Vũ nhôm rốt cuộc đã hối lộ sếp tình báo Nguyễn Duy Linh bao nhiêu?

© AFP 2023Ông Phan Văn Anh Vũ.
Ông Phan Văn Anh Vũ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2021
Đăng ký
Vụ Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) hối lộ ông Nguyễn Duy Linh, cựu Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tình báo Bộ Công an (Tổng cục V) chuẩn bị được tòa án Việt Nam xét xử.
Cáo trạng xác định trong vụ án của ông Nguyễn Duy Linh và Phan Văn Anh Vũ, hành vi của các bị cáo thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, gây dư luận bất bình, làm suy giảm niềm tin vào cơ quan nhà nước nên cần phải xử nghiêm.

Cựu sếp tình báo Nguyễn Duy Linh và Phan Văn Anh Vũ chuẩn bị hầu tòa

Như Sputnik đưa tin, cùng với phiên tòa xử Phạm Thị Đoan Trang về tội chống phá Nhà nước, Tòa án nhân dân (TAND) TP. Hà Nội cũng chuẩn bị đưa vụ án của ông Nguyễn Duy Linh và Phan Văn Anh Vũ ra xét xử.
Theo đó, dự kiến, ngày 5/11 tới đây, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Đưa hối lộ” đối với bị cáo Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ nhôm, sinh năm 1975, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79, cựu sĩ quan tình báo; ông Nguyễn Duy Linh, cựu Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Tình báo Bộ Công an (Tổng cục V) và Hồ Hữu Hòa (thầy phong thủy làm trung gian cầu nối các mối liên hệ biếu – tặng giữa Phan Văn Anh Vũ và ông Nguyễn Duy Linh).
Cựu chủ tịch Trần Văn Minh tại phiên tòa  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.05.2020
Vụ Vũ Nhôm thâu tóm đất vàng: Bắt giam hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng ngay tại tòa
Hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ do thẩm phán Nguyễn Xuân Văn (Chánh Tòa Hình sự, TAND TP Hà Nội) làm Chủ tọa.
Về phía đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa là ông Nguyễn Đức Bằng (Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao được phân công biệt phái tại VKSND TP Hà Nội) và ông Nguyễn Thanh Lâm (Kiểm sát viên VKSND TP Hà Nội).
Thông tin từ Tòa án nhân dân TP. Hà Nội cho biết, phiên tòa sẽ được xét xử công khai trong hai ngày 5 và 6/11. Tòa cũng đã triệu tập 4 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Đăng Luân, Hoàng Nam Trung, Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Thế Sự.
Trong vụ án này, Phan Văn Anh Vũ bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Ông Nguyễn Duy Linh bị truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015. Bị can Hồ Hữu Hòa (sinh năm 1984, trú tại thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) bị truy tố về tội “Môi giới hối lộ” theo quy định tại Điều 365, khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo TAND TP. Hà Nội, có tổng số 10 luật sư đăng ký bào chữa cho 3 bị cáo, trong đó bị cáo Vũ có 4 luật sư, bị cáo Linh và Hòa đều có 3 luật sư.

Ông Nguyễn Duy Linh nhận hối lộ từ Phan Văn Anh Vũ như thế nào?

Theo cáo trạng truy tố, Phan Văn Anh Vũ khi vốn là doanh nhân, đã được tuyển dụng vào lực lượng Công an nhân dân với biên chế là cán bộ nhân viên tình báo của Tổng cục Tình báo – Tổng Cục V, Bộ Công an.
Đến tháng 4 năm 2017, bắt đầu xuất hiện nhiều tài liệu có hình dấu chỉ độ Mật của nhà nước liên quan đến việc Phan Văn Anh Vũ thâu tóm nhiều dự án nhà, đất công sản tại Đà Nẵng và một số địa phương khác, thậm chí, Vũ nhôm còn được mệnh danh là “trùm Mafia Đà Nẵng”.
Đến giữa năm 2017, Phan Văn Anh Vũ bị Cơ quan An ninh Điều tra của Bộ Công an điều tra về những sai phạm trong vụ án cố ý làm lộ bí mật nhà nước và những hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng nhà, đất công sản tại thành phố Đà Nẵng và một số địa phương liên quan, trong đó có TP.HCM.
Patek Philippe logo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2021
Vụ ông Nguyễn Duy Linh: Đơn kêu oan của Vũ nhôm, điện thoại Vertu, đồng hồ Patek Philippe
Biết việc mình bị Bộ Công an điều tra, sợ bị pháp luật xử lý, Phan Văn Anh Vũ thông qua mối quan hệ với Hồ Hữu Hòa (thầy phong thủy, vốn quen biết rộng nhiều “sếp”, “quan”, “lãnh đạo cao tầng” của một số cơ quan, ngành) tiếp cận với ông Nguyễn Duy Linh để nhờ giúp đỡ, tìm hiểu thông tin.
Đến tháng 5/2017, Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tổng cục V tổ chức cuộc họp nội bộ quan trọng với nội dung xem xét thảo luận phương án xử lý ban đầu với những sai phạm của Phan Văn Anh Vũ.
Viện Kiểm sát và cơ quan điều tra khẳng định, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an – với vai trò nằm trong ban lãnh đạo cơ quan này, có tham gia cuộc họp trên.
Ngày 30/6/2017, Bộ Công an khởi tố vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước” và tiến hành triệu tập làm việc với Phan Văn Anh Vũ. Ngày 20/9/2017, Bộ Công an ban hành quyết định kỷ luật, giáng chứ từ cấp bậc Thượng tá xuống Trung tá, cách chức Phó trưởng phòng biệt phái và cho Vũ nhôm ra khỏi ngành.
Đến ngày 20/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phan Văn Anh Vũ về tội “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” nhưng Vũ đã bỏ trốn khỏi Việt Nam.
Sau khi tiếp cận được ông Linh “giúp đỡ”, Vũ đã bỏ trốn sang Singapore. Đến ngày 28/12, Vũ bị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Singapore tạm giam, khi định rời khỏi Singapore sang Malaysia. Thời điểm này, Vũ nhôm mang theo 2 hộ chiếu với 2 nhân thân khác nhau mà đều do chính quyền Việt Nam cấp. Đến ngày 4/1/2018, Vũ bị bắt tại Singapore và di lý về Việt Nam để điều tra, xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Phan Văn Anh Vũ - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.04.2021
Một lãnh đạo Tổng Cục Tình báo Bộ Công an Việt Nam ‘nhận quà’ của Vũ nhôm?
Theo hồ sơ các vụ án, trong quá trình hoạt động trên danh nghĩa cán bộ tình báo, Phan Văn Anh Vũ được Tổng cục V cho phép sử dụng thêm các tên gọi khác là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ. Vũ nhôm cũng được đồng thời cho phép sử dụng 2 công ty để làm tổ chức bình phong, gồm: Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 và Công ty CP Nova Bắc Nam 79, đều do Phan Văn Anh Vũ làm chủ tịch HĐQT, hoặc là người đại diện theo pháp luật.
Cơ quan điều tra cũng xác định, Phan Văn Anh Vũ bỏ trốn xuất phát từ việc ông Nguyễn Duy Linh thông tin cho Vũ nhôm biết về việc bị khởi tố, bắt tạm giam.
Cơ quan điều tra đã thu thập đủ tài liệu, bằng chứng, chứng cứ và xác định được toàn bộ diễn biến sự việc của các hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ giữa Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn Duy Linh và Hồ Hữu Hòa.
“Động cơ, mục đích thực hiện hành vi phạm tội của các bị can phù hợp với diễn biến sự việc Vũ bỏ trốn khi biết thông tin sẽ bị khởi tố”, cáo trạng truy tố khẳng định.
Trong đó, bị can Hồ Hữu Hòa được xác định có mối quan hệ quen biết với Phan Văn Anh Vũ và Nguyễn Duy Linh, đồng thời có vai trò trung gian nhận túi quà 5 tỷ đồng từ Vũ nhôm. VKS xác định, Vũ có mục đích nhờ Nguyễn Duy Linh, là cấp trên, giúp đỡ để tránh bị xử lý về hành vi làm lộ, lọt tài liệu mật đang bị Bộ Công an điều tra.
Bị cáo Văn Hữu Chiến tại tòa - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.05.2020
Vụ Vũ Nhôm: Cựu Chủ tịch Văn Hữu Chiến kêu oan, nói không có thực quyền
Cáo trạng truy tố cũng nêu rõ, bị can Nguyễn Duy Linh biết rõ Phan Văn Anh Vũ đang trong quá trình bị Tổng cục Tình báo xem xét xử lý, biết rõ mục đích của Vũ muốn nhờ giúp đỡ nên đã nhiều lần trao đổi và nhận tiền của Vũ.
“Khi biết thông tin Phan Văn Anh Vũ sắp bị khởi tố bị can, Linh đã báo tin cho Vũ bỏ trốn”, cáo trạng khẳng định.
Trong quá trình cơ quan chức năng điều tra bị can Phan Văn Anh Vũ thay đổi lời khai, bị can Nguyễn Duy Linh không nhận tội. Tuy nhiên, cơ quan điều tra đã thu thập các tài liệu chứng cứ hoàn toàn khách quan, phù hợp diễn biến sự việc, phù hợp với động cơ, mục đích của người đưa hối lộ, người môi giới hối lộ và người nhận hối lộ.
“Có đủ căn cứ xác định Phan Văn Anh Vũ do lo lắng bị xử lý về hành vi làm lộ tài liệu bí mật nhà nước, nên sau khi được Hồ Hữu Hòa gợi ý, môi giới, Vũ đã chuyển 5 tỷ đồng cho Hồ Hữu Hòa để đưa cho Nguyễn Duy Linh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục V Bộ Công an, nhằm nhờ Linh giúp đỡ”, cáo trạng cho biết.
Sau khi nhận tiền từ Vũ, Hòa đã đưa túi tiền này cho Nguyễn Tuấn Anh – cán bộ cấp dưới của Nguyễn Duy Linh, rồi thông qua trợ lý chuyển đến phòng làm việc của cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục V. Kết quả điều tra xác định, Nguyễn Duy Linh đã nhận được túi tiền này.
Kết quả điều tra cũng cho thấy, ông Linh sau đó đã gọi cho Vũ thông qua phần mềm Viber và báo tin cựu Thượng tá tình báo có thể bị khởi tố, bắt giam, khuyên Vũ nên “trốn càng xa càng tốt”, có thể sang châu Âu “du lịch qua màn ảnh nhỏ một thời gian”.

Rốt cuộc Phan Văn Anh Vũ hối lộ ông Nguyễn Duy Linh bao nhiêu?

Đáng chú ý, trong vụ án này, Phan Văn Anh Vũ từng viết 6 bản tự khai, trong đó có 5 lần đưa tiền cho Hồ Hữu Hoà để chuyển tới Nguyễn Duy Linh.
Trong đó đáng chú ý là thư gửi lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Thủ tướng, lãnh đạo VKSND Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao.
Cựu nhà báo Trương Duy Nhất. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2020
Cựu nhà báo Trương Duy Nhất kêu oan vụ án liên quan đến Vũ Nhôm
Lần thứ nhất, Vũ đưa 500 nghìn USD; lần thứ 2, Vũ tiếp tục đưa 5 tỷ đồng cho Hoà để chuyển tới Nguyễn Duy Linh. Lần thứ 3, Vũ đóng 2 triệu USD vào thùng xốp; Lần thứ 4 Vũ đóng 1 triệu USD vào thùng xốp và lần thứ 5, Vũ cũng đóng 1 triệu USD vào thùng xốp.
Theo lời khai của Vũ, tất cả những lần đóng tiền vào thùng xốp, Vũ đều dán băng keo cẩn thận rồi giao cho lái xe của mình để chuyển cho tài xế, cấp dưới, trợ lý của Nguyễn Duy Linh để gửi cho bị can này như trên đã nêu.
Về túi quà 5 tỷ đồng, bị can Nguyễn Duy Linh thừa nhận đã nhận được túi quà này nhưng chỉ thừa nhận rượu và thuốc lá. Cơ quan điều tra đánh giá, ông Linh không thành khẩn khai báo nhưng qua chứng cứ và lời khai của người liên quan đủ cơ sở xác định, ông đã nhận 5 tỷ đồng.
Cáo trạng cũng khẳng định, trong vụ án này hành vi của các bị cáo thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây dư luận bất bình, làm suy giảm niềm tin vào cơ quan nhà nước.
Do đó, cần xử phạt nghiêm khắc các bị cáo để có tác dụng răn đe và phòng ngừa chung. Số tiền đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ là 5 tỷ đồng phải tịch thu sung quỹ nhà nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала