Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tài chính nói về 'lỗ hổng' đấu thầu thiết bị y tế

© TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpBộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại phiên họp Quốc hội sáng 10/11, xoay quanh vấn đề chất lượng nhân lực y tế, đặc biệt là những vụ việc sai phạm khiến nhiều cán bộ y tế vướng vòng lao lý, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự quan tâm và đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, sáng 10/11, Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn. Nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực y tế sẽ được đưa ra chất vấn đầu tiên.

Đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ hoàn toàn phải được kiểm toán

Mở đầu phiên chất vấn được điều hành bởi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ông cho biết theo tinh thần Nghị quyết 19 của Trung ương về sắp xếp đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập, nếu đơn vị nào của ngành y tự chủ hoàn toàn thì được phép tổ chức hạch toán như doanh nghiệp và phải kiểm toán hàng năm (kiểm toán nhà nước hoặc kiểm toán độc lập).
"Chúng ta đã thực hiện nghiêm việc này chưa hay đến khi mất bò mới lo làm chuồng? Vấn đề hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của Bộ là một chuyện, còn vấn đề nữa là chế độ kế toán và kiểm toán với các đơn vị", ông nói.
Đồng thời, nhấn mạnh Nghị quyết 19 nói rõ quản lý và hạch toán như doanh nghiệp, việc liên kết đặt máy, mua thuốc, vật tư thiết bị y tế... hàng năm phải kiểm toán và công khai. Ông đề nghị Bộ trưởng kiểm tra việc này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2021
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói về ‘nỗ lực của ngành y tế’ trước Quốc hội
Về vấn đề đơn vị y tế cấp huyện, sau khi sắp xếp, đề án nói rõ chuyển về địa phương, ngành y tế chỉ quản lý về mặt chuyên môn vì cấp huyện nắm rõ về con người, nhân sự, đất đai trên địa bàn.

"Đề nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Nội vụ chuẩn bị giải trình vấn đề này cho rạch ròi. Chúng ta đã có nhiều năm thực hiện nhưng nay còn chưa thống nhất giữa các địa phương. Qua chống dịch bộc lộ năng lực của y tế cơ sở", ông Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội mong đại biểu thống nhất để Nghị quyết về chất vấn có nội dung này. Đặc biệt, nếu chuyển y tế cấp huyện cho địa phương quản lý thì phải thống nhất trên toàn quốc và ngành y chỉ quản lý về chuyên môn.

'Hy vọng năm 2023, Covid thành bệnh tương tự cúm mùa'

Trước câu hỏi của Đại biểu Lưu Văn Đức về công tác dự báo diễn biến dịch có vai trò quyết định tới biện pháp phòng ngừa. Bộ Y tế dự báo diễn biến dịch đến hết năm 2022 như thế nào? Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết:
"Vấn đề dự báo Covid rất khó khăn. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới chưa có dự báo mang tính dài hạn. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng chỉ cảnh báo dịch bệnh không thể kết thúc trong năm 2022".
Ông Long nhấn mạnh:
"Hy vọng đến năm 2023, Covid-19 trở thành bệnh tương tự như cúm mùa. Một số nước đưa ra dự báo ngắn hạn, bởi đại dịch lần này liên tục có biến chủng".
Về đề nghị của Đại biểu Lưu Văn Đức trong việc làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong việc chậm tham mưu triển khai chiến lược vaccine và tiêm vaccine công bằng, ông Long khẳng định chiến lược vaccine của Việt Nam đã triển khai thành công.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định Mai Thị Phương Hoa phát biểu.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2021
Đại biểu Quốc hội: 'Chính quyền cơ sở cần tránh hành động cảm tính'
Việt Nam cũng đã thúc đẩy ngoại giao vaccine để tăng lượng vaccine về nhanh nhất, nhiều nhất. Các đơn vị trong nước cũng đang triển khai tự chủ vaccine thông qua nghiên cứu, chuyển giao công nghệ. Tới đây vaccine trong nước có khả năng được cấp phép.
Chiến dịch tiêm chủng đã được tổ chức ở quy mô lớn nhất từ trước đến nay; cả nước đã tiêm được 94 triêu người.
Ông Long cũng khẳng định, lượng vaccine đảm bảo đủ cho người từ 18 tuổi trở lên cũng như trẻ em từ 12 tuổi tiêm đủ hai mũi; mũi ba cuối năm nay sẽ triển khai.

Những sai phạm trong ngành y tế trở thành đề tài 'nóng' tại họp Quốc hội

Ngoài những thắc mắc về công tác phòng chống dịch trong 2 năm vừa qua và dự định trong năm 2022, đa số những câu hỏi được đặt tại kỳ họp Quốc hội sáng 10/11 là về vấn đề quản lý kinh tế trong bệnh viện, gây nên những vi phạm trong thời gian gần đây.
Khởi tố bị can, khám xét nơi ở và nơi làm việc của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.11.2021
Việt Nam khởi tố, khai trừ khỏi Đảng nhiều lãnh đạo ngành y tế
Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng các giải pháp Bộ trưởng đưa ra chưa thỏa đáng.

"Bộ trưởng nói sẽ phân công người phụ trách về kinh tế trong bệnh viện. Nhưng nếu xảy ra sai phạm thì người đứng đầu vẫn phải chịu trách nhiệm", ông Cường phân tích.

Ông Cường nói và cho rằng trong này có phần trách nhiệm của cơ quan chủ quản, Đại biểu Cường thẳng thắn:
"Những cơ quan có chuyên môn về kinh tế khi kiểm tra các báo cáo tài chính không phát hiện ra sai phạm thì làm sao các giáo sư, bác sĩ chỉ có chuyên môn y tế làm sao phát hiện ra được".
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói theo quy định của Đảng, Nhà nước thì người đứng đầu chịu trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm trong đơn vị.
Ông Nguyễn Quang Tuấn
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2021
Từ vụ ông Nguyễn Quang Tuấn: Thầy thuốc giỏi hay một nhà quản lý tồi?
Ở mỗi đơn vị, người đứng đầu chịu trách nhiệm thiết lập cơ chế làm việc, kiểm tra, giám sát và triển khai công việc. Do vậy, nếu đơn vị xảy ra sai phạm thì dù trực tiếp hay gián tiếp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Theo ông Long, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật với cơ sở y tế toàn quốc. Nhưng với vấn đề nhân sự, quản lý tài chính, thanh tra, kiểm tra thì do UBND các tỉnh, thành.
"Chúng ta rất đau lòng vì những sai phạm xảy ra, nhưng phải xử lý đúng quy định", ông Long nói thêm.
Địa phương cũng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Bộ Y tế lập đoàn kiểm tra chuyên ngành, nhưng chỉ mang tính chuyên môn; còn về kinh tế, đấu thầu, mua sắm do địa phương xử lý.
Thời gian qua, Bộ Y tế thường xuyên nhắc nhở các đơn vị phải chấp hành đúng quy định về quản lý đấu thầu, mua sắm. Ông Long cũng chia sẻ thực tế, Chính phủ cho phép mua sắm trang thiết bị y tế trong tình trạng khẩn cấp, nhưng một số địa phương vẫn có tâm lý "ngại mua sắm".

Bộ trưởng Tài chính nói về ‘lỗ hổng’ trong đấu thầu thiết bị y tế

Giải trình về chức năng và quyền hạn của Bộ Tài chính về quản lý giá trong đấu thầu thiết bị y tế, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lấy dẫn chứng về Luật quản lý giá năm 2012 đã xác định, giao cho cơ quan quản lý giá đối với giá chuyên ngành về cho Bộ chuyên ngành quản lý.

“Ví dụ giá đất được giao cho Bộ Tài nguyên&Môi trường, giá điện hoặc xăng dầu được giao cho Bộ Công Thương. Tương tự như thế, giá thiết bị y tế được giao cho Bộ Y tế. Cụ thể, Nghị định 36 của Chính phủ năm 2014 về quản lý thiết bị y tế, trách nhiệm thuộc về Bộ Y tế. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã ban hành thông tư số 14 năm 2020 liên quan đến trách nhiệm này của Bộ”, ông Hồ Đức Phớc nêu.

Theo người đứng đầu Bộ Tài chính, thời gian qua đã xảy những sai phạm trong lĩnh vực giá.
“Không những về giá thiết bị y tế, mà còn giá liên quan đến mảng giáo dục và kể cả giá đất cũng như các lĩnh vực khác như giá đất hay giá thiết bị giáo dục, đều có ‘lỗ hổng’ cần được hoàn thiện”, ông Phớc phát biểu.
Trước tình hình đó, Bộ Tài chính và Bộ Y tế đã cùng nhau bàn bạc và ban hành Nghị định 98 vào ngày 8/11 vừa qua.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2021
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: “Ngân sách nhà nước không bao giờ cạn kiệt”
Khi xây dựng Nghị định này, trước đó Bộ tài chính đã tham gia cùng Bộ Y tế đưa ra 2 văn bản bao gồm: Số 11527 và số 11529 vào ngày 3/11, từ đó đề nghị Chính phủ ‘thắt chặt lổ hổng này’.
Theo ông Phớc, bước chuyển từ Nghị định 36 sang Nghị định 98 có phần chặt chẽ hơn.

“Từ công thức công khai giá trong Nghị định 36 sang Nghị định 98 trở thành kê khai giá. Điều đó có nghĩa là các cơ sở y tế phải kê khai giá và giá này phải được truyền về trung tâm dữ liệu của Bộ Y tế để quản lý. Khi đã kê khai giá, nếu bán giá sai với quy định sẽ phải chịu xử phạt hành chính, nặng hơn là thu hồi giấy phép hoạt động hoặc phải chịu truy tố trước pháp luật”, Bộ trưởng Tài chính nêu.

Kết luận phát biểu của mình, ông Hồ Đức Phớc khẳng định, sự chuyển đổi này sẽ ‘thắt chặt được lỗ hổng’ về vấn đề giá của thiết bị y tế.
Đồng thời, ông Phớc thông tin thêm về giá nhập khẩu thiết bị y tế sẽ phải thông qua giá của hải quan, còn nếu thiết bị được sản xuất trong nước thì phải công khai giá trong nước.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала