Hành trình chỉnh đốn Đảng, đẩy lùi tiêu cực của Tổng Bí thư trong suốt 5 năm qua

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 4/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị lần thứ tư, Ban chấp hành Trung ương khóa XIII của Đảng. Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương đã tưởng niệm đồng bào đã mất vì COVID-19, đồng thời nhìn lại 5 năm xây dựng, chỉnh đốn Đảng với các 'từ khóa' nổi bật 'không còn vùng cấm', 'không còn hạ cánh an toàn'.

Tổng bí thư: Xác định rõ quan điểm chống dịch trong tình hình mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước điều hành phiên khai mạc. Toàn thể Hội nghị đã dành một phút tưởng niệm đồng bào tử vong; cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaHội nghị dành phút tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong công tác phòng, chống dịch COVID- 19.
Hội nghị dành phút tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong công tác phòng, chống dịch COVID- 19. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Hội nghị dành phút tưởng niệm đồng bào tử vong, cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong công tác phòng, chống dịch COVID- 19.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc Ban Chấp hành Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo, hoàn thiện các nội dung liên quan đến quan điểm, chủ trương phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước, thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương năm nay có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Trên tinh thần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị:
"Tôi đề nghị các đồng chí dành thời gian nghiên cứu thật kỹ các tài liệu đã gửi và căn cứ vào thực tế tình hình ở các ngành, lĩnh vực, địa phương mình để thảo luận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2021, nhất là dự báo về tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới và ở nước ta trong thời gian tới.
© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Phương HoaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị.
Từ đó, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII tập trung thảo luận, cho ý kiến về những vấn đề cụ thể sau:
  • Tình hình phòng, chống đại dịch COVID-19 và quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch trong tình hình mới;
  • Tình hình kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022;
  • Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022;
  • Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2022 - 2024;
  • Chủ trương lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII;
Đặc biệt, không thể thiếu nội dung về việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; sửa đổi, bổ sung Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm; một số vấn đề quan trọng khác.
Như vậy, liên tiếp trong 3 khóa từ Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XI (năm 2011) đến Hội nghị Trung ương 4 khóa XII (năm 2016) và lần này Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, ngay sau khi kiện toàn xong về tổ chức, nhân sự cho nhiệm kỳ mới, công việc Trung ương quan tâm đầu tiên là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Điều này không chỉ cho thấy sự quan trọng của công tác này mà còn cho thấy một quyết tâm lớn của Trung ương Đảng trong đấu tranh với các biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, một công việc được cho là có ý nghĩa sống còn với sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Và sự quyết tâm đó đã đem lại những kết quả rõ nét. Sau 10 năm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và đặc biệt là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, câu hỏi nhức nhối "Đâu là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái?" đến nay đã có những câu trả lời thỏa đáng.

Nhìn lại hành trình 5 năm xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Năm 2016, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, chỉ từ một chiếc xe ô tô tư nhân gắn biển xanh, hàng loạt sai phạm của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh đã được phát hiện. Sau đó nhiều cán bộ cấp cao, thậm chí cả những người đã về hưu có liên quan cũng đã bị kỷ luật.
Từ đây, cuộc đấu tranh với các biểu hiện suy thoái, tiêu cực chính thức "không còn vùng cấm, không còn ngoại lệ". Đồng thời, công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo, triển khai quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu, có chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt.
Nguyễn Quang Đạm. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.09.2021
Chuyện gì xảy ra với Trung tướng Nguyễn Quang Đạm và lãnh đạo Cảnh sát Biển Việt Nam?
Cụ thể, nhiều vụ án được dư luận đặc biệt quan tâm như vụ án Phan Văn Anh Vũ; vụ án Đinh Ngọc Hệ; vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, vụ án xảy ra tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải Quân và gần đây nhất là vụ kỷ luật chấn động chưa từng có trong lịch sử lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam. Tất cả các vụ án được nêu trên đều được xét xử nghiêm minh, thấu tình đạt lý, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao.
Chỉ riêng trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đã có 87.210 đảng viên bị thi hành kỷ luật (tăng 18% so với nhiệm kỳ XI). Trong đó, có 113 cán bộ diện Trung ương quản lý (tăng hơn 10 lần so với nhiệm kỳ trước). Trong số này, 27 là Ủy viên và nguyên Ủy viên Trung ương, 4 người là Ủy viên và nguyên Ủy viên Bộ Chính trị và hơn 30 sỹ quan cấp Tướng trong lực lượng vũ trang.
Ở các địa phương, hơn 25.000 đảng viên bị kỷ luật bởi có biểu suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", chiếm 0,5% tổng số đảng viên trong toàn Đảng.
Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đã có tới 127 vụ án, 91 vụ việc tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã được xử lý; hơn 5.200 cán bộ, đảng viên bị xử lý theo pháp luật, tăng 18,5% so với nhiệm kỳ XI. Chưa bao giờ có một số lượng lớn cán bộ đảng viên sa sút về phẩm chất, vi phạm về đạo đức lối sống bị xử lý kỷ luật nhiều như vậy. Và cũng chưa bao giờ có một số lượng cán bộ cấp cao, bất kể là đương chức hay đã về hưu, được đưa ra xử lý nghiêm khắc trước kỷ luật Đảng và pháp luật của Nhà nước nhiều như trong 5 năm qua.
"Không còn vùng cấm", "Không còn hạ cánh an toàn" là những cụm từ được dùng nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông trong thời gian qua. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho những nỗ lực, quyết tâm của Đảng trong đấu tranh chống suy thoái, tiêu cực, tham nhũng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tại Đại hội XIII, Đảng cũng chỉ ra rằng, tình trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp, từ đó đặt ra yêu cầu kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII bằng các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái. Và ngay đầu nhiệm kỳ, những chủ trương ấy của Đảng đã sớm được thực tiễn hóa.
Công cuộc chỉnh đốn Đảng nhiệm kỳ vừa qua đã tạo những dấu ấn nổi bật. Và tinh thần đó chắc chắn sẽ còn được thể hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt trong nhiệm kỳ Đại hội XIII này. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh rất nhiều lần khi nói về chỉnh đốn Đảng, đây là "công việc khó, phức tạp vì nó là công tác con người, dễ động chạm đến danh dự, lợi ích quan hệ của con người. Khó nhưng không thể không làm vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ".
Đây là những vấn đề rất quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, bao gồm cả việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế-xã hội và việc thực hiện nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Theo chương trình, hội nghị làm việc đến ngày 7/10/2021.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала