Lào Cai: Ăn quả hồng châu, gần 20 học sinh ngộ độc tập thể, một em tử vong

© Depositphotos.com / Claudine Van MassenhoveXe cấp cứu.
Xe cấp cứu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Đăng ký
Có gần 20 học sinh ở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, bị ngộ độc tập thể, trong đó có 1 em tử vong sau khi ăn quả hồng châu.
Chuyên gia y tế - bác sĩ lưu ý cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc quả hồng châu.

Ăn quả hồng châu, gần 20 trẻ ngộ độc, 1 em tử vong

Tại tỉnh Lào Cai vừa xảy ra một vụ ngộ độc tập thể do quả hồng châu khiến gần 20 học sinh ngộ độc, 1 em tử vong.
Chiều 2/10, sau giờ học, một nhóm 17 em nhỏ (trong đó có 1 em đang học mầm non, 9 em là học sinh tiểu học và 7 em học THCS) tại thôn Hát Tinh, xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) cùng rủ nhau lên đồi hái quả hồng châu ăn rồi bị ngộ độc.
Cô gái trẻ cảm thấy buồn nôn - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.03.2021
Hơn 300 học sinh, người dân ở Bình Định bị ngộ độc
Tiếp nhận tin báo, UBND huyện Văn Bàn đã nhanh chóng chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn cùng chính quyền địa phương phối hợp với gia đình khẩn trương đưa các cháu đi cấp cứu tại cơ sở y tế.
Dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa, một cháu nhỏ vẫn không qua khỏi, tử vong vào 16h00 ngày 3/10.
Số còn lại, có 8 em được điều trị tích cực tại bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn, còn 8 em khác được chuyển lên điều trị tại Hà Nội.
Theo thông tin từ Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn Phí Công Hoan, các cháu đang cấp cứu tại bệnh viện hiện đã có dấu hiệu hồi phục.
“Ngay sau vụ việc, huyện đã chỉ đạo chặt hạ toàn bộ cây hồng châu nguy hiểm trực tiếp gây ngộ độc tại Chiềng Ken”, ông Hoan nói.
Vị lãnh đạo cũng giải thích thêm rằng, đây là một loài cây mọc hoang, ra quả trông rất bắt mắt, nhưng chứa nhiều độc tố.
“Thời gian tới, huyện sẽ chỉ đạo các địa phương rà soát, chặt hạ triệt để loài cây này, tránh sự cố đáng tiếc tái diễn”, ông Hoan cho biết.

Chuyên gia nêu cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc quả hồng châu

Quả hồng châu là một loại quả dại, cây thường mọc ở khu vực núi đá, sinh trưởng phổ biến tại vùng cao các tỉnh Tây Bắc như Hà Giang, Lào Cai.
Trước tình trạng trẻ em ăn phải quả Hồng Châu dẫn đến ngộ độc và tử vong đáng tiếc xảy ra ngày càng nhiều trong thời gian gần đây, Bác sĩ CK. II Ngọc Thanh Dũng – Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Hà Giang đã có một số chia sẻ về cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc loại quả nguy hiểm này.
Y tá - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2021
Lai Châu: Ăn cỗ cưới, 93 người bị ngộ độc thực phẩm
Theo đó, cây hồng châu thường mọc ở vùng núi đá, thuộc dạng cây dây leo, vỏ thân cây màu xanh nhạt, có gai nhọn, cứng.
Lá cây to, dài gần bằng 2 ngón tay người lớn, lá có màu xanh đậm. Quả hồng châu tròn, kích thước tối đa to bằng quả trứng gà, vỏ nhẵn mượt không có lông.
Quả non hồng châu có vỏ màu xanh nhạt, khi quả chín thì vỏ chuyển sang màu tím và hơi mềm, bên trong trong có lớp vỏ mầu hồng, mỗi quả có từ 4 - 6 hạt, các hạt có một lớp cùi màu trắng đục, nhiều nước và mềm bao bọc, bên trong cùi có một hạt to bằng hạt ngô có màu tím và hơi dẹt. Thời gian quả chín thường vào khoảng tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Độc tố của quả hồng châu là loại alcaloid tập trung trong nhân hạt (chưa thấy trong cùi) của quả. Chất độc này tác động chủ yếu lên tế bào cơ tim và gây phù phổi cấp dẫn tới suy hô hấp, trụy tim mạch.
Theo bác sĩ Dũng, để cứu sống được bệnh nhân ngộ độc quả hồng châu, điều quan trọng nhất là phải phát hiện sớm, xử lý kịp thời. Bác sĩ Dũng lấy ví dụ vụ ngộ độc tại xã Cán Chu Phìn, huyện Mèo Vạc, khi 9/9 cháu được cấp cứu kịp thời nên bảo toàn được tính mạng.
BS. Nguyễn Thanh Dũng nhấn mạnh, trong trường hợp bệnh nhân tỉnh táo cho người bệnh uống nước và gây nôn, nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở Y tế gần nhất. Cần vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế bằng xe cơ giới (tuyệt đối không để bệnh nhân đi bộ).
“Khi bị ngộ độc Hồng Châu, không có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng là chủ yếu. Tại bệnh viện sẽ dùng thuốc tăng cường thải độc tố, duy trì chức năng sống (trợ tim, trợ hô hấp, chống co giật, chống phù phổi cấp); xét nghiệm, theo dõi và điều chỉnh chất điện giải trong máu”, bác sĩ Ngọc Thanh Dũng chia sẻ với báo Hà Giang.
Bệnh nhân N.T.N.T được điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2020
Vụ Pate Minh Chay: Thêm một trường hợp bị ngộ độc tại TP.HCM
Theo bác sĩ Dũng, Ban Chỉ đạo Chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp cần chỉ đạo, duy trì công tác tuyên truyền thường xuyên qua loa phát thanh tới thôn, bản; tại chợ phiên, kết hợp với tuyên truyền qua mạng xã hội như Zalo, Facebook, phát tờ rơi....; đưa nội dung tuyên truyền về sự nguy hiểm của quả hồng châu vào trường học.
Đồng thời, triển khai tới nhân viên y tế và trưởng thôn, bản để họ nắm bắt thông tin về sức khỏe của người dân tại cộng đồng, từ đó có thể phát hiện sớm và đưa bệnh nhân ngộ độc quả hồng châu đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó, có thể lập nhóm Zalo, Facebook để thông tin và cung cấp tài liệu tuyên truyền tại thôn, bản.
Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo cha mẹ, thầy cô tích cực tuyên truyền cho các cháu nhỏ, các em học sinh tuyệt đối không ăn quả hồng châu cũng như hái các loại rau, hoa, quả trong rừng để ăn, có thể ngộ độc dẫn đến tử vong.
Ngay sau khi phát hiện có sự cố xảy ra thì cần báo ngay cho nhân viên tế thôn, bản đưa ngay người bệnh đến trạm y tế xã hoặc bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала