Các nhà khoa học quân sự Nga đề xuất chiến thuật mới để đập tan cuộc tấn công đổ bộ của Mỹ

© Sputnik / Sputnik / Chuyển đến kho ảnhTàu chống ngầm cỡ lớn (BOD) thuộc Đề án 1155.1 "Đô đốc Chabanenko"
Tàu chống ngầm cỡ lớn (BOD) thuộc Đề án 1155.1 Đô đốc Chabanenko - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2021
Đăng ký
Các nhà khoa học quân sự Nga đề xuất sử dụng không quân và UAV cỡ nhỏ tấn công kiểu bầy đàn để chống lại cuộc đổ bộ đường biển của kẻ thù tiềm tàng (ví dụ, Hoa Kỳ). Điều này được nêu trong một bài báo đăng trên Tạp chí Lực lượng Phòng không và Vũ trụ Nga.
Các tác giả của bài báo lưu ý rằng, Nga có các đường biên giới trên biển rất dài, và một số quốc gia có tham vọng về chủ quyền lãnh thổ của Nga ở Viễn Đông và các khu vực khác, ngoài ra còn có sự cạnh tranh ở Bắc Cực. Do đó, việc phát triển các phương pháp hiệu quả để đối phó với các lực lượng tấn công đổ bộ là nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ cấp bách đối với bất kỳ quốc gia nào có đường biên giới biển dài.

“Đổ bộ ngoài đường chân trời”

Hoa Kỳ đang dựa vào các hoạt động đổ bộ "ngoài đường chân trời" cách bờ biển từ 30 đến 50 hải lý (55-92 km) và ngoài phạm vi trinh sát trực tiếp. Họ cho rằng, các tàu tấn công đa năng có thể thực hiện độc lập các hoạt động viễn chinh, có thể đảm bảo cho các đơn vị lính thủy đánh bộ hoàn thành hoạt động đổ bộ và các biên đội hàng không trên tàu có thể tiến hành hỗ trợ trên không cho hoạt động đổ bộ. Hơn nữa, các tàu mới và các phương tiện đổ bộ đệm khí giúp quân đội Mỹ tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu.
Trong điều kiện như vậy, các tác giả của nghiên cứu đề xuất tiến hành các cuộc không kích vào vị trí tàu đổ bộ của địch hay trong quá trình vượt biển của địch bằng một số lượng lớn UAV cỡ nhỏ (UAV cỡ nhỏ giá rẻ, có thể chế tạo rất nhiều máy bay không người lái tấn công kiểu bầy đàn).
“UAV cỡ nhỏ khó có thể bị phát hiện, nó có thể bay ra ngoài phạm vi giám sát của radar. Thứ hai, <...> các hệ thống phòng không khác nhau khó có thể tiêu diệt các mục tiêu kích thước nhỏ”, các tác giả nghiên cứu giải thích.
Theo các nhà khoa học quân sự, các máy bay không người lái phải tấn công đối phương bằng mìn và các loại đạn cỡ nhỏ khác trong khi máy bay vận tải đổ bộ của đối phương đang ở trên boong và chưa cất cánh, phải phá hủy thiết bị hàng không trên boong tàu đổ bộ và phá hủy ăng ten radar của hệ thống phòng không để gây trở ngại cho hoạt động của các nhóm tác chiến tàu đổ bộ. Ngoài ra, các UAV cỡ nhỏ sẽ thả đèn hiệu vô tuyến để "đánh dấu" các mục tiêu cho máy bay có người lái, để chúng thực hiện đợt tấn công tiếp theo. Theo các nhà khoa học, các hành động phản công tích cực như vậy sẽ tạo cơ hội cho Lực lượng Mặt đất triển khai các loại vũ khí trên bờ biển và cuối cùng ngăn cản kế hoạch của kẻ thù.
© Sputnik / Pavel Bednyakov / Chuyển đến kho ảnhMáy bay không người lái Orion-E
Máy bay không người lái Orion-E - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Máy bay không người lái Orion-E

Không nên đánh giá quá thấp những khả năng của đối phương

Tuy nhiên, trong cơ quan chỉ huy quân đội của "kẻ thù tiềm tàng" có những người chuyên nghiệp chứ không phải người nghiệp dư! Ví dụ, trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành các chiến dịch đổ bộ. Tuy nhiên, sau Thế chiến II, người Mỹ chủ yếu tiến hành các hoạt động như vậy nhằm chống lại một đối phương rõ ràng là yếu hơn. Nhưng, ở thời đại ngày nay, nếu có một cuộc đụng độ giả định với một đối phương ngang ngửa về sức chiến đấu (Nga, Trung Quốc) hoặc một đối phương được trang bị, huấn luyện tốt và có động cơ mạnh - bảo vệ Tổ quốc, thì các sĩ quan tham mưu Mỹ sẽ tính toán mọi thứ rất nhiều lần.
Trả lời phỏng vấn hãng Sputnik, Đại tá Makar Aksyonenko, Phó tiến sĩ khoa học quân sự Nga, chuyên gia trong lĩnh vực hàng không quân sự, lưu ý:

“Không phải ngẫu nhiên mà Mỹ gọi các hoạt động đổ bộ là tấn công "ngoài đường chân trời". Ngay cả trước khi triển khai đội tàu đổ bộ, các máy bay trên tàu sân bay và các tàu tấn công đổ bộ đa năng bắt đầu không kích bằng tên lửa hành trình để tạo ra “khu vực hỗ trợ cho cuộc đổ bộ”. Trong khu vực được cho là nơi sẽ tiến hành chiến dịch đổ bộ, mọi thứ đều bị đốt cháy và bị phá hủy! Làm thế nào để bố trí tại nơi địa ngục thiêu đốt này các bầy đàn UAV để chúng cất cánh, làm thế nào có thể hình thành đội hình chiến đấu và bay tới các mục tiêu? Với hệ thống kiểm soát của quân phòng thủ bị đàn áp, với uy thế hoàn toàn của không quân Hoa Kỳ trên không (đây là cách chiếu đấu của người Mỹ)".

Sau đó các đơn vị đổ bộ đến khu vực đã được "xử lý" trước đó. Các tàu tấn công đổ bộ đa năng và các tàu sân bay trực thăng được bố trí cách bờ biển 100-150 km để không bị trúng đạn pháo cỡ nòng lớn.

“Đầu tiên, nhóm tác chiến sẽ đổ bộ từ tàu sân bay trực thăng! Theo khái niệm hiện đại “Đổ bộ ngoài đường chân trời”, nhóm này chiếm 2/3 toàn bộ lực lượng tấn công, - chuyên gia Makar Aksyonenko giải thích. - Chỉ sau khi lực lượng đổ bộ đường không chiếm được các đầu cầu và sau khi xuất hiện các khoảng trống trong hệ thống phòng thủ của đối phương, các tàu đổ bộ đệm khí mới đến gần bờ biển ở cự ly 40 km. Các tàu này sẽ lao vào bờ biển với tốc độ 70 km/giờ, vượt qua vùng ngập nước nông, lòng sông, chướng ngại vật cao đến 1,5 mét và sẽ đổ bộ các đơn vị xung kích. Các đơn vị xung kích sẽ chiếm giữ các khu vực trên bờ biển, sau đó đến thê đội 2, bao gồm xe tăng và các vũ khí hạng nặng khác, lực lượng hậu cần, v.v.”

© Sputnik / Mikhail Kukhtarev / Chuyển đến kho ảnhTàu sân bay trực thăng chống ngầm "Matxcơva"
Tàu sân bay trực thăng chống ngầm Matxcơva - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Tàu sân bay trực thăng chống ngầm "Matxcơva"

Chiến lược chiến tranh phủ đầu

Theo chuyên gia Makar Aksyonenko, lịch sử các hoạt động quân sự chứng minh rằng, tất cả các hoạt động đổ bộ đều thành công. Chính kẻ tấn công là người chủ động lựa chọn địa điểm và thời gian thực hiện chiến dịch. Nếu cuộc đổ bộ đã bắt đầu, thì nó không thể dừng lại. Hơn nữa, cuộc đổ bộ được thực hiện ở nhiều nơi cùng một lúc. Nhưng, nó có thể và phải được ngăn chặn, phủ đầu. Máy bay không người lái có thể đóng một vai trò nhất định trong việc này, nhưng không phải là vai trò chủ đạo, bởi vì bên phòng thủ phải sử dụng cả lực lượng tàu nổi và tàu ngầm của hạm đội cũng như lực lượng hải quân và tên lửa.

“Trong tiến công hỏa lực vào lực lượng đổ bộ của đối phương, vai trò quan trọng nhất thuộc về hạm đội và không quân (trong khu vực trách nhiệm của họ). Tàu ngầm, máy bay mang tên lửa tầm xa và tàu tên lửa mặt nước tấn công vào lực lượng của đối phương đang hành quân. Ví dụ, tấn công bằng tên lửa hành trình (đây cũng là loại máy bay không người lái, nhưng đắt tiền hơn, với đầu đạn hiệu quả hơn, "thông minh", có thể lọt qua các hệ thống phòng không và các hệ thống đối phó điện tử). Các mục tiêu ưu tiên là các tàu đổ bộ: (tàu tấn công đổ bộ đa năng và tàu sân bay trực thăng đổ bộ) và một hoặc thậm chí hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm đi cùng chúng. Trong trường hợp với Hải quân Hoa Kỳ, đây là hai đến bốn tàu sân bay hạt nhân. Sau đó, các máy bay ném bom chiến lược của bên phòng thủ bắt đầu hoạt động. Điều chính yếu trong chiến thuật này là gây thiệt hại lớn cho kẻ thù để ép buộc đối phương phải từ bỏ cuộc đổ bộ", - chuyên gia Makar Aksyonenko, Phó tiến sĩ khoa học quân sự, kết luận.

Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала