Đề xuất mới về đầu tư ra nước ngoài lĩnh vực dầu khí của Việt Nam

© Depositphotos.com / VietboxDầu mỏ
Dầu mỏ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Đăng ký
Việt Nam đang xây dựng Nghị định thay thế cho Nghị định số 124 năm 2017 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài đối với hoạt động dầu khí, nhất là các dự án của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petrovietnam (PVN).
Tình hình hoạt động các dự án thăm dò, khai thác dầu khí đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như Junin 2 tại Venezuela, dự án do PVEP là chủ đầu tư (40% vốn) cùng với Tổng Công ty Dầu khí Venezuela và Nagumanov (Nga –Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia với tỷ lệ vốn góp 49% trong Công ty TNHH Gazpromviet – GPV) hiện ra sao?
Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP), vừa kiến nghị bổ sung quy định về đầu tư dự án dầu khí vào dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi).

Đề xuất mới về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí

Theo cổng thông tin Chính phủ, Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Cụ thể, Bộ Công Thương nêu lý do vì sao phải có Nghị định thay thế Nghị định số 124 liên quan đến những quy định về đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí.
Khai thác dầu khí  - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2021
Giá dầu cao nhưng mỏ đã cạn kiệt, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tính toán gì?
Theo Bộ Công Thương, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 124/2017/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí nhằm mục đích bổ sung, sửa đổi một số quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí phù hợp với Luật Đầu tư năm 2020 và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
“Nghị định mới sẽ nâng cao tính thực tiễn, khả thi và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, hạn chế tối đa những khó khăn, vướng mắc có thể phát sinh”, Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Bộ Công Thương cũng nêu rõ, quan điểm xây dựng Nghị định là đảm bảo tính “hợp hiến, hợp pháp”, tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng đồng thời mong muốn khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tư dầu khí bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Khi nào đầu tư dầu khí ra nước ngoài không phải xin chấp thuận chủ trương?

Bộ Công Thương cho biết, Nghị định mới sẽ giải quyết 2 nhóm vấn đề quan trọng.
Nhóm vấn đề thứ nhất là bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2020.
Theo đó, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan đến các quy định mới về đầu tư ra nước ngoài trong Luật Đầu tư năm 2020.
Có một số điều chỉnh đáng chú ý, trong đó, đặc biệt nhất là các dự án dầu khí có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 800 tỷ đồng không phải xin chấp thuận chủ trương.
Giàn khai thác tại mỏ Đại Hùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
Vì sao Việt Nam phải sửa đổi Luật Dầu khí, thêm quyền cho PVN?
Cùng với đó, cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư ra nước ngoài Còn cơ quan, người có thẩm quyền quyết định đầu tư ra nước ngoài thì có thẩm quyền quyết định điều chỉnh nội dung quyết định đầu tư ra nước ngoài, theo Bộ Công Thương.
Nhóm vấn đề thứ hai là bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí nhằm tháo gỡ các vướng mắc phát sinh thời gian qua.
Bộ Công Thương nêu cụ thể, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến các vấn đề như việc điều chỉnh tăng vốn đầu tư ra nước ngoài để giải quyết các nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng dầu khí, thỏa thuận điều hành chung đã ký và quy định pháp luật nước sở tại.
Trong đó có các nghĩa vụ thu dọn mỏ, đền bù cam kết, nộp thuế, quỹ đào tạo… trong khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã hết hạn mức và dự án đã kết thúc hoặc đang trong quá trình thực hiện các thủ tục kết thúc.
Ngoài ra còn có vấn đề bù trừ khi xác định vốn đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư tại mỗi thời điểm đối với các khoản tiền đã chuyển về nước, bao gồm lợi nhuận được chia, các khoản thuế được nước sở tại hoàn lại.
“Pháp nhân thành lập ở nước ngoài/công ty điều hành có thể thực hiện nhiều dự án và thành lập địa điểm kinh doanh phù hợp với pháp luật của nước sở tại”, Bộ Công Thương cho biết.
Cùng với đó, Nghị định mới cũng lưu ý, trong giai đoạn đầu triển khai dự án, nhà đầu tư Việt Nam chưa phải bỏ vốn đầu tư do được nhà đầu tư nước ngoài gánh vốn.

Các dự án đầu tư ra nước ngoài của PVN hiện ra sao?

Như Sputnik đề cập, theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2020 gửi tới Quốc hội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hiện có một số dự án khó khăn, nguy cơ thua lỗ.
Theo báo cáo, lũy kế đến 31/12/2020, tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước của Việt Nam là 6.719 triệu USD, trong đó, PVN có số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện lớn nhất 3.973 triệu USD chiếm 59% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện.
Giàn khoan dầu khí Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2021
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vừa được trao thêm quyền
Kế đó là Viettel với 1.454,9 triệu USD chiếm 22%, VRG đứng thứ ba với 925,8 triệu USD chiếm 14%. Cũng theo báo cáo, có 121/131 dự án đầu tư ra nước ngoài của các DNNN có báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2020, có 32 dự án không phát sinh doanh thu, 89 dự án có doanh thu (với tổng doanh thu tại nước ngoài khoảng 5,54 tỷ USD, bằng 79% cùng kỳ năm 2019) và có tới 28 dự án đầu tư bị lỗ, với tổng số lỗ 236,89 triệu USD.
Đối với những số liệu công bố cơ bản này, Bộ Tài chính (cơ quan soạn thảo báo cáo gửi Quốc hội) nhìn nhận nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro, chưa có hiệu quả đầu tư. Điển hình là các dự án đầu tư vào các dự án thăm dò, khai thác dầu khí hay các dự án trồng, chế biến cao su.
Với việc mang 6,7 tỷ USD đầu tư ra nước ngoài, nhưng doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam bị thua lỗ gần 1,2 tỷ USD, trong đó có hàng loạt dự án thăm dò, khai thác dầu khí gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro thua lỗ.
Vậy loạt dự án quy mô lớn mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam - PVN) triển khai thời gian trước đây bên ngoài lãnh thổ Việt Nam hiện ra sao?
Theo một báo cáo mà Bộ Công Thương gửi Chính phủ trước đó về việc phối hợp thực hiện giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp) từng nhắc về việc có tới 11/13 dự án mà PVN ủy quyền cho Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) thực hiện đầu tư ra nước ngoài thua lỗ, đứng trước nguy cơ thua lỗ hoặc chưa rõ hiệu quả.
Đáng chú ý, có một số dự án trong số này phải tạm dừng triển khai, nguy cơ mất lượng tiền lớn đầu tư mà điển hình là 532 triệu USD rót vào dự án Junin 2 tại Venezuela.
Kho chứa khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2021
Biển Đông
Việt Nam chào đón các công ty dầu khí Mỹ có nhằm để chống lại Trung Quốc ở Biển Đông?
Đối với dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1,82 tỷ USD cho giai đoạn 2010 - 2015 này, PVEP là chủ đầu tư (40% vốn) cùng với Tổng Công ty Dầu khí Venezuela tham gia.
Tuy vậy, vì không có tiến triển sau thời gian dài triển khai, dự án phải tạm dừng triển khai theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo ngày 2/12/2013 của Văn phòng Chính phủ.
Thêm một dự án tại Nagumanov (Nga), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia với tỷ lệ vốn góp 49% trong Công ty TNHH Gazpromviet - GPV để nghiên cứu và triển khai các dự án đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Nga và các nước thứ ba.
Đối với dự án này, phía PVN từng xin rút khỏi liên doanh nhưng đến tháng 4/2017, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng nêu rõ việc chưa đồng ý cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia rút khỏi công ty này.
Đến tháng 10/2017, Thủ tướng Chính phủ có công văn chấp thuận về phương thức tiếp tục tham gia của PVN trong Công ty TNHH Gazpromviet. Trong khi đó với việc nghiên cứu thăm dò lô Danan (Iran), PVEP góp vốn 82,07 triệu USD và cũng phải xin tạm dừng/giãn tiến độ.
Cùng với đó, có một loạt dự án đầu tư của PVN ở khu vực Đông Nam Á hiện cũng gặp nhiều khó khăn.
Điển hình như từ đầu năm 2018, PVN đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho phép PVEP được chuyển nhượng toàn bộ 15% quyền lợi tham gia vào lô dầu PM304 và kết thúc dự án tại các lô XV, lô SK305 ở Malaysia.
Trong khi đó, ở Myanmar, PVEP cũng có 3 dự án đầu tư chưa rõ hiệu quả, đó là dự án lô M2, lô MD2 và lô MD4.
Tại Campuchia, sau khi PVEP đầu tư 72,4 triệu USD để thực hiện thăm dò dầu khí nhưng đến hết thời hạn cấp phép đầu tư, PVEP vẫn chưa thể triển khai dự án, buộc phải chuyển nhượng lại cho đối tác nước ngoài.
Dựa vào báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2021 được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam công bố, PVN hiện có 3 công ty liên doanh, liên kết bao gồm Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro, Công ty TNHH Liên doanh Rusvietpetro và Công ty TNHHH Gazpromviet.
Vietsovpetro và Rusvietpetro vẫn kinh doanh sản xuất hiệu quả trong khi Gazpromviet đã giảm tỷ lệ vốn góp của PVN tại liên doanh khai thác dầu thô và khí này từ 49% xuống còn 20,44%.

PVEP đề xuất thêm quyền cho PVN?

Cuối tháng 10 vừa qua, PVEP, với vai trò đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, đã có văn bản góp ý về dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi.
Trong đó, PVEP lưu ý, so với Luật Dầu khí hiện hành, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi), bổ sung thêm quy định về thẩm quyền của PVN phê duyệt phương án đầu tư thăm dò, đầu tư thăm dò mở rộng nhưng rất nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quan trọng khác phát sinh trong giai đoạn lập, phê duyệt đến triển khai, kết thúc dự án dầu khí lại chưa được xử lý.
Giàn công nghệ Trung tâm số 2 tại mỏ Bạch Hổ do Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro quản lý
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2021
Samsung, Viettel, PVN hay Vingroup, doanh nghiệp nào làm ăn tốt nhất ở Việt Nam?
PVEP kiến nghị Bộ Công Thương bổ sung các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư dự án dầu khí của các doanh nghiệp nhà nước như PVN và các doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% của doanh nghiệp nhà nước như PVEP.
PVEP cũng bày tỏ mong muốn PVN được trao thêm quyền. Cụ thể, dự thảo Luật quy định về quyền tham gia của PVN khi có phát hiện thương mại, quyền ưu tiên mua trước khi đối tác chuyển nhượng và nhận chuyển giao quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khi quyết định rút khỏi hợp đồng dầu khí vì lý do an ninh quốc phòng, PVN báo cáo Bộ Công Thương thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ. Hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định chi tiết của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo PVEP, thông thường, thời hạn để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực thi các quyền tham gia và quyền ưu tiên mua trước theo các hợp đồng dầu khí và thỏa thuận điều hành chung là rất ngắn, đa số đều giới hạn 30 ngày đối với quyền ưu tiên mua trước và 90 ngày đối với quyền tham gia khi có phát hiện thương mại.
“Nếu PVN thực thi quyền tham gia và quyền ưu tiên mua trước sẽ dẫn đến việc thực hiện giao dịch chuyển nhượng với bên nhà thầu liên quan và sửa đổi hợp đồng dầu khí. Hai vấn đề này đều phụ thuộc phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ”, PVEP lưu ý.
Do đó, PVEP kiến nghị đề xuất áp dụng 2 quy trình khác nhau cho việc thực hiện. Thứ nhất, quyền tham gia khi có phát hiện thương mại và quyền ưu tiên mua trước. Thứ hai, nhận chuyển giao của nhà thầu từ bỏ hợp đồng dầu khí vì lý do an ninh quốc phòng.
Giàn khai thác tại mỏ Đại Hùng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
Vì sao Việt Nam phải sửa đổi Luật Dầu khí, thêm quyền cho PVN?
Quy trình thứ nhất, PVEP kiến nghị bổ sung quy định cho phép Hội đồng thành viên PVN chủ động quyết định việc thực thi các quyền này theo quy định và hoàn thiện hồ sơ để xin phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ đối với giao dịch chuyển nhượng và sửa đổi hợp đồng dầu khí. Trong hồ sơ xin phê duyệt, sẽ kèm theo báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư và phương án thu xếp vốn của PVN/PVEP.
Đồng thời, chỉ khi đó, quyết định của PVN sẽ chỉ có hiệu lực khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giao dịch chuyển nhượng.
“Nếu áp dụng quy trình này mới có thể đáp ứng được thời hạn phải trả lời đối tác về quyết định lựa chọn tham gia hay không. Ngoài ra, không phải thực hiện thủ tục xin phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ theo hai lần cho cùng một vấn đề”, theo quan điểm của PVEP.
Theo dự kiến, Luật Dầu khí (sửa đổi) sẽ được lấy ý kiến Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và trình Quốc hội ban hành tại Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала