Hà Nội đang làm khó người dân?

© Ảnh : TTXVN phátChuyến bay mang số hiệu VN18 chở 301 hành khách từ Pháp hạ cánh an toàn ngày 23/9 tại sân bay quốc tế Vân Đồn.
Chuyến bay mang số hiệu VN18 chở 301 hành khách từ Pháp hạ cánh an toàn ngày 23/9 tại sân bay quốc tế Vân Đồn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Hà Nội quyết định mở lại đường bay đi kèm với quy định cách ly 7 ngày tại khu tập trung hoặc các cơ sở lưu trú (khách sạn) do TP công bố kể cả với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Phải chăng Hà Nội đang 'làm khó' người dân, đi ngược lại nguyên tắc sống chung, sống an toàn với dịch?

Sự thận trọng thiếu căn cứ của Hà Nội

Sau những phản hồi từ Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT cùng với quyết định thí điểm mở lại các đường bay nội địa từ ngày 10 đến 20/10 của Chính phủ, Hà Nội cũng thống nhất tổ chức khai thác đường bay với TP.HCM và Đà Nẵng, tần suất một chuyến khứ hồi/ngày.
Tuy nhiên, đi kèm với quyết định mở lại đường bay, Hà Nội đặt ra yêu cầu với hành khách từ sân bay Tân Sơn Nhất ra sân bay Nội Bài phải cách ly 7 ngày tại khu tập trung hoặc các cơ sở lưu trú (khách sạn) do TP công bố. Sau thời gian cách ly tập trung, hành khách tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà 7 ngày.
Sân bay Nội Bài. - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2021
Tranh cãi khôi phục bay nội địa, chuyên gia đề nghị Hà Nội mở cửa sân bay Nội Bài
Trước đó, khi Bộ GTVT xin ý kiến, trong khi thành phố lớn vừa trải qua 'đỉnh dịch' như TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác đồng ý về việc mở lại đường bay nội địa, Thủ đô của cả nước vẫn giữ 'đặc quyền' từ chối mở lại đường bay đến Nội Bài.
Về vấn đề, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho biết quyết định này của Chính quyền Thủ đô là không hợp lý:

"Những người ở những nơi khác về Hà Nội mà đã tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 rồi thì không cần cách ly tập trung. Bởi vì Bộ Y tế cũng đã có văn bản yêu cầu chỉ cần theo dõi sức khỏe tại nhà trong điều kiện đủ 2 mũi, trong khi đó lúc đi tất cả đã xét nghiệm âm tính rồi, thì không có cớ gì mà cách ly họ cả".

Ông Nga nêu quan điểm:
"Họ không phải là những người bệnh, đối với những người tiêm 2 mũi rồi, một số quốc gia trên thế giới họ còn không cần xét nghiệm nữa".
Thiết nghĩ, TP.HCM và Hà Nội là 2 đầu cầu lớn nhất cả nước, quy định như trên của Thủ đô là đang làm khó nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế của Chính phủ, 'mở cửa lại đường bay như không mở'.
"Với quy định như vậy khác gì không cho người dân đi lại, có nhiều người như doanh nhân họ chỉ đi lại một vài ngày rồi họ về. Vì có những việc họ không thể giải quyết online được, mà phải tới trực tiếp. Quy định như vậy thì thử hỏi liệu ai dám đi nữa, còn hỏng hết công việc của họ, thì thà rằng không mở đường bay còn hơn", PGS.TS Nguyễn Huy Nga nói.
Thậm chí, nhiều nước trên thế giới áp dụng chính sách cấp “thẻ xanh vaccine” để những người tiêm đủ 2 mũi có điều kiện hoạt động trước. Song, đã trải qua hơn 2 năm dịch Covid-19 và đã tiêm được hơn 50 triệu mũi vaccine nhưng giải pháp này chưa được áp dụng triệt để ở Việt Nam.
Sân bay quốc tế Vân Đồn đón 345 khách có “Hộ chiếu vaccine” về từ Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Bay nội địa - tại sao vẫn chần chừ, bỏ ngỏ?
Thứ nhất, Hà Nội là thành phố lớn, không thể cứ ngồi chờ an toàn tuyệt đối mới mở cửa, điều này cũng đi ngược lại với mục tiêu từ bỏ 'Zero Covid-19' sang 'sống chung, an toàn với dịch' của cả nước và Chính phủ.
Thứ hai, song hành với chiến lược vaccine là phải mở cửa. Việc Hà Nội chọn cách quá an toàn, thận trọng là đóng cửa sẽ mất đi giá trị, ý nghĩa của việc nỗ lực tiêm vaccine cho toàn dân.

Không đúng tinh thần của Thủ tướng

Trước đó, tại họp trực tuyến toàn quốc Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 với 63 tỉnh, thành phố vào ngày 9/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để đánh giá công tác phòng, chống dịch thông qua việc lưu thông và giao thông vận tải phải thực hiện thống nhất trên toàn quốc.
Nhận định tình hình dịch đang từng bước được kiểm soát, Thủ tướng cho biết vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, chưa dự báo hết các tình huống trong chống dịch. Thủ tướng yêu cầu các địa phương nếu ban hành văn bản dứt khoát không được trái với các quy định của Trung ương.

"Tổ chức thực hiện phải thống nhất trên phạm vi toàn quốc, chấm dứt tình trạng cát cứ, cục bộ mỗi nơi thực hiện một kiểu theo quy định riêng", Thủ tướng nhấn mạnh.

Điển hình như việc chưa tổ chức và kiểm soát tốt việc di chuyển của người dân từ địa bàn có dịch về quê; giao thông đi lại, lưu thông hàng hóa ở một số địa phương còn cát cứ, xảy ra tình trạng ách tắc cục bộ, nhất là việc lập ra các chốt trạm ra vào; các địa phương có lúc, có nơi còn ban hành các văn bản riêng không đúng theo quy định chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2021
Đại dịch COVID-19
Thủ tướng Pham Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc phòng, chống dịch Covid-19
Từ những bất cập đã chỉ ra, người đứng đầu Chính phủ quán triệt cần ban hành ngay quy định về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để vừa chống dịch hiệu quả, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo các địa phương phối hợp với nhau chặt chẽ, hiệu quả trong tổ chức đưa đón, quản lý người dân về quê, bảo đảm an sinh, an ninh, an toàn trật tự xã hội và an toàn phòng, chống dịch theo quy định.
Xác định vaccine là yếu tố cốt lõi để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh phải tăng cường hoạt động Tổ ngoại giao vaccine; đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết và xem xét kỹ lưỡng, khoa học việc nhập khẩu tiếp theo.
Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhắc nhở cần tính toán tiêm vaccine cho trẻ em và kế hoạch cho năm 2022 ngay từ bây giờ.

Cục Hàng không Việt Nam nêu lý do 27 chuyến bay không thể cất cánh

Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong ngày 10/10, có nhiều chuyến bay của Vietnam Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways được cấp phép bay nhưng không thể thực hiện được.
Cụ thể, Vietnam Airlines không thể khai thác 11 chuyến bay; trong đó có chuyến từ TP Hồ Chí Minh về Hà Nội do hành khách được yêu cầu phải cách ly tập trung, tuy nhiên địa phương lại chưa có hướng dẫn cách ly tập trung cụ thể.
Với Vietjet Air, hãng này có 10 chuyến bay không được thực hiện gồm TP Hồ Chí Minh - Phú Yên và ngược lại, TP Hồ Chí Minh - Gia Lai và ngược lại, Đà Nẵng - Cần Thơ và ngược lại do không kịp mở bán; TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng và ngược lại do ảnh hưởng bão.
Máy bay Vietnam Airlines.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2021
Đại dịch COVID-19
Cục Hàng không đề xuất mở lại đường bay giữa các địa phương từ ngày 5/10
Cùng đó, có 2 chuyến bay khác của Vietjet Air là giữa Hà Nội - Đà Nẵng và ngược lại không thực hiện do khách phải cách ly tập trung, trong khi hướng dẫn cách ly tập trung cụ thể của Hà Nội chưa có.
Bamboo Airways cũng có 6 chuyến bay không thể thực hiện gồm 2 chuyến TP Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh - Thừa Thiên Huế và ngược lại không thực hiện được do hành khách phải đăng ký trước và phải được phê duyệt của tỉnh.
Để có thể triển khai được các chuyến bay thương mại thường lệ theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo thống nhất quy định về điều kiện đối với hành khách đi máy bay, áp dụng chung trên toàn quốc; không yêu cầu hành khách phải cách ly tập trung.
Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - nơi có các cảng hàng không cần phải có quy định rõ ràng về phương thức kiểm soát dịch bệnh đối với hành khách đến như không lưu trú, cư trú tại địa phương...
Hành khách đi từ vùng xanh chỉ cần có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ, nhằm tạo điều kiện cho người dân trở về các thành phố lớn làm việc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала