Các nhà khoa học cảnh báo về "bom" hạt nhân và vi khuẩn ở Bắc Cực

© Sputnik / Vera Kostamo / Chuyển đến kho ảnh Bắc Cực
 Bắc Cực - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Đăng ký
Băng ở Bắc Cực tan chảy có thể dẫn đến tình trạng chất thải phóng xạ thời Chiến tranh Lạnh bị thoát ra môi trường, cũng như các loại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh và virus mới. Đây là kết luận đăng trên tạp chí Nature Climate Change của các nhà khoa học ở Đại học Aberystwyth của Anh và Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA ở California, Mỹ.
Cụ thể, các tác giả nghiên cứu nhắc lại rằng Liên Xô đã tiến hành khoảng 130 vụ thử hạt nhân ngoài khơi quần đảo Novaya Zemlya, đồng thời đánh chìm và xử lý hơn 100 tàu ngầm hạt nhân ở Biển Barents và Biển Kara. Còn Hoa Kỳ thì tiến hành những nghiên cứu dưới mặt băng bằng cách sử dụng một lò phản ứng hạt nhân đặt tại căn cứ Greenland.
Các nhà khoa học cũng lo ngại rằng nếu lớp băng vĩnh cửu tan chảy, các vi sinh vật nằm trong đó có thể bị cuốn theo dòng nước băng tan, dẫn đến việc phát sinh một thế hệ mầm bệnh mới có khả năng kháng thuốc.
 Spitsbergen - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Bắc Cực được mệnh danh là "quả bom khí hậu" do khai thác dầu tại đó
Theo các nhà nghiên cứu, để ngăn chặn tình huống diễn biến như vậy cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Hiệp định Khí hậu Paris và giảm mức tăng nhiệt độ toàn cầu xuống 1,5 độ C.
"Chúng ta cần tìm hiểu thêm về số phận của các loài vi khuẩn có hại, chất ô nhiễm và chất thải hạt nhân để hiểu đúng về mối đe dọa mà chúng có thể gây ra", - báo Daily Express trích dẫn ý kiến của một trong những người tham gia nghiên cứu.
Trước đó, được biết rằng mức đóng băng ở Bắc Cực trong hai năm qua đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Các nhà khoa học cho biết trong thập niên qua, con số này đã giảm 13% so với năm 1979, và độ dày trung bình của lớp băng ở Biển Barents đã giảm 90%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала