Trung Quốc có thể chơi rắn với Hoa Kỳ về vấn đề thương mại

© AP Photo / Vincent ThianCờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại lễ khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung tại Bắc Kinh
Cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại lễ khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Đăng ký
Trung Quốc đòi hỏi Hoa Kỳ dỡ bỏ hàng rào thuế quan. Trong cuộc hội đàm trực tuyến giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai, Bắc Kinh đã giải thích chính sách phát triển kinh tế của mình và bày tỏ quan điểm về những bước đi tiếp theo để bình thường hóa tương tác thương mại.
Trung Quốc gửi thông điệp rõ ràng cho Washington: chiến tranh thương mại đã mang lại cho Hoa Kỳ nhiều rắc rối hơn, và bây giờ Hoa Kỳ đang ở thế yếu. Đây không còn là lúc để Hoa Kỳ khăng khăng giữ vững lập trường mà cần đi tới nhượng bộ.
Cuộc đàm phán diễn ra sau tuyên bố của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai hồi tuần trước. Bà Tai nói rằng Hoa Kỳ có thể thay đổi một số lệ phí thuế đối với sản phẩm Trung Quốc đang ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng Mỹ. Đồng thời, bà Tai nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không hài lòng với tiến độ thực hiện «Giai đoạn I» của thỏa thuận và cần tổ chức thương lượng để hiểu lập trường của phía Trung Quốc. Ngoài ra, bà Katherine Tai cũng tuyên bố về mối quan ngại của Hoa Kỳ về thực tế hoạt động thương mại «phi thị trường» của Trung Quốc. Bà cho rằng trước hết cần đấu tranh với những vấn đề này để bình thường hóa quan hệ song phương.

Washington không hài lòng với tình hình hiện tại

Ngay sau tuyên bố của Đại diện Thương mại Tai vào tuần trước, đã rõ là không có thay đổi đáng kể nào sau nhiều tháng mong đợi chính quyền Biden chấn chỉnh chính sách trong quan hệ thương mại với Trung Quốc. Tuy vậy, khả năng hủy bỏ một số lệ phí thuế quan đối với sản phẩm Trung Quốc đã mang lại hy vọng rằng dù sao chăng nữa Washington vẫn muốn đẩy sự việc ra khỏi «điểm chết». Cuộc trò chuyện giữa bà Katherine Tai và ông Lưu Hạc xác nhận rằng Washington quả thực không thoả mãn với thực trạng hiện tại. Mặt khác, Hoa Kỳ không muốn thay đổi lối tiếp cận của mình một cách tổng thể và dứt khoát.
Cuộc gặp của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Jake Sullivan, Trưởng Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương CPC Dương Khiết Trì và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tại Anchorage - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2021
Mỹ dự định bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại mới với Trung Quốc
Thông điệp của Bắc Kinh trong quá trình đàm phán là rõ ràng: Trung Quốc đang cố gắng tối đa hoàn thành tất cả các nghĩa vụ về mua sắm trong khuôn khổ thỏa thuận «Giai đoạn I», và sẵn sàng thu xếp tiếp theo cho quan hệ thương mại song phương. Tuy nhiên, để được như vậy, đòi hỏi Hoa Kỳ phải dỡ bỏ các mức thuế hiện hành và những biện pháp trừng phạt khác. Chỉ trong điều kiện đó, mới có thể đưa tình hình trở lại chuẩn mực bình thường.
Về thực chất, ở đây thậm chí không phải là về lập trường nguyên tắc, sự ngoan cố hay mong muốn đạt được «chiến thắng ngoại giao» từ phía Bắc Kinh. Thực tế là ở tính toán số học. Thỏa thuận «Giai đoạn I» ký kết vào tháng 1 năm 2020, đoạn cuối nhiệm kỳ Tổng thống của Donald Trump và trước khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Đại dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại toàn cầu, hậu cần, giá năng lượng. Với sự biến động giá cả như vậy, việc tính toán khối lượng mua hàng cần thiết là vô cùng khó. Theo thỏa thuận, Trung Quốc cam kết tăng cường mua hàng nông nghiệp và năng lượng trong vòng hai năm thêm 200 tỷ USD so với mức của năm 2017. Chính mức giá của những mặt hàng này là đối tượng chịu biến động lớn nhất. Ngoài ra, các hạn chế về kiểm dịch tại các cảng biển, tình trạng thiếu thốn container vận chuyển và những vấn đề khác với khâu hậu cần không làm cho nhiệm vụ cấp xung lực kích thích thương mại trở nên nhẹ nhàng dễ dàng hơn. Có thực tế là Trung Quốc không đáp ứng được đầy đủ các nghĩa vụ mua sắm của mình. Nhưng điều đó xảy ra dưới ảnh hưởng của những tác động hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của CHND Trung Hoa.
Vấn đề tăng mua hàng và giảm mất cân bằng thương mại lẽ ra có thể được giải quyết ngay cả trong bối cảnh hiện tại, nếu như Hoa Kỳ không sửa chữa những rào cản thương mại khác. Trung Quốc đang hết sức cần hàng công nghệ cao, kể cả chất bán dẫn. Hàng năm, khối lượng nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm này của Trung Quốc còn lớn hơn nhu cầu về dầu thô. Tuy vậy, Hoa Kỳ không muốn chuyển giao những thứ hàng này cho Trung Quốc và thậm chí đưa ra biện pháp hạn chế việc cung cấp. Ví dụ, trong danh sách đen của Bộ Thương mại Hoa Kỳ có «gã khổng lồ viễn thông» Huawei và hàng chục công ty khác bị cấm cung cấp hàng hóa và phần mềm công nghệ Mỹ. Theo đó, không chỉ Trung Quốc mà cả Hoa Kỳ cũng có lỗi trong việc chưa giải quyết được thực tế mất cân bằng thương mại, - như PGS Lý Khải từ Đại học Kinh tế và Tài chính Sơn Tây nhận xét.

Lạm phát là vấn đề nghiêm trọng đe dọa sự ổn định phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ

Tính theo dữ liệu đến tháng 8, chỉ số giá tiêu dùng tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve System – Fed) đã thông báo có thể bắt đầu từ bỏ chính sách nới lỏng định lượng. Đến tháng 11, chắc là khối lượng mua lại khoản có tài sản hàng tháng của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ sẽ bắt đầu giảm 120 tỷ USD. Ở mức độ nhất định, lệ phí thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đang góp phần làm tăng tốc lạm phát. Theo số liệu thống kê thương mại, có tới 50% hàng xuất khẩu của CHND Trung Hoa là hàng hóa trung gian. Điều đó có nghĩa là mức thuế mà chính quyền Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng Trung Quốc rốt cuộc lại đổ vào giá thành phẩm mà người tiêu dùng Mỹ mua về. Do đó, hiện tại, Trung Quốc đang có vị thế đàm phán khá vững. Bắc Kinh có thể đối thoại cứng rắn hơn nhiều với Hoa Kỳ, cao giọng yêu cầu những bước đi có đi có lại nhất định, - như chuyên gia Lý Khải dự đoán.
Hai cô gái châu Á nhìn vào điện thoại thông minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Huawei sẽ sản xuất điện thoại thông minh dành cho phụ nữ
Theo ý tưởng của chính quyền Mỹ trước đây, nếu thỏa thuận giai đoạn I hoàn thành, thì cần ký thỏa thuận mới, trong đó tính đến kịch bản rộng hơn về những mâu thuẫn lẫn nhau giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, kể cả vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, trợ cấp của Bắc Kinh đối với các công ty của nước mình, các hoạt động giao dịch phi thị trường, và v.v. Như Đại diện Thương mại Katherine Tai đã tuyên bố trước đó, Washington không định ký kết thỏa thuận thương mại mới. Như đang thấy, ê-kip chính quyền Mỹ hiện tại trông đợi giải quyết đồng thời cả những vấn đề khác của quan hệ song phương. Cuộc trò chuyện vừa rồi, như các phương tiện truyền thông phương Tây viết, có thể coi là nỗ lực thăm dò «khảo sát nền» từ phía Hoa Kỳ. Washington muốn thêm một lần nữa xác nhận xem Bắc Kinh có những «lằn ranh đỏ» nào và về những vấn đề nào có thể có nhượng bộ lớn hơn nữa. Sự trớ trêu của tình huống là lúc này lập trường của Hoa Kỳ không cho phép mặc cả. Hẳn đây là lý do tại sao thông điệp do Văn phòng Đại diện Bán hàng phát tán sau cuộc đàm phán có nội dung khá sơ sài. Ý tưởng là như sau: các bên sẽ tiếp tục thương lượng về các vấn đề song phương. Quá trình tiếp theo của đàm phán chắc là phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế nội địa của Hoa Kỳ. Nếu lạm phát cứ gia tăng, danh mục hàng hoá chịu ảnh hưởng vì hủy bỏ lệ phí thuế sẽ rộng hơn. Đồng thời, khó có thể trông đợi quá trình bình thường hóa toàn diện. Hoa Kỳ sẽ không trở nên mềm mỏng hơn trong việc trao đổi kiến ​​thức khoa học và công nghệ, bởi khi đó dễ có nguy cơ thua trong cuộc chạy đua công nghệ với Trung Quốc. Nhưng trong trường hợp này, không nên ảo tưởng về giải pháp với những vấn đề cơ bản vốn trước đây đã khơi mào cuộc thương chiến, là thâm hụt cán cân thương mại và vị thế không mấy vững tin của nhiều công ty Mỹ trên thị trường Trung Quốc.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала