Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Việt Nam đang “cứng rắn” hơn với Trung Quốc?

© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Đăng ký
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn đề nghị chính quyền Bắc Kinh thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam lưu ý đến nguyên tắc hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, vì một Biển Đông hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Trong một diễn biến khác, tại cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Boris Johnson, Anh khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam, chia sẻ quan điểm về đảm bảo tự do hàng hải, hàng không, an ninh, hòa bình ở Biển Đông.

Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ ASEAN thêm vaccine, vật tư y tế

Chiều ngày 26/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24 cùng đại diện lãnh đạo các nước ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Tổng Thư ký ASEAN.
© Ảnh : Dương Giang-TTXVNThủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu
Như hầu hết các hội nghị quan trọng với đại diện chính quyền Bắc Kinh và các quốc gia Đông Nam Á, vấn đề Biển Đông luôn là nội dung thảo luận trọng tâm của các bên.
Trong khuôn khổ Hội nghị ngày 26/10, đại diện các nước ASEAN và Trung Quốc đã kiểm điểm hợp tác thời gian qua.
Lãnh đạo cấp cao song phương nhất trí quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã phát triển sâu rộng, đạt nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mặt. Hợp tác ứng phó Covid-19, thúc đẩy phục hồi sau dịch bệnh là những minh chứng rõ ràng cho quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Bắc Kinh.
ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.09.2021
Trung Quốc phản đối thao túng chính trị trong ASEAN
Cũng nhân dịp này, các nước ASEAN cảm ơn Trung Quốc đã hỗ trợ ứng phó kịp thời ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, giúp kiềm chế hiệu quả Covid-19, từ đó tạo tiền đề cho phục hồi bền vững sau đại dịch.
Xuất phát từ chính sách nhận thức coi trọng quan hệ láng giềng, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc chủ trương sẽ tiếp tục hỗ trợ ASEAN ứng phó dịch bệnh, bày tỏ mong muốn sẽ phối hợp cùng ASEAN phục hồi thành công.
“Trung Quốc sẽ trợ giúp cho ASEAN vaccine và trang thiết bị y tế, nâng cao năng lực cảnh báo sớm”, ông Lý Khắc Cường cho biết.
Cùng với đó, Thủ tướng Trung Quốc cũng đề xuất hai bên lập Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển y tế công cộng ASEAN-Trung Quốc nhằm chia sẻ các thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng phòng chống dịch bệnh.
Đáng chú ý, ông Lý Khắc Cường hôm nay cũng đã công bố Trung Quốc bổ sung 10 triệu USD cho Quỹ Hợp tác ASEAN-Trung Quốc.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: ASEAN-Trung Quốc cần đoàn kết hơn nữa
Đối với mục tiêu hỗ trợ hồi phục kinh tế, Thủ tướng Trung Quốc cho rằng hai bên cần tận dụng hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), thúc đẩy liên kết kinh tế, ổn định chuỗi cung ứng và sản xuất khu vực, phát triển bao trùm, đẩy mạnh khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, kinh tế số, bảo vệ môi trường.
Theo đó, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục cấp học bổng, tạo điều kiện thuận lợi và an toàn cho sinh viên các nước ASEAN từng bước trở lại học tập tại Trung Quốc.
Ông Lý Khắc Cường tuyên bố, Trung Quốc ủng hộ ASEAN có vai trò và vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.
“Trung Quốc và ASEAN chia sẻ quan điểm về hợp tác đa phương, ủng hộ ASEAN đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực, cam kết cùng hợp tác ứng phó hiệu quả với các thách thức trong khu vực”, lãnh đạo Chính phủ Trung Quốc nêu rõ.

Singapore hoan nghênh đề xuất nâng cấp quan hệ ASEAN – Trung Quốc

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Trung Quốc về việc nâng cấp quan hệ ASEAN - Trung Quốc lên Đối tác Chiến lược toàn diện.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2021
Trung Quốc sẽ cấp thêm vaccine cho ASEAN, Việt Nam kêu gọi giữ hòa khí ở Biển Đông
Theo nhà lãnh đạo Singapore, việc nâng cấp quan hệ nhằm thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa ở nhiều cấp độ, trên nhiều lĩnh vực giữa ASEAN và Trung Quốc. Theo ông Lý Hiển Long, 30 năm qua quan hệ ASEAN – Trung Quốc phát triển tích cực, đều là đối tác hàng đầu của nhau.
“Cả ASEAN và Trung Quốc đều tích cực đóng góp và đầu tư vào một cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn dắt, dựa trên luật lệ, cởi mở, bao trùm và thúc đẩy thương mại tự do. Điều này mang lại môi trường ổn định và thuận lợi cho cả ASEAN và Trung Quốc cùng nhau phát triển và thịnh vượng một cách hòa bình”, ông Lý Hiển Long nói.
Nhà lãnh đạo Singapore hoan nghênh Trung Quốc đã nhanh chóng và nhất quán trong việc hỗ trợ ASEAN đối phó với đại dịch, sáng kiến hợp tác ASEAN - Trung Quốc về y tế công. Ngoài ra, ông Lý Hiển Long cũng đề xuất cập nhật thỏa thuận thương mại tự do và nâng cấp thỏa thuận vận tải hàng không giữa ASEAN và Trung Quốc.
“ASEAN và Trung Quốc cần phải tăng gấp đôi nỗ lực nhằm khôi phục các hoạt động kinh tế và các mối liên kết giữa người dân với người dân, vốn đã phải chịu tác động mạnh do đại dịch”, ông Lý Hiển Long lưu ý và nhấn mạnh hai bên sớm nối lại các chuyến bay, hoạt động đi lại thường xuyên, công nhận chứng nhận tiêm chủng của nhau.
Nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Trung Quốc, hai bên nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN-Trung Quốc.

Việt Nam đề nghị Trung Quốc thực hiện nghiêm túc DOC

Về tình hình khu vực và thế giới, Hội nghị ASEAN – Trung Quốc tiếp tục khẳng định môi trường hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có ở Biển Đông, là quan tâm và lợi ích chung của các nước.
Các bên cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC, nỗ lực thúc đẩy xây dựng COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Tàu Trung Quốc ở Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2021
Biển Đông
Việt Nam lên tiếng về việc tiêm kích Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật ở Biển Đông
Phát biểu tại Hội nghị hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ quan điểm này của các quốc gia ASEAN.
Theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, rải qua 30 năm quan hệ hữu nghị, 25 năm đối tác đối thoại, 18 năm đối tác chiến lược, ASEAN và Trung Quốc đã tạo dựng được nền tảng hợp tác toàn diện, phong phú và thực chất trên mọi lĩnh vực.
Theo ông Phạm Minh Chính, ASEAN và Trung Quốc đều là đối tác truyền thống hàng đầu của nhau, thể hiện nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của hai bên cùng nhau vun đắp quan hệ trên cơ sở “tin cậy, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi”.
“Trong bối cảnh hiện nay, các bên cần chung tay, trách nhiệm, tiếp tục đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, góp phần bảo vệ hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”, nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng mong muốn Trung Quốc, với tiềm năng và vị thế của mình, tiếp tục tham gia hợp tác khu vực và quốc tế duy trì môi trường hoà bình, ổn định, kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững.
Nhân dịp này, ông Phạm Minh Chính cũng cảm ơn và đánh giá cao Trung Quốc đã chia sẻ, giúp đỡ các nước, trong đó có Việt Nam, kiểm soát dịch bệnh, duy trì phát triển.
Cùng với đó, Thủ tướng Việt Nam đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhanh chóng khôi phục hàng không, du lịch, các chuỗi sản xuất, cung ứng của khu vực, tạo thuận lợi di chuyển an toàn của người dân, doanh nhân.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng bày tỏ mong muốn Trung Quốc, với vị thế của mình, hỗ trợ ASEAN phát huy vai trò trung tâm, củng cố lòng tin chiến lược, kiến tạo môi trường hữu nghị, ổn định, thuận lợi cho hợp tác cùng phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định lập trường của ASEAN về Biển Đông. Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC, đẩy mạnh thương lượng xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
“Tất cả vì một Biển Đông hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác, phục vụ lợi ích chung là hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới”, Thủ tướng Việt Nam nêu rõ.
Động thái của nhà lãnh đạo Việt Nam gây chú ý khi giới quan sát cho rằng, Hà Nội đã khéo léo lồng nghép lập trường của mình về Biển Đông, đan xen với lợi ích chung của toàn khối ASEAN để tạo được tiếng nói “kiên quyết, cứng rắn” hơn với Bắc Kinh.
Kết thúc Hội nghị, các Lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về Hợp tác hỗ trợ Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Tuyên bố chung ASEAN về Hợp tác Phát triển bền vững và xanh.

Anh chia sẻ lập trường của Việt Nam về Biển Đông?

Ngoài tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN cùng chuỗi sự kiện liên quan, chiều 26/10, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Boris Johnson.
Đáng chú ý, tại cuộc điện đàm này, ông Boris Johnson nêu bật vị thế, vai trò quan trọng của Việt Nam ở ASEAN, khẳng định Vương quốc Anh coi Việt Nam là đối tác quan trọng ở khu vực trong bối cảnh Anh đang điều chỉnh chính sách theo hướng tăng cường hợp tác với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ phát biểu tại phiên họp HĐBA LHQ về tình hình Iraq và hoạt động của Phái bộ LHQ Hỗ trợ Iraq (UNAMI) ngày 25/8/2021. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
Biển Đông
Đại sứ Việt Nam tại LHQ: các hành động ở Biển Đông gần đây làm suy giảm lòng tin giữa các nước
Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, đặc biệt là lập trường về các tranh chấp ở khu vực Biển Đông, người đứng đầu hai Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, an ninh và hòa bình tại Biển Đông.
Cả Thủ tướng Anh Boris Johnson lẫn người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đều chia sẻ quan điểm đề cao luật pháp quốc tế, trong đó coi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.
Cũng trong khuôn khổ cuộc điện đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Anh tạo điều kiện hơn nữa cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận thị trường Anh và khuyến khích các doanh nghiệp Anh mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng của nền kinh tế Việt Nam như tài chính-ngân hàng, dầu khí, phát triển năng lượng tái tạo, kinh tế số, công nghiệp chế biến, chế tạo.
Cùng với đó, lãnh đạo hai nước nhất trí sớm công nhận hộ chiếu vaccine của nhau để tạo điều kiện nối lại giao thương và du lịch giữa hai nước.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vaccine, thuốc điều trị Covid-19, phát triển công nghiệp dược, đặc biệt là chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.
Ông Johnson cảm ơn Việt Nam nhiệt tình ủng hộ Anh trở thành Đối tác Đối thoại của ASEAN, trong đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và vui vẻ nhận lời mời thăm chính thức Việt Nam từ Thủ tướng Phạm Minh Chính khi điều kiện cho phép.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала