Radar trong hệ thống phòng không Việt Nam: Mọi thứ đều tuyệt vời?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamQuân đội Việt Nam
Quân đội Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2021
Đăng ký
Trong mục quân sự của cổng thông tin Soha.vn đã xuất hiện một bài báo với tiêu đề hấp dẫn: "CNQP Việt Nam thần tốc: Chế tạo khí tài đỉnh cao nhất TG như loại NATO tin dùng". Tác giả Bình Nguyên phân tích thực trạng và triển vọng trang bị các sản phẩm thuộc ngành tác chiến điện tử cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn hãng Sputnik, chuyên gia quân sự Nga bình luận về các loại khí tài radar của Việt Nam.
Tác giả bài báo tham khảo một số tư liệu của báo Quân đội Nhân dân ghi nhận rằng: “…hiện tại, các sản phẩm thuộc ngành TCĐT đa số phải nhập khẩu từ nước ngoài với số lượng ít, khó khăn trong việc bảo đảm kỹ thuật và an toàn thông tin. Do đó, việc nghiên cứu, chế tạo trong nước đáp ứng được nhu cầu trang bị cho lực lượng TCĐT được đặt ra ngày càng cấp thiết trong bối cảnh chiến tranh hiện đại”.
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Tất nhiên, lý tưởng nhất, quân đội của bất kỳ quốc gia tự trọng nào nên có vũ khí và thiết bị quân sự chủ yếu được sản xuất trong nước, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ đảm bảo chủ quyền và an ninh của quốc gia này. Theo tác giả Bình Nguyễn, Việt Nam đang chế tạo hệ thống radar của riêng mình, và các công việc này đang phát triển thành công.

“Trong lĩnh vực TCĐT, tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X (2015), hệ thống radar thụ động, thuộc dự án "Nghiên cứu thiết kế, chế thử mẫu trạm radar thụ động định vị mục tiêu theo phương pháp TDOA" của Viện Radar được chính thức giới thiệu…. Tiếp đó, CNQP Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định, nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thực tế công nghệ tương đương thế giới như: Đưa vào trang bị "Hệ thống trinh sát vô tuyến điện tử VSI-3" (dải tần số 20 MHz - 3GHz, công nghệ TDOA) tương tương hệ thống trinh sát BlackBrid 350 của hãng TCI/Mỹ; thử nghiệm thành công tại đơn vị "Hệ thống giám sát phổ dải rộng VSM-1S" (dải tần số 1,5 MHz - 6GHz). … Đặc biệt, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thử nghiệm thành công tại đơn vị "Hệ thống trinh sát điện tử thông minh V-ELINT18" (dải tần số 50MHz - 18GHz; băng thông tức thời 500MHz, công nghệ TDOA) tương đương hệ thống VERA-NG nổi tiếng của hãng ERA(Cộng hòa Séc). …..V-ELINT18 được đánh giá là tiệm cận và tương đương với hệ thống VERA-NG - một loại radar thụ động tiên tiến nhất thế giới”.

Tuy nhiên, tác giả bài báo trên Soha.vn cho biết, hiện tại, Quân đội Nhân dân Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài các sản phẩm thuộc ngành tác chiến điện tử. Ví dụ, các hệ thống radar thụ động Kolchuga của Ukraine. Tác giả dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết rằng, trong giai đoạn 2012-2013, Việt Nam đã tiếp nhận 4 tổ hợp radar thụ động Kolchuga. Tác giả cũng nhắc đến phóng sự của truyền hình QPVN cho thấy Bộ đội Phòng không-Không quân làm chủ hệ thống Kolchuga “có đặc tính kỹ-chiến thuật vượt trôi”. Ngoài ra, rất có thể Việt Nam sở hữu các hệ thống VERA-NG của Séc (theo tác giả bài báo).
“Được biết Vera-NG được nhiều nước tin dùng, lựa chọn làm xương sống cho hệ thống cảnh báo sớm của mạng radar quốc gia, đến ngay như Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) - tổ chức hùng mạnh nhất thế giới cũng phải đặt mua và tấm tắc hài lòng về khả năng phát hiện máy bay tàng hình của nó”.
CC BY-SA 3.0 / Bin im Garten / Vera-NG by era: Passive Surveillance SystemMô hình hệ thống giám sát thụ động VERA-NG của Séc
Mô hình hệ thống giám sát thụ động VERA-NG của Séc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2021
Mô hình hệ thống giám sát thụ động VERA-NG của Séc
Dựa trên các đặc tính kỹ-chiến thuật do các công ty sản xuất radar Kolchuga (Kolchuga-M) và VERA-NG đưa ra, trên thực tế là các tổ hợp của Séc đã được khối NATO đặt hàng, và cũng dựa trên thực tế là các đặc điểm của hệ thống trinh sát điện tử thông minh V-ELINT18 của Việt Nam có đặc điểm tương tự của Séc, tác giả Bình Nguyên rút ra kết luận:

“Như vậy có thể, Việt Nam thậm chí còn đặt mua các tổ hợp radar thụ động này trước cả NATO và việc Tổ chức quân sự hùng mạnh nhất thế giới mua VERA-NG càng minh chứng lựa chọn của chúng ta là hoàn toàn chính xác và hợp lý. Tới đây, một khi V-ELINT18 hoàn thành toàn bộ giai đoạn thử nghiệm, được sản xuất hàng loạt và trang bị cho các đơn vị sử dụng thì Quân đội Việt Nam sẽ chính thức sở hữu 2 loại radar thụ động tiên tiến nhất thế giới bao gồm Kolchuga-M của Ukraine và Vera-NG của Cộng hòa Séc và một loại "Made in Vietnam" có tính năng tương đương”.

CC BY-SA 3.0 / Allocer / Passiv Radarsystem "Hauberk" (Koltschuga) for long range SIGINTHệ thống radar thụ động Kolchuga của Ukraine
Hệ thống radar thụ động Kolchuga của Ukraine - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.10.2021
Hệ thống radar thụ động Kolchuga của Ukraine

Hiện có các loại radar thụ động tốt hơn Kolchuga và VERA-NG!

Sputnik yêu cầu chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov, biên tập viên của tạp chí "Kho vũ khí của Tổ quốc", bình luận về bài viết này trên Soha.vn. Trả lời câu hỏi: liệu các hệ thống radar của Ukraine và Séc có thể được coi là radar thụ động tốt nhất trên thế giới hay không, chuyên gia Nga cho biết:

“Tôi không đồng ý với quan điểm này, - ông Alexei Leonkov nói. - Đúng vậy, vào năm 2015 (!), Việt Nam đã đưa vào sử dụng 4 hệ thống Kolchuga của Ukraine (không phải Kolchuga-M!). Các hệ thống này được phát triển từ thời Liên Xô. Rõ ràng, các tổ hợp này có thể chấp nhận được đối với Việt Nam về chi phí (5 triệu USD, trong khi giá của Kolchuga-M là khoảng 24 triệu USD). Nói về tổ hợp Vera-NG của Séc, nó có các đặc điểm giống với Kolchuga, nhưng kém hơn về cự ly phát hiện các mục tiêu (600 km so với 800 km của tổ hợp Ukraine).

Liệu các hệ thống trinh sát điện tử của Ukraina và Séc có thể được gọi là hoàn hảo nhất hay không? Không! Ví dụ, đài radar trinh sát điện tử Valeria của Nga là một hệ thống tiên tiến hơn. Nó bắt đầu được phát triển vào năm 2005. Phạm vi phát hiện mục tiêu được công bố của radar này là 500 km, nhưng, nó có khả năng phát hiện các mục tiêu được trang bị radar của riêng chúng (ví dụ, máy bay chiến thuật) ở khoảng cách 850 km và trong tầm ngắm - 1.000 km! Các tổ hợp của Ukraine và Séc có thể theo dõi tới 200 mục tiêu, và tổ hợp của Nga “nhìn thấy” tới 500 mục tiêu, và trên thực tế, tổ hợp này bám sát cùng lúc 200 mục tiêu”.

Theo chuyên gia, các hệ thống trinh sát điện tử như Valeria được gọi là radar thụ động khám phá những bức xạ nội tại. Chúng hoạt động ở chế độ tự động, phát hiện ngay cả các mục tiêu bị nhiễu chủ động và loại bỏ sự phản xạ gây ra bởi sự nhiễu xạ. Những radar như vậy có thể cung cấp chỉ định mục tiêu cập nhật cho cả hệ thống phòng không quân sự và không quân chiến thuật. Radar Kolchuga của Ukraine đã được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ tương tự, nhưng, sau năm 2014, Ukraine ngừng hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, đi theo con đường riêng. Khó có thể nói các tổ hợp Kolchuga được cung cấp cho Việt Nam có những năng lực thực sự nào.
Máy bay A-50 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.07.2021
Triển khai "radar bay" ở Bắc Cực

“Có thông tin rằng, Israel cũng sở hữu những radar như vậy của Ukraine. Chúng được triển khai cùng với hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Dải Gaza. Đáng tiếc, hệ thống đánh chặn của Tel Aviv bắn trượt đa số tên lửa. Và thương vong thấp và thiệt hại không lớn chỉ vì các tên lửa tấn công có độ chính xác cực thấp”, - chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho biết.

Tác giả bài viết trên Soha.vn chắc chắn rằng, “việc sở hữu Kolchuga-M, một thành quả khoa học công nghệ thuộc loại tiên tiến bậc nhất thế giới, đã giúp Bộ đội PK-KQ có trong tay loại khí tài "khắc tinh" của máy bay tàng hình, đảm bảo "Không để Tổ quốc bất ngờ vì những tình huống trên không".
Nhưng, cho đến nay, Việt Nam chính thức chỉ sở hữu phiên bản cơ bản Kolchuga. Và các tổ hợp này, ngay cả cùng với các radar của Séc và radar tương tự của Việt Nam, không thể hoàn toàn đảm bảo an toàn. Chuyên gia Alexei Leonkov lưu ý:

“Sự kết hợp này có thể bảo vệ Việt Nam khỏi “những tình huống bất ngờ từ trên không”, với điều kiện những “bất ngờ” này là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4. Tuy nhiên, nếu trong số các lực lượng tấn công có những máy bay thuộc thế hệ 4 ++ và 5, thì các radar của Ukraine và Séc bị hạn chế khả năng phát hiện chúng. Đáng tiệc, các loại radar này không thể phát hiện máy bay tàng hình! Ở đây cần có các loại radar khác".

Máy bay An-26 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2021
Máy bay An-26 ở Nga biến mất khỏi radar
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала