Người đứng đầu IAEA chỉ trích thỏa thuận AUKUS

© AP Photo / Lisa LeutnerTổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi phát biểu tại Đại hội đồng IAEA khóa 65
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi phát biểu tại Đại hội đồng IAEA khóa 65 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các quốc gia khác có thể theo gương Australia và mua tàu ngầm hạt nhân, Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết.
Theo quan điểm của ông, "không thể loại trừ" việc các nước khác sẽ theo tiền lệ AUKUS và bắt đầu thực hiện kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân. Tổng giám đốc IAEA lưu ý yếu tố hạn chế trong tình huống này là khó khăn về công nghệ trong việc chế tạo loại tàu ngầm như vậy.
“Tôi đã lập một nhóm công tác trong Ban Thanh tra (của IAEA), gồm có các thanh tra viên có nhiều kinh nghiệm về bảo hiểm và các chuyên gia pháp lý để xem xét vấn đề”, - ông Grossi cho biết trong chuyến thăm tới Washington. Phát biểu của ông được báo Guardian dẫn đăng.
Tổng Giám đốc IAEA nhấn mạnh rằng cần có một thỏa thuận để đảm bảo rằng công nghệ và vật liệu mà Australia nhận được sẽ được sử dụng đúng cách.
Trụ sở chính của IAEA - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.10.2021
Australia tuyên bố AUKUS sẵn sàng hợp tác với IAEA
Trong cuộc trò chuyện với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, ông Grossi đã đề cập đến chủ đề ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân trong bối cảnh AUKUS.
"Chúng tôi sẽ sớm tổ chức... một cuộc gặp chính thức, theo hình thức ba bên hoặc hình thức khác", - tờ báo trích lời của Tổng giám đốc IAEA.

Quan hệ đối tác quân sự AUKUS

Australia mới đây đã thiết lập quan hệ đối tác AUKUS về quốc phòng và an ninh với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, đồng thời tuyên bố rút khỏi thỏa thuận về tàu ngầm trị giá 56 tỷ euro với công ty Naval Group của Pháp. Thỏa thuận với Pháp quy định việc sản xuất 12 tàu ngầm chiến đấu lớp Barracuda. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian gọi quyết định phá bỏ thỏa thuận của Australia là "một nhát dao đâm sau lưng".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала