Ngân hàng Nhà nước nói gì về triển khai thí điểm Mobile money ở Việt Nam?

© Depositphotos.com / TKKurikawaNgân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Đăng ký
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, Viettel, VNPT và MobiFone sẽ được cấp phép thí điểm Mobile Money trong tháng 10.
Đồng thời, dịch vụ Mobile money ở Việt Nam sẽ được thí điểm trong vòng 2 năm trên cả nước. Sau đó, các Bộ sẽ rút kinh nghiệm, đánh giá và triển khai chính thức, giao cho ba nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone khi đủ điều kiện.

Ông Đào Minh Tú nói gì về triển khai Mobile money ở Việt Nam?

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã thông tin về việc triển khai việc thí điểm Mobile money tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 của Chính phủ.
Người đàn ông sống trong khu vực bị phong tỏa nhận thức ăn qua chướng ngại vật ở TP.Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.08.2021
Dịch COVID-19 tác động như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam
Buổi họp báo được tổ chức chiều 2/10 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn.
Theo ông Đào Minh Tú, thực hiện Quyết định 316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa, dịch vụ (Mobile money), Ngân hàng Nhà nước nhận được 3 đơn vị đăng ký triển khai hoạt động mobile money.
Các đơn vị đó bao gồm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone.
Theo ông Tú, cũng cần thời gian để các doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo đúng Quyết định 316 của Thủ tướng Chính phủ.
“Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chuyển văn bản, hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của 2 bộ nữa là Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an, vì đây là vấn đề đòi phải hết sức chặt chẽ, đúng quy định”, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho hay.

Vì sao 3 Bộ cùng quản lý hoạt động Mobile money?

Theo chia sẻ của ông Tú, cơ quan quản lý về cơ bản đã thống nhất trong vấn đề này.
Dự kiến ngay trong tháng 10, cả ba Bộ sẽ thống nhất hồ sơ của các đơn vị này.
“Nếu đáp ứng đủ điều kiện và được các Bộ thống nhất chấp thuận thì sẽ cấp phép triển khai cho 3 đơn vị này”, Phó Thống đốc nói.
Nguyên nhân cần phải có tới 3 cơ quan cùng tham gia quản lý triển khai Mobile Money vì đây là hoạt động phức tạp, phải bảo đảm an toàn cho người sử dụng, cho người dân cũng như cho hệ thống thanh toán.
Công nghệ Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2021
Việt Nam nghiên cứu phát triển CryptoCurrency – muộn còn hơn không
Hình thức thanh toán Mobile money không sử dụng tiền mặt. Việc thanh toán sẽ được ứng dụng công nghệ (trên điện thoại di động của người sử dụng) hết sức thuận tiện. Tuy vậy, điều này đòi hỏi phải hết sức an toàn, tránh bị lợi dụng.
Ban đầu, các cơ quan quản lý dự định triển khai hoạt động này tại một số địa phương nhất định. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc đánh giá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định cho triển khai đồng bộ trên cả nước, với thời gian thí điểm là 2 năm.
Sau khi việc thí điểm hoàn tất, các Bộ, ngành sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá và bắt đầu áp dụng chính thức phương thức thanh toán này.
“Đối với việc triển khai thí điểm, lúc đầu dự định tại một số địa phương; nhưng sau khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cân nhắc, sẽ cho triển khai đồng bộ trên cả nước, thời gian thí điểm khoảng 2 năm. Sau khi thí điểm hoàn thành sẽ rút kinh nghiệm, đánh giá và cho triển khai chính thức chương trình này”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nêu rõ.

Mobile money là gì?

Mobile money, Mobile payment hay còn được gọi là tiền di động, thanh toán di động được hiểu là hình thức thanh toán được thực hiện bằng hoặc thông qua một thiết bị di động và vận hành theo quy định tài chính của mỗi quốc gia.
Blockchain. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.06.2021
Việt Nam chính thức nghiên cứu, thí điểm tiền ảo?
Nói dễ hiểu là thay vì thanh toán bằng tiền mặt, tấm séc hoặc thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể sử dụng tài khoản của điện thoại di động để thanh toán cho các dịch vụ hàng ngày.
Tại Việt Nam, hình thức thanh toán qua tài khoản viễn thông (mobile money) đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất vào khoảng 2 năm trước và đã được Chính phủ đồng ý thí điểm thanh toán với hàng hóa có giá trị nhỏ, ở một đơn vị viễn thông.
Giải thích về cách hoạt động của Mobile money, ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán Ngân hàng Nhà nước từng chia sẻ, có thể hiểu dịch vụ tiền điện tử trên thuê bao di động (mobile money) về bản chất là e-money hay ví điện tử, nhưng không có liên kết tài khoản ngân hàng.
© AFP 2023 / Hoang Dinh Nam Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Vụ trưởng Dũng nêu rõ, nếu tách phần định nghĩa của ví điện tử là tài khoản định danh điện tử lưu trữ giá trị tiền tệ tương ứng với số tiền của khách hàng nạp vào theo tỷ lệ 1:1 thì sẽ ra Mobile money.
Như vậy, về bản chất mobile money chính là e-money theo định nghĩa của các nước. Với Việt Nam, đó là một loại ví điện tử nhưng không có tài khoản ngân hàng.

Việt Nam ưu tiên Mobile money ở đâu?

Tại Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương diễn ra ngày 26/9, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông, cho biết dự kiến Mobile money sẽ được cấp giấy phép thí điểm vào đầu tháng 10, sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNBộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu.
Theo ông Hùng, bằng cách này, thanh toán điện tử sẽ phủ được toàn dân một cách nhanh nhất. Điều này sẽ thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số diễn ra mạnh hơn nữa.
“Muốn lên môi trường số thì thanh toán điện tử được coi là nền tảng. Cách nhanh nhất để thanh toán điện tử phủ được toàn dân thì Mobile Money là giải pháp tốt nhất. Những thủ tục cuối cùng đang được hoàn tất để đầu tháng 10 này, giấy phép thí điểm Mobile Money sẽ được cấp và hy vọng tạo thành cú hích mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
ATM - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Sự ra đời của Mobile Money có làm nên một cuộc cách mạng tại Việt Nam?
Trước đó, theo Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, Mobile Money tận dụng hạ tầng viễn thông sẵn có của Việt Nam để tiết kiệm chi phí xã hội.
Nhờ vào cơ sở hạ tầng viễn thông sẵn có cũng giúp tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ không sử dụng tiền mặt cho các đối tượng là người dân nghèo, người yếu thế ít có khả năng sử dụng các phương tiện tài chính hiện đại như thẻ ngân hàng, ứng dụng Mobile banking như tại các đô thị lớn hiện nay.
Ngoài ra, mạng lưới viễn thông và điểm giao dịch trên toàn quốc đang là lợi thế lớn để các doanh nghiệp Việt Nam triển khai Mobile Money phủ nhanh, rộng trong thời gian ngắn.
Tuy vậy, doanh nghiệp khi triển khai sẽ gặp không ít thách thức như việc định danh và xác thực khách hàng, thay đổi thói quen người dùng, vấn đề bảo mật, chống rửa tiền phi pháp vv…
Cùng với đó, các yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi doanh nghiệp tham gia thí điểm phải hoàn thiện như hệ thống đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 theo quy định của pháp luật hiện hành, hệ thống lưu trữ lịch sử giao dịch Mobile money phát sinh, bản sao lưu các thông tin lưu trữ nhằm phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền…
Hồi đầu tháng 3 năm nay, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán các hàng hóa dịch vụ có giá trị nhỏ Mobile money.
Tiền Việt Nam cùng với điện thoại và máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2021
Mobile Money có phải là một dạng Bitcoin?
Cụ thể, theo quyết định của Thủ tướng, hạn mức giao dịch không quá 10 triệu đồng/tháng đối với mỗi tài khoản Mobile money, bao gồm tổng các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền và thanh toán.
Theo quyết định, việc triển khai thí điểm Mobile Money có hiệu lực từ 9/3/2021 và thời gian thí điểm là hai năm kể từ khi có doanh nghiệp đầu tiên thực hiện thí được được chấp thuận triển khai thí điểm.
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng đồng ý cho các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ví điện tử và giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần vô tuyến điện hoặc các công ty con (được công ty mẹ cho phép sử dụng hạ tầng, mạng lưới, dữ liệu viễn thông) được phép tham gia thí điểm.
Cùng với đó, các doanh nghiệp tham gia triển khai thí điểm được cung cấp dịch vụ đến các khách hàng có chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được doanh nghiệp thí điểm định danh, xác thực theo quy định.
Bên cạnh đó, các số thuê bao di động có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile money.
Mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile money tại mỗi doanh nghiệp thực hiện.
Trong Quyết định 316, Chính phủ cho phép triển khai thí điểm áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, doanh nghiệp thực hiện thí điểm phải ưu tiên triển khai thí điểm dịch vụ Mobile money tại các địa bàn thuộc khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Việt Nam để dịch vụ này ngày càng phổ biến, thay đổi được thói quen thanh toán của người tiêu dùng chuyển từ dùng tiền mặt sang các hình thức thanh toán di động tiện lợi hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала