Sự trả thù của Trung Quốc: Hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu sẽ tạm ngừng hoạt động

© REUTERS / Thomas SuenBảo tàng nghệ thuật hiện đại Thâm Quyến
Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Thâm Quyến - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2021
Đăng ký
Một nhóm đa ngành gồm các công ty châu Âu chuyên sản xuất và sử dụng kim loại đã đưa ra cảnh báo về hậu quả thảm khốc do gián đoạn nguồn cung magiê đến từ Trung Quốc và kêu gọi hành động khẩn cấp để ngăn chặn nguy cơ các doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất ở châu Âu.
Vì EU phụ thuộc gần như hoàn toàn (95%) vào nguồn cung cấp magiê từ Trung Quốc, các ngành công nghiệp châu Âu sản xuất và sử dụng nhôm, sắt và thép cũng như các nhà cung cấp nguyên liệu thô cho họ, đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt magiê. Trong tương lai, vấn đề này có nguy cơ lây lan qua chuỗi giá trị tới hàng nghìn doanh nghiệp châu Âu và gây nguy hiểm cho hàng triệu việc làm, bao gồm cả trong các lĩnh vực chủ chốt như chế tạo ô tô và ngành xây dựng. Theo các công ty đưa ra lời cảnh báo, mức giá magiê nhập khẩu vào châu Âu lên đến 10-14 nghìn USD/tấn là quá cao “bóp nghẹt” sản xuất, đặc biệt nếu so sánh với mức giá 2.000 USD/tấn vào đầu năm. Họ dự đoán rằng, vào cuối tháng 11, dự trữ magiê ở châu Âu cuối cùng sẽ cạn kiệt, điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ rất nghiêm trọng và cũng có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của ngành công nghiệp châu Âu.
© Sputnik / Alexandr KryazhevMagiê
Magiê - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2021
Magiê

Điều gì đã xảy ra? Đâu là nguyên nhân của tình trạng này?

Trước hết phải nói rằng, magiê được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp cơ khí và luyện kim. Magiê là vật liệu xây dựng nhẹ nhất được sử dụng thương mại. Hợp kim magiê có trọng lượng nhẹ hơn thép 4 lần. Thêm vào đó, chế biến magiê, chuẩn bị quặng magiê để sử dụng là rất dễ. Do đó, lĩnh vực ứng dụng chính của magiê là các hợp kim nhẹ, ví dụ, các hợp kim magiê được sử dụng rộng rãi trong ngành chế tạo ô tô và chế tạo máy bay.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chiếm 80-85% tổng sản lượng magiê toàn cầu.
Châu Âu tiêu thụ khoảng 17% tổng sản lượng magiê toàn cầu, nhưng bản thân họ chỉ sản xuất một lượng nhỏ. Do đó, châu Âu hầu như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Nhưng, chính phủ CHND Trung Hoa vào tháng 9 đã đưa ra quyết định đóng cửa 35 trong số 50 lò luyện magiê và giảm một nửa sản lượng ở các cơ sở còn lại. Trên thực tế, điều này đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt magiê.
Tổng thống Nga V.Putin tham gia phiên họp toàn thể của  diễn đàn «Tuần lễ Năng lượng Nga». - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Tổng thống Putin: Nga không quan tâm đến việc khí đốt tăng giá ở châu Âu
Và ở đây nảy ra câu hỏi: tại sao Trung Quốc lại giảm mạnh sản xuất magiê?
Câu trả lời rất đơn giản: nguyên nhân chính là khủng hoảng năng lượng.
Do cuộc khủng hoảng năng lượng được tạo ra bởi “chương trình nghị sự xanh” của phương Tây. Do chiến lược tăng trưởng xanh hướng tới nền kinh tế trung hòa carbon mà phương Tây đang ép buộc đối với chính mình và phần còn lại của thế giới phải làm theo.
Để thực hiện các yêu cầu này, Trung Quốc không chỉ hứa sẽ đạt được "tính trung lập của carbon" vào năm 2060, mà còn bắt đầu tích cực đi theo hướng này. Vào tháng 7, Trung Quốc đã giới thiệu một hệ thống trao đổi hạn ngạch CO2 mới. Ngay cả trước đó, Trung Quốc đã bắt đầu đóng cửa những mỏ khai thác than - hàng trăm mỏ đã bị đóng cửa trong mấy năm qua.
Nhưng, vào tháng 9 năm nay, Trung Quốc phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng. Để vượt khỏi khủng hoảng, các nhà chức trách không chỉ cho phép một số mỏ than từng bị đóng cửa hoạt động trở lại, mà còn thông qua chỉ thị giảm tiêu thụ điện.
Nhân tiện, vấn đề thiếu magiê đã lan đến Bắc Mỹ. Tuần trước, công ty sản xuất phôi nhôm Matalco (Canada) thông báo với khách hàng rằng, lượng magiê sẵn có đã "cạn kiệt" và nếu tình trạng thiếu hụt vẫn tiếp diễn, công ty sẽ phải cắt giảm sản lượng và ngừng cung cấp sản phẩm trong năm tới.
© Fotolia / KadmyСontainer
Сontainer - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2021
Сontainer
Liên minh châu Âu hiện đang đàm phán với Trung Quốc, thúc giục nước này tăng sản lượng magiê.

Thiếu magiê, có phải là vấn đề duy nhất?

Năm ngoái, tình trạng thiếu vi mạch điện tử tăng đến mức cao gây áp lực cho nhiều ngành, đặc biệt là ngành công nghiệp ôtô (và không chỉ ngành này). Gần đây, chúng tôi đã viết về một dạng thiếu hụt khác - tình trạng thiếu hụt tài xế xe tải khiến đứt gãy chuỗi cung ứng, vấn đề này đặc biệt biểu hiện rõ nét ở Anh. Vấn đề này có một sự tiếp nối thú vị: sau khi chính phủ buộc phải tăng lương cho các tài xế xe tải, nước Anh phải đối mặt với tình trạng thiếu tài xế xe buýt trầm trọng. Mọi người đều biết về tình trạng thiếu nguồn cung than và khí đốt ở châu Âu (cũng như ở Đông Nam Á). Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ thiếu hụt phân bón ở châu Âu vào mùa xuân. Ngoài ra, cả thế giới cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt đồng - giá đồng tại Sàn giao dịch kim loại London chạm mức cao kỷ lục trong nửa thế kỷ giao dịch và tăng gấp 1,5 lần trong một năm.
khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2021
Trung Quốc sẽ làm cho khủng hoảng năng lượng ở châu Âu tồi tệ thêm bằng mọi thỏa thuận
Chúng tôi có thể làm cho danh sách này dài hơn. Và tất cả những vấn đề này không chỉ liên quan đến đại dịch COVID-19. Một trong những nguyên nhân và cũng có thể là nguyên nhân chính là các hành động của phương Tây. Thứ nhất, các phương pháp cụ thể để đối phó với khủng hoảng, dựa trên việc phát hành khối lượng tiền khổng lồ không bảo đảm hàm lượng vàng trên thế giới (chủ yếu là đồng đô la). Thứ hai, “quá trình chuyển đổi xanh” lấy cảm hứng từ phương Tây, dưới hình thức được quảng bá, không quá quan tâm đến môi trường mà chủ yếu quan tâm đến việc duy trì ưu thế kinh tế trên lưng các nước khác.
Trong bối cảnh này, lạm phát, tình trạng thiếu hàng hóa khác nhau và những biểu hiện của cuộc khủng hoảng năng lượng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала