Tang lễ vị hoàng phi cuối cùng của vua Bảo Đại

© AFP 2023 / -Vua Bảo Đại
Vua Bảo Đại - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Đăng ký
Tại Pháp, tang lễ của bà Monique Marie Eugene Baudot, người vợ cuối cùng, vị hoàng phi cuối cùng của vua Bảo Đại được cử hành tại nhà nguyện Sainte-Bernadette d'Auteuil.
Bà Monique Marie Eugene Baudot không chỉ là người vợ cuối cùng của vua Bảo Đại, mà còn là người bạn, thư ký riêng, quản gia chăm lo tận tụy cho vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, Việt Nam.

Pháp: Cử hành tang lễ cho người vợ Pháp cuối cùng của vua Bảo Đại

Vị hoàng phi cuối cùng của vua Bảo Đại, bà Monique Marie Eugene Baudot, đã từ trần vào hôm 27/9 ở tuổi 75, theo truyền thông Pháp.
© Ảnh : Public domainMonique Marie Eugene Baudot
Monique Marie Eugene Baudot - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Monique Marie Eugene Baudot
Bà Monique Marie Eugene Baudot là người vợ Pháp cuối cùng của vua Bảo Đại, hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn Việt Nam.
Bà sinh ngày 30/4/1946 tại Pont-à-Mousson thuộc quận Nancy, tỉnh Meurthe-et-Moselle, miền đông bắc nước Pháp.
Vua Bảo Đại mua chiếc đồng hồ Rolex đắt giá nhất thế giới như thế nào? - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2017
Vua Bảo Đại mua chiếc đồng hồ Rolex đắt giá nhất thế giới như thế nào?
Bà Monique Baudot gặp vua Bảo Đại năm 1969, khi đó bà mới 23 tuổi, còn vua Bảo Đại đã 56 tuổi.
Theo báo chí Pháp, bà làm công tác báo chí tại sứ quán Zaire ở Paris. Dù vậy, có thông tin cho rằng bà xuất thân là một cô hầu phòng ở Cao ốc 29 Fresnel (Paris).
Bà chính là người vợ Pháp cuối ùng của cựu hoàng Bảo Đại. Trong những ngày tháng cuối cùng của chồng, bà vừa là người bạn, người thư ký riêng, người quản gia đã chăm lo tận tụy cho vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Theo Newsbeezer và Thanh Niên, tang lễ của bà được cử hành tại nhà nguyện Sainte-Bernadette d'Auteuil tại thủ đô Paris vào 10 giờ 30 sáng 14/10 theo giờ Pháp.

Người vợ cuối cùng của vua Bảo Đại có thân thế bí ẩn

Cả hai đi đến hôn nhân vào tháng 2/1972, và đã chung sống với nhau cho đến khi vị cựu hoàng băng hà năm 1997.
Mối duyên kỳ lạ đã đưa Cựu hoàng Bảo Đại gặp người vợ kém 33 tuổi ngay vào lúc khó khăn, bệnh tật, chạm đáy cuộc đời.
Điều gây tranh cãi nhất chính là xuất thân của vị hoàng phi cuối cùng - Monique Marie Eugene Baudot. Không ai thực sự biết, trước khi bén duyên với vua Bảo Đại, bà là ai – một cô hầu phòng hay báo chí tại sứ quán Zaire ở Paris.
Các chính khách từng làm việc với cựu hoàng Bảo Đại và sau năm 1975 có nhiều dịp gặp ông (như tướng Sài Gòn Trần Văn Đôn) thì bảo Monique chỉ là một cô bồi phòng.
Cụ thể như cựu tướng Đôn nói nhờ việc làm bồi phòng ở cao ốc 29 Fresnel nên cô mới biết được có một “ông vua lưu vong” bệnh hoạn không người chăm sóc, cô đến giúp đỡ và trở thành người thân cận nhất của cựu hoàng suốt mấy thập niên cuối đời.
Còn một điểm đáng chú ý nữa là, hiệu của bà Monique Marie Eugene Baudot khi ấy là Thái Phương hoàng hậu.
© AFP 2023 / STFNam Phương hoàng hậu
Nam Phương hoàng hậu - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2021
Nam Phương hoàng hậu
Bà là người thường đứng ra tổ chức những sự kiện và lễ kỷ niệm để tôn kính chồng mình, đặc biệt là các thánh lễ tưởng nhớ hàng năm tại nhà thờ Saint-Louis-des-Invalides.
Năm 1988, với sự ủng hộ của bà, cựu hoàng Bảo Đại cải đạo theo Công giáo và làm lễ rửa tội dưới tên là Jean-Robert.
Trước đó, năm 1934, cựu hoàng Bảo Đại, khi đó còn là Hoàng đế Đại Nam, đã kết hôn với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan, người sau đó được tấn phong là Nam Phương hoàng hậu.
Ảnh tư liệu, mô phỏng những chiếc máy bay giống với máy bay Công tử Bạc Liêu từng sở hữu - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.05.2017
Người “đua đòi” với vua Bảo Đại để sở hữu máy bay tư nhân đầu tiên ở Việt Nam
Triều đình nhà Nguyễn khi đó đã lâm vào khủng hoảng vì Nam Phương hoàng hậu là người Công giáo, mang quốc tịch Pháp, trong khi đó, vua Bảo Đại lại không theo đạo.
Theo quy định của Công giáo La Mã, người trong đạo không được kết hôn với người ngoại đạo. Dù vậy, Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương sau đó vẫn có cuộc hôn nhân bền lâu, với 5 người con chung (2 trai, 3 gái).
Cựu hoàng Bảo Đại và bà Monique Baudot không có con chung. Sau khi Bảo Đại qua đời, bà Monique Baudot đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Paris để thành lập nơi tưởng nhớ dành riêng cho vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn.
“Là một hoàng phi, tôi đã đồng hành cùng chồng trên 'chặng đường dài' vượt qua nghịch cảnh với biết bao thử thách và lòng dũng cảm. Hoàng đế là một người luôn tôn trọng người khác, một người có phẩm giá và sự công bằng đáng ngưỡng mộ”, bà Monique Baudot từng nói trong một cuộc phỏng vấn.

Đôi nét về cựu hoàng Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam

Bảo Đại, tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, là vị hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam.
Ông đăng cơ năm 1925, khi Đại Nam vẫn còn dưới thời Pháp thuộc. Năm 1945, dưới sự sắp xếp của phát xít Nhật, ông ra Tuyên cáo Việt Nam độc lập và trở thành Hoàng đế của Đế quốc Việt Nam.
Trong cao trào Cách mạng Tháng Tám cùng năm, Bảo Đại ra chiếu thoái vị, chấm dứt triều đại nhà Nguyễn.
Ông nhận làm Cố vấn tối cao cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, nhưng sau đó ông lại bỏ sang Hồng Kông.
Năm 1948, Bảo Đại đứng ra thành lập Quốc gia Việt Nam và từ năm 1949 đến 1955 là Quốc trưởng của Quốc gia Việt Nam.
Đến năm 1955, Ngô Đình Diệm trong vai trò Thủ tướng đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại để thành lập Việt Nam Cộng hòa. Kể từ đó, vua Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp cho đến khi qua đời.
Cựu hoàng Bảo Đại qua đời vào 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện Val de Grâce, hưởng thọ 85 tuổi, là vị vua thọ nhất của nhà Nguyễn.
Tang lễ của vua Bảo Đại được tổ chức vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng 8 năm 1997 tại nhà thờ Saint-Pierre de Chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai táng tại Nghĩa trang Passy trên đồi Trocadéro.
Một trong những phát ngôn đáng chú ý nhất trong cuộc đời của cựu hoàng Bảo Đại chính là “muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước bị trị” và “xin cho tôi được sống và chết trong bình yên”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала