- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam có bị "lỡ nhịp” phục hồi do Covid-19?

© Fotolia / ki33Tóm tắt kinh tế trên báo
Tóm tắt kinh tế trên báo - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Nếu trong năm 2020, Việt Nam đã có lợi thế lớn để phục hồi kinh tế khi không bị ảnh hưởng kinh tế nặng nề như các nước Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Tuy nhiên, làn sóng dịch thứ 4 trong Quý III/2021 cùng tốc độ tiêm vaccine chậm khiến Việt Nam bị lỡ nhịp hồi phục trong năm 2021, có thể dẫn tới mất lợi thế tương đối.
Đây là quan điểm của TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS), nêu ra tại tọa đàm "Đánh giá tình trạng kinh tế Việt Nam 2021 và dự báo những rủi ro trong năm 2022".

Tác động của Covid-19 đến kinh tế Việt Nam

Tại tọa đàm, TS. Nguyễn Đức Thành đã khái lược tình hình kinh tế Việt Nam trong 9 tháng vừa qua. Theo chuyên gia, nước nào cũng phải chịu tác động của Covid-19. Hiện tại, các nước bắt đầu đi vào quỹ đạo dần trở lại ổn định với việc có vaccine phủ tương đối chặt chẽ và tự tin mở cửa lại nền kinh tế, giao lưu với quốc tế thì Việt Nam vẫn còn rất bối rối. TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm VESS, cho biết:
“Nếu Việt Nam chuẩn bị được vaccine sẵn theo một cách nào đó để có thể sử dụng ngay khi mới bùng dịch thì thiệt hại có thể đã giảm đi nhiều. Công tác phòng, chống Covid-19 của Việt Nam thiếu chiến lược tổng thể, không nhất quán và chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho các thời điểm khác nhau. Ngoài ra còn các động thái chính trị thế giới mà chúng ta vừa phân tích. Rủi ro tăng đầu vào của doanh nghiệp trong đó có giá nguyên liệu, lao động, tiền công trong khó khăn tìm kiếm nguồn lao động. Đây là những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối diện”.
Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam, GDP 2021 có thể chỉ đạt 2%
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ phục hồi về tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức 6,5-7% từ năm 2022 trở đi. Đánh giá về nhận định này, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm VESS, chia sẻ với Sputnik:
“Triển vọng hồi phục kinh tế, tôi cho rằng, vaccine vẫn là vấn đề chiến lược. Hiện nay, Việt Nam đang tăng cường phủ vaccine mặc dù hơi chậm, nhưng chậm còn hơn không. Chúng ta phải xem xét hiệu ứng chính sách, phản ứng phụ của chính sách như vấn đề tài khóa có ảnh hưởng đến tổng thể vĩ mô hay không? Một điểm nữa là chính sách tiền tệ, chắc chắn phải có sự đồng hành với doanh nghiệp cùng với chính sách tài khoá để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Nhưng cũng cần phải lưu ý, khi kết hợp với các yếu tố bất lợi như giá nguyên liệu tăng, "sức khoẻ” của doanh nghiệp, nợ xấu tiếp tục tích lũy trong hệ thống ngân hàng tài chính vượt qua sức chịu đựng của doanh nghiệp thì sẽ gây ra sự đổ vỡ hàng loạt. Đây đều là rủi ro mà chúng ta phải đối mặt".
Cũng theo chuyên gia, việc phòng chống Covid-19 cùng với các chính sách hiện nay, về mặt chính sách Việt Nam vẫn nên chuẩn bị được cả trường hợp cực đoan của nền kinh tế, những trường hợp rủi ro đặc biệt để tránh chính sách rối loạn và bất nhất.

Kịch bản nào cho nền kinh tế Việt Nam ở phía trước?

Dựa vào phân tích tình hình thực tế, TS. Nguyễn Đức Thành đã đưa ra hai kịch bản tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021.
Ở kịch bản thấp, GDP chỉ tăng 0,2%, trong đó nông lâm thuỷ sản tăng 1,4%, công nghiệp và xây dựng tăng 1%, dịch vụ âm 0,7%. Ở kịch bản cao, GDP sẽ tăng 1,8%, trong đó nông lâm thuỷ sản tăng 2,5% công nghiệp và xây dựng tăng 4%, dịch vụ - không tăng trưởng.
IMF - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
IMF nghĩ khác về kinh tế Việt Nam so với WB
Khuyến nghị về chính sách, TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng cần có 4 điểm Chính phủ Việt Nam cần lưu ý các điểm sau:
Một là đặt ưu tiên đẩy nhanh tiến độ và quy mô tiêm chủng về các địa phương; khai thông đi lại và lưu thông hàng hóa.
Hai là thực hiện các gói tài khóa tập trung vào củng cố hạ tầng, trang thiết bị y tế, lực lượng y bác sĩ, đồng thời hỗ trợ người lao động mất việc (đặc biệt trong khu vực phi chính thức). Yêu cầu lãnh đạo tỉnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tiếp nhận người lao động quay trở lại địa phương trên toàn quốc
Ba là thực hiện chính sách tiền tệ thí chứng (đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nhưng kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10%) đi kèm các biện pháp kiểm soát rủi ro ở mức vừa phải.
Bốn là, các nhà lãnh đạo cần nhất quán trong các phát ngôn về điều hành kinh tế, kiên định với các nguyên tắc kinh tế thị trường đã được xác lập.
Giám đốc Trung tâm VESS cũng chỉ ra những ví dụ thực tế về chính sách có thể gia tăng mức độ bất ổn vĩ mô lần này. TS. Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh:
“Về việc đề xuất ý tưởng huy động USD (hoặc vàng) trong dân, dưới bất kỳ hình thức nào, là một chính sách thiếu khôn ngoan và kém chuyên nghiệp, làm tăng bất ổn vĩ mô. Việc huy động nguồn lực trong xã hội cần thống nhất thực hiện thông qua công cụ lãi suất và các cơ chế đã có trên thị trường tài chính, mà đối tượng điều hành duy nhất là VND”.
Bức tranh tiền tệ Việt Nam năm 2021-2022
Theo phân tích của các chuyên gia, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng tăng thấp (1,82%, theo Tổng Cục thống kê) chưa phản ánh được hết diễn biến của nền kinh tế, bởi một lượng lớn tiền đang chảy vào kênh tài sản mà giá tài sản lại không được tính vào CPI.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2021
Các chuyên gia dự đoán: Kinh tế thế giới không thể tránh khỏi việc từ bỏ chính sách «máy in»
Điều đáng nói ở đây là CPI thấp nhưng chỉ số giá sản xuất tăng rất mạnh. Dự báo trong quý IV hoặc đầu năm 2022, giá cả hàng hoá sẽ bắt đầu tăng. Bổ sung các phân tích này, PGS. TS. Nguyễn Thế Anh, Trưởng Bộ môn kinh tế vĩ mô - Đại học Kinh tế Quốc dân, cho biết:
“Trong 9 tháng năm 2021, chỉ số CPI chỉ tăng trong khoảng 2%. Nhưng nhìn vào các chỉ số khác như Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) lại tăng trung bình 23% trong 9 tháng đầu năm, gấp hơn 10 lần so với CPI. Hiện nay đang có phân kỳ (diversion) giữa chỉ số CPI và GDP deflator, thường hai chỉ số này sẽ biến động cùng nhau. Nhưng hiện nay thì hiện tượng lạ trong nền kinh tế là GDP deflator lớn hơn nhiều CPI. Tôi đồng ý là sức ép lạm phát cho nền kinh tế là không hề nhỏ".
Trong bối cảnh đó, tiền vẫn đang đổ vào kênh tài sản. Bong bóng giá tài sản đã xảy ra từ năm 2020 và kéo dài sang năm nay.
“Dư địa chính sách tiền tệ rất hẹp, không chỉ đối mặt với sức ép lạm phát, giá cả tiêu dùng trong thời gian tới mà còn là bong bóng tài sản. Do vậy, tôi nghĩ khả năng hạ lãi suất thấp nữa là không có. Nếu ngân hàng nhà nước nhận thức được sức ép lớn như thế thì có lẽ họ sẽ không mở rộng tiền tệ, mức cung tiền phải hạn chế lại trong năm nay" - PGS. TS. Nguyễn Thế Anh nói.
Theo các chuyên gia, Việt Nam nên thực hiện chính sách tiền tệ thích ứng (đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế nhưng kiểm soát tăng trưởng cung tiền quanh mức 10%) đi kèm với các biện pháp kiểm soát rủi ro vừa phải.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала