Các nhà khoa học phát hiện nhện sử dụng mạng nhện làm đôi tai khổng lồ

CC0 / Pixabay / Nhện
Nhện - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Đăng ký
Theo nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học Mỹ tiến hành, khi chăng tơ gần suối và các vùng nước khác, kể cả gần cầu và bờ đập, con nhện thuộc loài Larinioides sclopetarius sử dụng mạng nhện không chỉ để bắt côn trùng mà còn để thu nhận âm thanh từ khoảng cách lớn.
Cấu trúc kỹ thuật của tơ nhện rất tinh tế, tương tự như radar và các mảng âm thanh của con người. Bài báo về điều này được đăng trên trang web bioRxiv.org.
Loài nhện này sống ở Bắc Mỹ và khắp châu Âu. Đường kính mạng nhện của chúng - "đôi tai bên ngoài" do nhện tạo ra - có thể lớn gấp 10.000 lần kích thước cơ thể chúng. Khám phá mới cho thấy nhện và các loài chân đốt khác có thể tương tác với thế giới bên ngoài theo những cách mà các nhà khoa học vẫn chưa đoán được.
Jotus karllagerfeldi - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.10.2021
Tìm thấy loại nhện mới có móng vuốt

Nhện nghe âm thanh bằng cách nào?

Trong điều kiện bình thường, nhện chỉ có thể nghe thấy âm thanh ở khoảng cách gần - trong vòng vài mét. Những sợi lông nhỏ đặc biệt trên các chi có tác dụng tiếp nhận các rung động âm thanh từ không khí. Người ta cũng biết rằng tơ nhện có khả năng truyền dao động âm thanh trong dải tần số rộng. Điều này được chứng minh qua một nghiên cứu năm 2017 của Jian Zhou và Ronald Miles được công bố trên tạp chí PNAS.
Giờ đây, nhóm các nhà nghiên cứu cùng với các đồng nghiệp từ Đại học Binghamton và Cornell đã sử dụng âm thanh có tính định hướng cao, kích hoạt nó trên mạng, nhưng không động đến con nhện ở trung tâm mạng nhện. Những con nhện gập người xuống, đứng thẳng hoặc sợ hãi, cho thấy theo cách này loài động vật chân đốt này có thể nghe được âm thanh từ chim hoặc dế từ khoảng cách hơn 10 m. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhện có thể đã phát triển khả năng tương tự để tránh những kẻ săn mồi nguy hiểm hoặc theo dõi côn trùng để bắt mồi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала