'Tăng trưởng 3-3,5% trong năm nay' là con số thách thức, Việt Nam khó đạt được

© Ảnh : TTXVN - Vũ Minh ĐứcĐại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Lê Thanh Vân phát biểu.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Lê Thanh Vân phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Về kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 3-3,5% của Việt Nam trong năm nay, ĐBQH Lê Thanh Vân cho biết khó có thể đạt được. Để đạt mục tiêu này, theo phân tích của ông, GDP phải tăng 8,6% trong ba tháng cuối năm.

Mục tiêu trước mắt: sớm đưa học sinh trở lại trường

Sáng 8/11, Quốc hội bước vào đợt hai của kỳ họp cuối năm với thời lượng 6 ngày, chủ yếu dành cho thảo luận kinh tế - xã hội và chất vấn thành viên Chính phủ.
Tại phiên khai mạc kỳ họp lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, tuy nhiên quý 3 giảm 6,17% do ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt dịch thứ tư; tính chung 9 tháng GDP tăng 1,42%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2021
Đại dịch COVID-19
Tình hình dịch ở Việt Nam, Thủ tướng ban hành công điện khẩn về tiêm vaccine
Thời gian còn lại của năm 2021, Chính phủ xác định tập trung cao nhất cho chống dịch, đồng thời khẩn trương xây dựng các phương án, kịch bản phù hợp với thực tế.
"Mọi nguồn lực sẽ được khơi thông cho chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội; sớm đưa học sinh trở lại trường an toàn", Thủ tướng nói.
Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ lắng nghe ý kiến của các Đại biểu về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong hai ngày 8 và 9/11. Quá trình thảo luận, thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu.

'Đây là con số thách thức'

Đại biểu Lê Thanh Vân (Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội) góp ý, kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 3-3,5% trong năm nay khó có thể đạt được. Để đạt mục tiêu này, theo phân tích của ông, GDP phải tăng 8,6% trong ba tháng cuối năm.
"Đây là con số thách thức. Năm ngoái, khi cường độ diễn biến Covid-19 không mạnh như hiện nay, chúng ta cũng chỉ đạt tăng trưởng 2,91%. Với bối cảnh năm nay, tôi e là khó có thể đạt tăng trưởng 3-3,5%", ông Vân nói.
Như Sputnik đã đưa tin trước đó, trong buổi họp của Chính phủ về việc tổng kết 5 tháng chống dịch trong đợt bùng phát lần thứ 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2022 là 6-6,5%
Tuy nhiên, theo Đại biểu đoàn Cà Mau, các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm đã bám sát tình hình thực tế nhưng riêng chỉ tiêu tăng trưởng GDP, kỳ vọng tăng bình quân 6,5% vẫn nên được đánh giá cẩn trọng. Nền kinh tế từ nay đến giữa năm sau ở giai đoạn phục hồi, sau đó mới tính tới câu chuyện tăng trưởng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2021
Đại dịch COVID-19
Việt Nam nỗ lực 'bình thường mới', Thủ tướng đặt mục tiêu GDP cho năm 2022
Ngoài kinh tế, đại biểu này cũng góp ý về năng lực của cán bộ quản lý khi những diễn biến đại dịch vừa qua bộc lộ sự yếu kém của một bộ phận cán bộ, từ nhận thức đến hành vi, không chuẩn về pháp luật, dẫn tới ứng xử không đúng.

"Tôi đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương phải xử lý nghiêm những trường hợp này. Xử lý để cho người dân biết chúng ta làm nghiêm", ông Vân nói.

Chính sách 'giảm thuế' không đem lại ý nghĩa cho ngành du lịch, dịch vụ

Tại cuộc họp Quốc hội sáng nay, góp ý về chính sách phục hồi kinh tế, đại biểu Nguyễn Như So đề nghị các gói hỗ trợ cần thực chất hơn và rút gọn điều kiện, thủ tục. Đặc biệt là đối với những ngành nghề liên quan đến du lịch, dịch vụ.
Theo ông So, tỷ lệ được tiếp cận và hưởng chính sách hiện nay càng thấp còn thấp. Ông So nhấn mạnh, với những doanh nghiệp nằm trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, như du lịch, khách sạn, thì giải pháp giảm thuế thu nhập doanh nghiệp không đem lại nhiều ý nghĩa.
Sân bay Vân Đồn mở lại các đường bay thương mại Quảng Ninh - Tp Hồ Chí Minh từ 27/10 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Việt Nam sẽ đón khách du lịch quốc tế theo lộ trình 3 giai đoạn như thế nào?
Về vấn đề này, Đại biểu Nguyễn Thị Minh Tâm (Quảng Bình) kiến nghị, Chính phủ cần hỗ trợ tài chính trực tiếp và linh hoạt cho các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch và người dân kinh doanh du lịch cộng đồng. Đồng thời, tăng cường thanh khoản và khả năng tiếp cận các quỹ, nguồn vốn đầu tư, các khoản tín dụng, gia hạn trả nợ.
Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa- Vũng Tàu) cũng lấy dẫn chứng, tổng thu từ du lịch 8 tháng đầu năm 2021 đạt 136.520 tỷ đồng, giảm 26,5 % so với cùng kỳ.
Ngoài đề nghị nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp du lịch về phát triển bền vững như các đại biểu khác, ông Quân nhấn mạnh, cần ưu tiên thúc đẩy nhanh hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid- 19 cho người dân, người lao động các trung tâm du lịch.
Đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số trong quản lý và thông tin du lịch, hình thành được hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử liên thông giữa Trung ương và địa phương.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала