Việt Nam thay đổi cách tính giá cơ sở, quy định mới về kinh doanh xăng dầu

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNMua, bán xăng tại cửa hàng bán lẻ xăng, dầu Petrolimex
Mua, bán xăng tại cửa hàng bán lẻ xăng, dầu Petrolimex - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
Đăng ký
Giá xăng dầu ở Việt Nam biến động liên tục. Chính phủ vừa quyết định rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng, giá dầu, đồng thời cũng thay đổi cách tính giá cơ sở mới từ năm 2022.
Theo đó, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh 10 ngày một lần (vào ngày 1, 11 và 21 hàng tháng) thay vì 15 ngày như trước đó. Nếu giá xăng biến động mạnh (trên 10%) hoặc ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội thì Bộ Công Thương phải báo cáo Thủ tướng.
Tại Nghị định 95, Chính phủ cũng ban hành quy định mới về kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam từ đầu năm 2022.

Việt Nam: Giá xăng dầu điều chỉnh 10 ngày một lần

Tại Việt Nam, Chính phủ vừa quyết định giá xăng, giá dầu sẽ điều chỉnh 10 ngày một lần.
Như Sputnik thông tin, trong nước, giá xăng dầu biến động tăng liên tục thời gian qua. Đỉnh điểm hôm 26/10, giá xăng đã lên mức cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng thế giới, nguy cơ thiếu điện, thiếu nhiên liệu gây lo ngại.
Mua, bán xăng tại cửa hàng bán lẻ xăng, dầu Petrolimex - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Lợi nhuận của Petrolimex giảm mạnh, Trung Quốc mua đến 90% sắn Việt Nam
Theo Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu được Chính phủ ban hành hôm 1/11/2021, từ ngày 2/1/2022, thời gian điều hành, điều chỉnh giá xăng dầu sẽ được rút ngắn từ 15 ngày/lần, xuống còn 10 ngày/ lần.
Cụ thể, theo Nghị định 95, thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng. Mỗi tháng, các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ điều chỉnh giá xăng dầu 3 lần.
Có một số lưu ý quan trọng khác. Theo đó, đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ.
Đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.
Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Cùng với đó, trong trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên 10% số với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về biện pháp điều hành cụ thể.
Trong khi đó, tại Nghị định 83 ban hành năm 2014, trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở trên 7% so với giá cơ sở liền kế trước đó hoặc việc tăng giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống nhân dân, liên Bộ Công Thương – Tài chính báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến đưa ra biện pháp điều hành cụ thể.

Điều chỉnh cách tính giá xăng dầu cơ sở ra sao?

Cũng theo Nghị định 95, giá cơ sở xăng dầu dược tính theo công thức mới.
Theo đó, tại Việt Nam, giá xăng dầu sẽ được xác định từ cơ cấu tỷ trọng gồm cả 2 nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước, thay vì chỉ trên giá nhập khẩu như trước đây.
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh thảo luận tại tổ về cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2021
Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ sớm xem xét can thiệp, bình ổn giá xăng dầu
Cụ thể, theo điều 38a Nghị định 95 quy định, công thức tính giá cơ sở xăng dầu, giá cơ sở xăng dầu được xác định bằng (=) giá xăng dầu từ nguồn nhập khẩu nhân với (x) tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn nhập khẩu cộng (+) giá xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước nhân với (x) tỉ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước.
Các cơ quan chức năng cũng quyết định tính giá cơ sở xăng sinh học được xác định bằng (=) tỷ lệ phần trăm thể tích xăng không chì (%) nhân (x) {(giá xăng thế giới cộng (+) chi phí đưa xăng từ nước ngoài về cảng Việt Nam cộng (+) chi phí về thuế nhập khẩu xăng) nhân (x) tỷ trọng sản lượng xăng nhập khẩu cộng (+) (giá xăng thế giới cộng (+) premium cộng (+) chi phí đưa xăng từ nhà máy lọc dầu trong nước đến cảng (nếu có)) nhân (x) tỷ trọng sản lượng xăng từ nguồn sản xuất trong nước)} cộng (+) tỉ lệ phần trăm thể tích Ethanol nhiên liệu (%) nhân (x) giá Etanol nhiên liệu cộng (+) chi phí kinh doanh định mức cộng (+) mức trích lập Quỹ bình ổn giá cộng (+) lợi nhuận định mức cộng (+) các khoản chi phí về thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nghị định 95 cũng quy định rõ tỷ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu để tính giá cơ sở được xác định hàng quý, tỷ trọng sản lượng của quý trước liền kề sẽ được áp dụng để tính giá cơ sở cho các kỳ điều hành của quý tiếp theo.
Các chuyên gia đánh giá, với công thức tính giá cơ sở xăng dầu và thời gian điều hành như trên, giá xăng dầu trong nước sẽ “hạ nhiệt” nhờ giảm các khoản chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam, tăng cường tiêu thụ xăng dầu sản xuất trong nước nhưng vẫn bám sát giá xăng dầu thế giới.

Quy định mới về kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam từ đầu năm 2022

Nghị định 95 vừa ban hành cũng có một số sửa đổi điều kiện đối với doanh nghiệp, thương nhân, đại lý kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam.
Trong đó, đáng lưu ý, thương nhân phải có hệ thống phân phối xăng dầu cụ thể. Tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 5 cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu 40 tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.
Một góc Trạm biến áp 220kV Lao Bảo và đường dây 220kV Đông Hà - Lao Bảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2021
Xăng tăng, điện không giảm, Bộ Công Thương sẽ cố bình ổn giá
Riêng đối với thương nhân đầu mối kinh doanh nhiên liệu hàng không, Nghị định quy định không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định trên nhưng phải đáp ứng thêm điều kiện nhất định. Cụ thể, cần có phương tiện vận tải, xe tra nạp nhiên liệu hàng không phù hợp với quy định, tiêu chuẩn mặt hàng nhiên liệu hàng không thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên.
Ngoài ra, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có kho tiếp nhận tại sân bay với các trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chuẩn của mặt hàng nhiên liệu hàng không thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên.
Để kinh doanh đầu mối xăng dầu cũng cần phải có phòng thử nghiệm đủ năng lực thuộc sở hữu hoặc thuê để kiểm tra chất lượng mặt hàng nhiên liệu hàng không theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế theo quy định hiện hành.
Đối với đại lý bán lẻ xăng dầu, Nghị định 95 đã sửa điều kiện về cửa hàng bán lẻ. Theo đó, có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định 95/2021/NĐ-CP.
Đồn thời, Nghị định 95 cũng quy định điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Cụ thể, phải thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên của thương nhân là đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).
Trường hợp đi thuê cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân đi thuê phải đứng tên tại Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
Bên cạnh đó, điều 24a Nghị định 95 cũng quy định, thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ, tức các cây xăng mini, chỉ được hoạt động ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa theo hướng dẫn của Bộ Công Thương và phù hợp với các quy định hiện hành.
Cây xăng dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
Chỉ còn 2.000 đồng nữa: Giá xăng sẽ ‘phá vỡ’ kỷ lục
Ngoài ra, các thương nhân kinh doanh xăng dầu bằng thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ phải gửi hồ sơ thông báo đến Sở Công Thương địa phương nơi đặt thiết bị bán xăng dầu để được cấp Giấy tiếp nhận thông báo kinh doanh xăng dầu bằng thiết bị bán xăng dầu quy mô nhỏ.
Theo khoản 6 điều 26 quy định, chỉ được ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng như cháy nổi, lũ lụt, hoặc đã nỗ lực áp dụng biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng.
Đáng chú ý, liên quan đến dự trữ xăng dầu, điều 31 của Nghị định 95 cũng giảm 10 ngày so với quy định hiện hành về thời gian dự trữ xăng dầu.
Theo đó, kể từ ngày nghị định có hiệu lực (2/1/2022), các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân đầu mối sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối phải đảm bảo ổn định mức dự trữ xăng dầu bắt buộc tối thiểu bằng 20 ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một ngày của năm trước liền kề, cả về cơ cấu chủng loại, bao gồm dự trữ phục vụ an ninh năng lượng quốc gia, dự trữ lưu thông bắt buộc.

“Cần giữ ổn định giá xăng dầu”

Như Sputnik đã thông tin, tại kỳ điều chỉnh mới đây nhất hôm 26/10, giá xăng E5 RON 92 tăng 1.430 đồng mỗi lít, xăng RON 95 tăng 1.460 đồng/lít.
Giá các loại dầu tại Việt Nam cũng tăng cao, trong đó dầu diesel tăng 1.170 đồng/lít, dầu hỏa tăng 1.010 đồng/lít, dầu mazut tăng 120 đồng/kg.
Sau điều chỉnh, xăng E5 RON 92 có giá bán tối đa là 23.110 đồng/lít, RON 95 là 24.330 đồng/lít, dầu diesel là 18.710 đồng/lít, dầu hỏa 17.630 đồng/lít dầu mazut là 17.210 đồng/kg.
Tại phiên thảo luận ở nghị trường Quốc hội ngày 30/10, nhiều đại biểu đã nêu quan điểm lo ngại trước tình trạng giá xăng dầu tăng cao, khiến cho giá nguyên liệu đầu vào tăng, sẽ đẩy giá hàng hóa, gây khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Người dân Hà Nội mua xăng sau khi tăng giá - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2021
Giá xăng dầu sẽ còn tăng và tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.HCM) kiến nghị Chính phủ cần xem xét, can thiệp, hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu.
Theo ông Trần Hoàng Ngân, giá xăng hiện nay đang tăng cao, trong khi Việt Nam vẫn còn dư địa, các công cụ như thuế nhập khẩu, giá trị gia tăng, phí bảo vệ môi trường cần được sử dụng để hạn chế đà tăng giá xăng dầu và sớm bình ổn.
ĐBQH Hoàng Văn Cường, Đoàn Hà Nội đánh giá, do tác động của đại dịch Covid--19 khiến nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Việc giá xăng, dầu. vốn là giá đầu vào của rất nhiều hoạt động kinh tế-xã hội, một khi tăng cao sẽ tác động đến các lĩnh vực khác. Đặc biệt, những lĩnh vực như giao thông vận tải đang bị tác động mạnh bởi giá xăng dầu tăng cao.
ĐBQH Hoàng Văn Cường cho rằng, điều chỉnh về giá phải sử dụng công cụ thuế của Nhà nước đang quản lý. Trong khi đó, công cụ để kiểm soát giá xăng dầu mà Nhà nước có thể tính đến là thuế, phí. Cụ thể là giảm thuế nhập khẩu hoặc thuế môi trường ở mức hợp lý.
“Bộ Công Thương phải đánh giá được mức độ thay đổi của giá thế giới với khả năng cung ứng trong nước để dự báo được mức độ ảnh hưởng có thể gia tăng. Bộ Tài chính là đơn vị thực thi các chính sách, có lộ trình thay đổi về thuế, thay đổi, điều chỉnh về phí như thế nào và đây là vấn đề mà Bộ sẽ phải thẩm tra và đánh giá để báo cáo Chính phủ”, đại biểu Hoàng Văn Cường lưu ý.
Ông Cường cho rằng, mức tăng giá xăng dầu như vừa qua chưa phải là quá lớn so với đỉnh điểm nhiều năm trước nhưng trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp, người dân khó khăn như hiện nay, thì giá xăng dầu tăng cao, sẽ đẩy các chỉ số của tất cả những ngành khác tăng lên, nhất là vận tải, du lịch.
Do đó, ông Cường đề nghị cần thiết giữ ổn định giá xăng dầu để ổn định, phục hồi kinh tế, kìm chế tăng giá các ngành khác. Trong đó, ưu tiên nhất là nên xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó là can thiệp hiệu quả quỹ bình ổn, tăng như vậy thì bỏ trích lập.
Nhân viên cửa hàng xăng dầu điều chỉnh giá bán - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2021
Vì sao giá xăng, giá dầu ở Việt Nam bất ngờ giảm?
Trong bối cảnh giá năng lượng thế giới tăng cao, nguồn cung khan hiếm, hạn chế, Chính phủ cũng đánh giá, việc điều chỉnh giá xăng dầu trong nước sẽ chịu áp lực lớn.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính điều hành linh hoạt theo diễn biến giá thế giới. Chính phủ cũng lưu ý việc tính toán mức trích lập, chi sử dụng quỹ bình ổn cũng cần linh hoạt, hợp lý để tạo dư địa cho điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán và tạo đà kiểm soát giá năm 2022.
“Chúng ta cần giữ bình ổn mặt bằng giá xăng dầu vừa để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала