- Sputnik Việt Nam, 1920
Đại dịch COVID-19
Tin tức mới nhất về tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam và thế giới.

Việt Nam tiếp tục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh để phục hồi kinh tế

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.11.2021
Đăng ký
Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 10/2021 để đánh giá về tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2021, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những tháng cuối năm nay.

Hoạt động sản xuất, kinh doanh đang dần ổn định

Chiều 6/11, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2021 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Cuộc họp diễn ra ngay sau khi Thủ tướng và đoàn cấp cao Việt Nam về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Biến đổi khí hậu (COP26), làm việc tại Vương quốc Anh và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 31/10 đến 5/11.
Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong tháng 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp Hội nghị lần thứ 4; Quốc hội khóa XV tổ chức kỳ họp thứ 2. Phục vụ 2 sự kiện này, Chính phủ đã tích cực chuẩn bị nhiều tài liệu, báo cáo trình Trung ương, Quốc hội, tập trung vào phát triển kinh tế – xã hội và phòng, chống dịch bệnh, trong đó chuẩn bị 54 báo cáo gửi Quốc hội. Các báo cáo tại đợt 1 kỳ họp thứ 2 của Quốc hội được đánh giá là đạt chất lượng cao.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer được tiêm trong đợt này - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2021
Đại dịch COVID-19
Bộ Y tế đề nghị các địa phương bảo đảm an toàn tiêm chủng, xử lý nghiêm các vi phạm
Cùng với đó, kể từ khi ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP (ngày 11/10) đến nay, tình hình kinh tế – xã hội tháng 10 đã có nhiều chuyển biến tích cực.
“Các địa phương, cơ quan, đơn vị mặc dù còn có việc này, việc kia, phải nhìn nhận, xem xét và bám sát, dựa trên thực tiễn để điều chỉnh từng bước một cách hiệu quả”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình doanh nghiệp trong tháng 10 có sự phục hồi, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 29,8% so với tháng trước. Từ giữa tháng 10/2021 đến nay, khoảng hơn 75% lao động đã trở lại các đô thị lớn, khu công nghiệp, giúp giảm áp lực thiếu lao động cho doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10 tăng 6,4% so với tháng trước; đáng chú ý là tháng 10 đã xuất siêu trở lại sau nhiều tháng nhập siêu.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, các chỉ số trong tháng 10 rất tích cực; cầu tiêu dùng tăng trở lại; xuất siêu trở lại trong tháng 10 trong khi 9 tháng trước là nhập siêu. Đầu tư nước ngoài tăng cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài về sự hồi phục kinh tế của Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đảm bảo cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế.
Bà Nguyễn Thị Hồng cho biết thêm, trong 10 tháng đầu năm, tín dụng tăng; mặt bằng lãi suất ở mức thấp; hệ thống ngân hàng tiếp tục triển khai hỗ trợ giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh một số rủi ro, trong đó có sức ép lạm phát.
Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2021
Đại dịch COVID-19
Hoa Kỳ tuyên bố ý định bắt Trung Quốc phải trả lời về nguồn gốc coronavirus
Hiện lạm phát ở mức tương đối thấp, đảm bảo chỉ tiêu của Quốc hội dưới 4%. Tuy nhiên, sức ép lạm phát tăng dần, trong bối cảnh giá cả hàng hóa thế giới tăng. Bên cạnh đó là nguy cơ nợ xấu; hoạt động sản xuất, kinh doanh còn khó khăn; giải ngân vốn đầu tư công thấp.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay: “Nợ xấu hiện vẫn ở mức dưới 2%, nhưng các khoản nợ xấu tiềm ẩn do chính sách hỗ trợ hoãn, giãn có thể khiến nợ xấu lên mức 7-8%; nếu doanh nghiệp còn khó khăn do dịch thì nợ xấu có thể tiếp tục tăng. Các chuyên gia trong và ngoài nước cũng có khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước sớm có lộ trình để giữ an toàn cho hệ thống ngân hàng”.

Kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin, so với thời điểm cách đây 1 tháng, trước khi thực hiện Nghị quyết 128, số ca mắc trong cộng đồng giảm 66,7%; số tử vong giảm 64,6%; số ca điều trị giảm 97,3%.
“Điều này phần nào thể hiện rõ hiệu quả của chiến dịch tiêm vắc-xin. Cơ bản hiện nay các địa phương thực hiện tốt Nghị quyết 128”, Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định.
Đến thời điểm này, trong tổng số 195 triệu liều vắc-xin đã có hợp đồng hay có thỏa thuận cung ứng thì 124 triệu liều đã về Việt Nam. Bộ Y tế đã phân bổ cho các địa phương 109 triệu liều, số còn lại đang phân bổ tiếp. Tổng số liều đã tiêm là 88 triệu liều, tốc độ tiêm ngày hôm qua (5/11) đã lên tới 2 triệu mũi tiêm.
Đối với 19 tỉnh, thành phố phía Nam, có 27,7 triệu người trên 18 tuổi và tổng số vắc-xin đã phân bổ cho khu vực này là 51,7 triệu liều. Tính chung cả khu vực này, 94,7% dân số trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1; 51,5% đã tiêm mũi 2. Bộ Y tế tiếp tục coi đây là khu vực trọng điểm để cung ứng vắc-xin và bảo đảm thực hiện chiến dịch tiêm chủng. Về việc tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi, đến nay, tất cả các địa phương đều tiêm an toàn, không có trường hợp nào phản ứng nặng sau tiêm.
Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, qua các chuyến thăm và làm việc tại nước ngoài của lãnh đạo Đảng, Nhà nước vừa qua, cộng đồng quốc tế đánh giá cáo việc thay đổi chiến lược, tư duy phòng chống dịch của Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiến nghị tiếp tục bao phủ vắc-xin, tạo điều kiện tối đã cho việc giao thương, đi lại giữa các vùng, các địa phương, trong đó đẩy mạnh ứng dụng tích hợp số hóa, công nghệ thông tin; thúc đẩy phục hồi kinh tế ở các địa phương, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm.
Định hướng nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, cần tiếp tục thực hiện các mục tiêu: Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 theo tinh thần quản lý rủi ro và đẩy mạnh phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội; giữ vững chủ quyền, lãnh thổ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, khai thác hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Thủ tướng cũng nhấn mạnh về kích thích tiêu dùng nội địa bởi hoạt động bán lẻ đã phục hồi nhưng còn yếu, đồng thời đảm bảo các giải pháp kiềm chế lạm phát.
Tình hình coronavirus ở Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2021
Đại dịch COVID-19
Cư dân của các nước phát triển tổn thọ bao nhiêu năm do đại dịch?
Ngoài ra, để có thể tập trung mở cửa thị trường, mở cửa nền kinh tế, Thủ tướng cho rằng, phải đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc-xin phòng Covid-19, bảo đảm an toàn, hiệu quả, khoa học, không chần chừ, nhất là tập trung cho các địa bàn, khu vực trọng điểm như các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала