- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Làn sóng người dân về quê: Khởi đầu mới cho mối lưu tâm về chính sách

© Ảnh : TTXVN - Hoàng Anh TuấnThành phố Hồ Chí Minh: Hàng nghìn người dân đi xe máy tập trung trên Quốc lộ 1 để về quê trong đêm
Thành phố Hồ Chí Minh: Hàng nghìn người dân đi xe máy tập trung trên Quốc lộ 1 để về quê trong đêm - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trong những ngày qua, hàng nghìn người lao động ùn ùn đổ về các tỉnh miền Tây do mất việc vì Covid-19. Dòng người gây quá tải tại các khu cách ly tập trung, tiềm ẩn nguy cơ "chuyển đỏ”, khiến chính quyền địa phương lúng túng.
Tuy đã có chuẩn bị, lường trước người dân từ TP.HCM về, nhưng chính quyền địa phương không thể hình dung ra thực trạng này. Điều này bộc lộ rõ yếu kém trong xử lý các vấn đề nảy sinh từ hiện trạng người lao động hồi hương cũng như đặt ra bài học về chính sách an sinh xã hội sau dịch.

“Nếu tiếp tục về nữa, không tỉnh nào chịu nổi”

Đó là lời kêu cứu của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu với báo giới hôm 3/10. Ông Lâu cho biết, những ngày qua tỉnh tiếp nhận khoảng 30.000 người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… về quê. Ngay từ đầu, Sóc Trăng chuẩn bị nhân lực để tiếp nhận cách ly khoảng 16.000 người. Tuy nhiên, do lượng người về cùng lúc quá lớn nên gây quá tải.
Không chỉ có Sóc Trăng, các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long …đều đã phải gửi kiến nghị lên Thủ tướng xin tạm ngừng nhận người dân về quê. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội (Social Life), PGS.TS Nguyễn Đức Lộc chia sẻ đánh giá với Sputnik:

“Xét dưới góc độ quản lý, lãnh đạo các tỉnh thành thể hiện sự lo lắng giữa nguồn lực và nhu cầu người dân hồi hương, kèm theo đó các nguy cơ dịch bệnh lây lan. Thực tế, các tỉnh thành khác cũng có những người dân quê ra phố làm việc, và họ cũng chuẩn bị, sắp xếp cho người dân về quê trong trật tự từ tháng 8 đến nay. Việc sắp xếp cho người dân lao động di cư về quê không chỉ là vấn đề nhân đạo mà còn một trách nhiệm xã hội của chính quyền địa phương đối với những đóng góp của họ trong một thời gian dài. Các số liệu thống kê cho thấy, của cải người di dân nội địa gửi về quê không thua gì giá trị kiều hối từ hải ngoại gửi về. Bên cạnh đó, dịch bệnh chắc chắn sẽ được kiểm soát tốt, hơn là để tình trạng ùn ứ, di dân đột ngột như hiện nay”.

© Ảnh : Nguyễn Đức LộcPGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội (Social Life)
PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội (Social Life) - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.10.2021
PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội (Social Life)
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, trước mắt việc cùng dân giải quyết những khó khăn đòi hỏi trách nhiệm và tầm nhìn của mỗi lãnh đạo địa phương. Vì khái niệm quê hương vượt xa khuôn khổ ranh giới hành chính và pháp lý. Không có văn bản, quyết định mang tính hành chính có thể cản được người dân hồi hương trong tình trạng sức cùng, lực kiệt. Họ rơi xuống dưới ngưỡng sinh tồn, mệt mỏi, sang trấn tâm lý. Lúc này chỉ có “quê nhà” mới là nơi mang đến sự an vui (wellbeing) đúng nghĩa.

“Lãnh đạo các tỉnh thành cần đặt mình vào tâm trạng của người dân để thấu cảm những lo toan của họ. Chỉ khi chia sẻ lo toan đó, chúng ta mới có động lực dành hết tâm, trí, lực để tìm ra phương cách giải bài toán này. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần nhìn nhận sức mạnh của người dân. Họ rất hiểu việc họ làm, và có ý thức phòng bệnh rất cao. Lãnh đạo cùng người dân tìm ra phương cách để tổ chức hồi hương an toàn, 5K để không lây lan dịch bệnh. Kinh nghiệm chống dịch cũng cho thấy rằng, càng đóng thì động lực vượt thoát càng cao. Sự vượt thoát đầy mạo hiểm và người thực hiện mới là nguy cơ tiềm ẩn cho cộng đồng. Phòng tuyến dịch tễ sẽ dễ dàng bị xuyên thủng, hệ lụy là dịch bệnh lây lan, hệ thống tế sụp đổ và kéo theo rất nhiều hệ lụy khác”.

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội (Social Life)
Sóc Trăng: Hàng ngàn người đổ về quê bất chấp khuyến cáo ở lại - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.10.2021
Các tỉnh miền Tây kiến nghị tạm ngưng cho người dân về quê

Khởi đầu mới cho mối lưu tâm về chính sách

Người lao động di cư - lực lượng lao động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các đại đô thị. Tuy nhiên, lực lượng này “âm thầm đến, làm việc và trở về nhà vào những dịp lễ Tết như thể người vô hình”. Đại dịch Covid-19 xảy ra bất ngờ khiến vai trò của lực lượng lao động di cư càng trở nên rõ nét trong bức tranh an sinh xã hội cũng như kinh tế. Chia sẻ quan điểm với Sputnik, - PGS.TS Nguyễn Đức Lộc cho biết thêm:

“Việc lao động di cư rời đi khỏi thành phố làm cho những nhà hoạch định chính sách lúng túng, các doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng khi khởi động lại nhà máy, công xưởng nhưng lại thiếu vắng người lao động. Điều này cho thấy một bài học về chính sách an sinh xã hội cực kỳ quan trọng. Có lẽ đại dịch lần này đã mở ra một khởi đầu mới cho những mối lưu tâm về chính sách xã hội cho người lao động di cư. Trên các bàn nghị sự của hệ thống chính trị chắc chắn chủ đề an sinh xã hội cho người lao động di cư sẽ là một chủ đề được mang ra bàn thảo và đề ra những chiến lược căn cơ, bài bản hơn cho thời gian tới nếu như chúng ta không muốn những rủi ro, hệ lụy về thương vong như thời gian vừa qua”.

Cảnh sát giao thông Tây Ninh hỗ trợ cho 400 công nhân về quê Đắk Lắk - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Đại dịch COVID-19
Ý nghĩa của chính sách an sinh: phải an dân tốt thì mới yên tâm cách ly
Trước tình hình này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thiện chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và chiến lược khôi phục và phát triển kinh tế; nghiên cứu sớm có chính sách kích thích kinh tế có hiệu quả, bảo đảm các chỉ số kinh tế vĩ mô phù hợp tình hình. PGS.TS Nguyễn Đức Lộc chỉ ra:

“Bốn tháng vừa qua, trạng thái tâm lý chung của người dân là trạng thái mắc kẹt. Trước đây, trong các khu trọ chật hẹp, các gia đình lao động di cư đưa cả cha mẹ, con cái chung sống ở đô thị để đỡ đần, chăm non nhau. Thậm chí, cả những người đi trị bệnh cũng bị mắc kẹt lại ở đô thị. Đây có thể xem là nhóm người dễ bị tổn thương. Việc các gia đình tự sắp xếp lại việc làm của gia đình để giảm thiểu rủi ro là cái lợi vô hình mà các nhà quản lý chưa nhìn ra khi xã hội quay lại bình thường mới”.

Bên cạnh đó, lao động di cư bị mắc kẹt ở thành phố hay rời thành phố từ trước khi bùng dịch đều có nhu cầu quay trở lại thành phố làm việc sau khi Việt Nam thay đổi chiến lược "dập dịch” sang "sống chung với dịch”. Giải pháp nào cho vấn đề này?

“Việc tổ chức luân chuyển nguồn lao động, người di cư hai chiều sẽ là chìa khóa quan trọng để tháo gỡ tình trạng này. Tôi dùng từ ‘tháo gỡ” để nói về tình huống này, bởi khi tình trạng nguy kịch mọi chống đỡ đều vô ích, thì tháo gỡ là thể hiện tư thế chủ động, tìm ra giải pháp, bắt đầu từ những điều đơn giản rồi đến các vấn đề phức tạp hơn”.

PGS. TS Nguyễn Đức Lộc
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội (Social Life)
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала