau khi ổn định, tỉnh sẽ xin ý kiến tiếp”, - ông Lâu nói.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, những ngày qua, người dân từ các tỉnh, thành phố đổ về quê quá đông. Riêng trong đêm 2/10, có khoảng 20.000 người tự về quê, đông nghẹt một đoạn quốc lộ 1.
“Như vậy, chỉ trong vài ngày, đã có gần 30.000 người tự về quê. Năng lực tiếp nhận của Sóc Trăng chỉ khoảng chừng này, nếu bà con về thêm nữa, tỉnh sẽ “vỡ trận” chống dịch”, - Chủ tịch Trần Văn Lâu chia sẻ.
Tại An Giang, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh cũng cho hay, các huyện đã tổ chức đón về 5.221 người. Hiện còn lại 9.966 người vẫn chưa bố trí cho các huyện. Khoảng 700 điểm trường học ở tỉnh An Giang đã được trưng dụng làm nơi cách ly tập trung hoặc tiếp nhận công dân về quê.
“Số ca mắc mới ở cộng đồng tại tỉnh tiếp tục tăng, đặc biệt phát sinh ổ dịch mới ở các huyện cù lao Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới. Trong khi đó, nhân lực y tế, cơ sở hạ tầng... còn hạn chế, tỉ lệ bao phủ vắc-xin/dân số trong tỉnh chỉ đạt 21% mũi 1 và 7,5% mũi 2”, - Chủ tịch UBND tỉnh An Giang thông tin.
Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang khẳng định, việc bà con về quê tự phát đã làm quá tải sức chứa, khu cách ly của tỉnh. Đặc biệt là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh, gây bùng dịch trong tỉnh là rất lớn.
© Ảnh : Trung Hiếu-TTXVNSóc Trăng: Hàng ngàn người đổ về quê bất chấp khuyến cáo ở lại
Sóc Trăng: Hàng ngàn người đổ về quê bất chấp khuyến cáo ở lại - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Sóc Trăng: Hàng ngàn người đổ về quê bất chấp khuyến cáo ở lại
Ông Bình chia sẻ thêm: “Qua xét nghiệm, sàng lọc trong ngày 1/10 đã có trên chục trường hợp dương tính Covid-19. Việc về ồ ạt, tập trung như hiện nay rất nguy hiểm trong công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Nếu không khéo, cả vùng ĐBSCL sẽ trở thành vùng đỏ do dịch lây lan”.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu, trong 2 ngày qua, có khoảng 3.000 người từ TP.HCM và các tỉnh về địa phương này. Tính thêm những ngày trước, số lượng này lên đến khoảng 15.000 người.
Bệnh viện Việt Đức phát hiện ca nhiễm COVID-19, tạm thời phong tỏa toà nhà D - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Đại dịch COVID-19
Hà Nội phát hiện 5 ca COVID-19 chưa rõ nguồn lây, phong tỏa một tòa nhà bệnh viện Việt Đức
Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng việc các tỉnh miền Tây đồng loạt kiến nghị Chính phủ dừng cho người dân về quê nhằm giảm áp lực cách ly, điều trị cho các tỉnh và hạn chế được sự di chuyển cùng lúc của quá nhiều người.
Theo ông Bửu, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục sử dụng nhiều trường học để người dân ở tạm vì các khu cách ly quá tải. Để người dân được ăn, uống đầy đủ, chính quyền địa phương vận động xã hội hóa để giảm chi phí cho ngân sách. “Chủ trương của tỉnh là người dân phải trả chi phí cách ly. Tuy nhiên, bà con quá khó khăn nên phải áp dụng các chính sách miễn, giảm”, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp nêu quan điểm.

TP.HCM đề nghị khẩn các địa phương hỗ trợ người dân lưu thông

Ngày 2/10, UBND TP.HCM đề nghị UBND các tỉnh, thành phố hỗ trợ và phối hợp thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có nhu cầu cấp thiết được di chuyển từ TP.HCM đến các tỉnh, thành phố và ngược lại.
Để giảm tải áp lực phòng, chống dịch tại các địa phương, các trường hợp trên phải đảm bảo các điều kiện như: Đã tiêm ngừa Covid-19 ít nhất 1 mũi với loại vắc-xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng, có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực; được sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Hà Nội siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
TP.HCM chính thức tạo điều kiện cho người dân đi lại thông qua app, thẻ xanh vaccine
Phương tiện di chuyển có thể bằng các loại hình vận tải liên tỉnh như đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không hoặc xe ô tô cá nhân với điều kiện lái xe và tất cả người đi phải đáp ứng các điều kiện như trên. Trong suốt quá trình di chuyển phải thực hiện nghiêm “Nguyên tắc 5K”.
UBND TP.HCM đề nghị các địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 thuộc phạm vi quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp cấp thiết được lưu thông; chỉ đạo các đơn vị tham gia hoạt động vận chuyển chấp hành nghiêm phương án phòng chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và UBND các tỉnh, thành phố có liên quan.
Về phía TP.HCM, UBND thành phố phân công Sở GTVT thành phố là cơ quan đầu mối, chủ trì hướng dẫn và xem xét, giải quyết các trường hợp cấp thiết cần được lưu thông giữa TP.HCM và các tỉnh, thành phố.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала