Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ các trò chơi trên Biển Đông

© AFP 2023 / Philippine CoastguardTàu cá của Trung Quốc.
Tàu cá của Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2021
Đăng ký
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ về việc leo thang căng thẳng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ở châu Á, ý định áp đặt quân sự hóa của Mỹ trong khu vực không gây được sự ủng hộ. Việc thành lập AUKUS gây bất ổn tình hình ở Biển Đông và đẩy các nước trong khu vực này tới hành động đơn phương, theo các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn.
Hoa Kỳ đang tìm cách mở rộng sự hiện diện của mình ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, và nỗ lực để vượt qua những trở ngại mà Trung Quốc tạo ra cho họ trên đường đi. Điều này đã được phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby thông báo vào ngày 8 tháng 11. Ông lưu ý khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trên không và trên biển trong khu vực là mối quan tâm ngày càng tăng của Lầu Năm Góc. Ông John Kirby cho biết Mỹ là đại diện cho một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở và dự định đạt được mục tiêu này thông qua mạng lưới liên minh và quan hệ đối tác.
© Flickr / Chuck Hagel John Kirby
John Kirby - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2021
John Kirby

Trò chơi tổng bằng không

Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc này của Lầu Năm Góc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói đại dương không phải là một sân chơi có tổng bằng không. Không ai có quyền sử dụng đại dương như một công cụ để đơn phương áp đặt quyền lực của mình, ông nói khi phát biểu tại một diễn đàn về Biển Đông, diễn ra vào ngày 9 tháng 11 tại Tam Á. Qua video được trích dẫn, Ngoại trưởng Trung Quốc gọi việc khi một số quốc gia phô trương sức mạnh để bảo vệ quyền bá chủ của mình trên biển, tiếp tục xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác là không thể chấp nhận được.
John Kirby - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2021
Lầu Năm Góc cáo buộc Trung Quốc cản trở hành động của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Artem Garin từ Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết việc trao đổi những tuyên bố như vậy phản ánh sự đối đầu ngày càng gia tăng trong khu vực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Đồng thời, chuyên gia nhấn mạnh không có quốc gia nào ở châu Á phản hồi tích vực việc Hoa Kỳ đơn phương áp đặt quân sự hóa trong khu vực.

"Lập trường được phát ngôn viên Lầu Năm Góc lên tiếng không hề có lợi cho Hoa Kỳ. Chính quyền Biden tuyên bố Donald Trump không biết cách xây dựng quan hệ với khu vực, và bây giờ, mọi thứ được cho là sẽ diễn ra đúng như mong muốn. Tuy nhiên, bất chấp những tên tuổi lớn trong đội ngũ của đương kim tổng thống, Mỹ vẫn có những hành động bất lợi với mong muốn gia tăng ảnh hưởng trong khu vực. Rốt cuộc, rất khó để tìm thấy các quốc gia ở châu Á mong muốn việc Hoa Kỳ đơn phương cố gắng áp đặt quân sự hóa vào khu vực sẽ thực sự gây được tiếng vang. Và sự ra đời của AUKUS là một ví dụ về điều này. Bất chấp tất cả những tuyên bố của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, người Mỹ vẫn đề nghị đạt được điều này với vũ khí, và lại trong một giai đoạn khủng hoảng khó khăn do đại dịch, . Cách tiếp cận này đi ngược lại lợi ích của các quốc gia trong khu vực. Nhiều nước trong số đó đã đạt được thành tựu phục hồi kinh tế, nếm trải thành quả phát triển kinh tế và đang hướng tới chính mục tiêu đó".

Phó Thủ tướng thứ nhất Andrey Belousov - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.11.2021
Bộ Ngoại giao Nga: Các nước ASEAN coi AUKUS là mối đe dọa an ninh

AUKUS và lợi ích của ASEAN

Lập trường của Trung Quốc hoàn toàn phù hợp với những lợi ích này của các nước ASEAN. Họ tuyên bố không muốn lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, không muốn trở thành một phần của khu vực, nơi sẽ bùng phát sự cạnh tranh. Ngay cả trước khi AUKUS được công bố, Trung Quốc đã tuyên bố ủng hộ các nước trong khu vực trong nỗ lực tạo ra một khu vực không có vũ khí hạt nhân. Lập trường của Trung Quốc trong vấn đề này có thể tìm thấy sự ủng hộ to lớn từ các nước châu Á.
Việc thành lập AUKUS là nhân tố tiêu cực và không chắc chắn lớn nhất ở Biển Đông, Yan Yan- giám đốc Trung tâm Luật và Chính sách Hàng hải của Viện Biển Đông, nói với Sputnik khi bình luận về tuyên bố của Vương Nghị và John Kirby. Chuyên gia Trung Quốc cũng ghi nhận hoạt động ngày càng tăng của Hoa Kỳ trong khu vực, các chuyến thăm thường xuyên của các chính trị gia Hoa Kỳ tới Đông Nam Á. Đồng thời, theo quan điểm của bà, Trung Quốc tích cực ủng hộ việc duy trì ổn định lâu dài trong khu vực.
© AFP 2023Cựu Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo
Cựu Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo  - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2021
Cựu Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo
Cựu Tổng thống Philippines Gloria Macapagal Arroyo là một trong những người tham gia diễn đàn Tam Á. Bà tuyên bố trước đây, các tranh chấp về Biển Đông đã được giải quyết thông qua việc mở rộng quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa các quốc gia liên quan, cũng như thông qua cán cân quyền lực. Sự hiện diện của các lực lượng Hoa Kỳ và các đồng minh ở Biển Đông ngày càng tăng. Quá trình này sẽ trở nên đe dọa hơn nữa dưới thời AUKUS, và khối có thể tạo ra nhu cầu phản ứng từTrung Quốc. Cựu Tổng thống Philippines cho biết một cuộc đối đầu có thể xảy ra giữa các tàu chiến Trung Quốc và Hạm đội 7 Mỹ sẽ có tác động đến thị trường chứng khoán, tiền tệ và hàng hóa trên thế giới. Bàbày tỏ hy vọng một kịch bản không mong muốn như vậy sẽ chỉ là trí tưởng tượng thuần túy, nhưng vẫn còn đó những lo ngại nhất định.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала