AstraZeneca ngừng bán phi lợi nhuận ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

© Depositphotos.com / Rafael Henrique Vaccine AstraZeneca.
Vaccine AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Bên lề Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kí kết hợp đồng mua thêm 25 triệu liều vaccine AstraZeneca cùng nhiều khoản đầu tư y tế vào Việt Nam. Mới đây, AstraZeneca dự định sẽ thu "lợi nhuận khiêm tốn" với các hợp đồng thương mại cung cấp vaccine Covid-19 mới, Việt Nam có bị ảnh hưởng gì nếu dự định này được thực hiện?

AstraZeneca dự định ngừng bán vaccine phi lợi nhuận

Ngày 12/11, hãng dược phẩm Anh - Thụy Điển AstraZeneca cho biết, sắp tới hãng dự định chuyển đổi dần, từ việc thu về "lợi nhuận khiêm tốn" đối với các đơn đặt hàng vaccine mới.
Thay vào đó, khoản lợi nhuận "hạn chế" từ vaccine trong quý IV/2021, sẽ được dùng để bù đắp chi phí liên quan đến hỗn hợp kháng thể, được phát triển để ngăn ngừa và điều trị Covid-19.
Giám đốc điều hành AstraZeneca Pascal Soriot nhấn mạnh, tập đoàn đang đưa ra mức giá phải chăng và theo nhiều cấp độ, phụ thuộc vào khả năng chi trả của từng quốc gia. Theo ông, loại vaccine Covid-19 do AstraZeneca hợp tác phát triển cùng Đại học Oxford của Anh sẽ không trở thành "nguồn thu lợi nhuận khổng lồ".
Vaccine AstraZeneca. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2021
Đại dịch COVID-19
Hà Nội đồng ý rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc-xin AstraZeneca
Doanh thu từ vaccine Covid-19 của AstraZeneca trong quý III/2021 là 1,1 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với 13 tỷ USD của Pfizer, và 4,8 tỷ USD của Moderna.
Công ty còn công bố lỗ ròng 1,65 tỷ USD trong quý III so với mức lợi nhuận sau thuế 651 triệu USD vào cùng kỳ năm ngoái, một phần do tăng chi phí nghiên cứu, và phát triển nhiều chương trình, bao gồm phương pháp điều trị Covid-19.
Nguyên nhân là do AstraZeneca đã cam kết bán vaccine với giá gốc trong thời kỳ đại dịch và đang tính phí khoảng 5 USD một liều. Tuy nhiên, ông Soriot cho rằng:
"Mọi người phải chấp nhận rằng Covid-19 đang trở thành bệnh đặc hữu. Chúng ta sẽ phải học cách sống chung với nó, đồng nghĩa với khả năng tiêm nhắc lại thường xuyên".
Người đứng đầu hãng dược AstraZeneca cũng thông tin thêm, ông không hối hận vì mô hình phi lợi nhuận mà AstraZeneca từng duy trì, trong khi các hãng vaccine khác thu về lợi nhuận lớn. Ông Sorriot khẳng định:
"Tất cả chúng tôi đều vô cùng tự hào về ảnh hưởng mà AstraZeneca đem lại. Chúng tôi đã cứu một triệu sinh mạng và hàng triệu người khỏi nguy cơ nhập viện".
Tính đến cuối tháng 9, AstraZeneca đã cung cấp hơn 145 triệu liều vaccine Covid-19 cho các quốc gia thu nhập thấp, và trung bình thông qua cơ chế Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiếm một nửa nguồn cung của Covax.
Con số dự kiến tăng lên 250 triệu liều vào cuối năm nay và AstraZeneca cam kết tiếp tục cung cấp vaccine cho những nước nghèo nhất với giá gốc.

Việt Nam có bị ảnh hưởng sau khi kí hợp đồng mua 25 triệu liều vaccine?

Như Sputnik đã đưa tin, trong chuyến thăm đến Vương Quốc Anh để tham dự Hội nghị COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến làm việc với lãnh đạo Công ty AstraZeneca, dự lễ ký các thỏa thuận hợp tác giữa tập đoàn với các đối tác Việt Nam.
Theo đó, AstraZeneca sẽ đầu tư 2.000 tỷ đồng (90 triệu USD) nhằm hỗ trợ Việt Nam về mặt y tế, còn phía Việt Nam ký kết hợp đồng mua thêm 25 triệu liều vaccine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tại Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Thành công lớn trong việc kí kết hợp tác giữa Việt Nam và tập đoàn AstraZeneca
Tại đây, Giám đốc điều hành tập đoàn AstraZeneca, ông Pascal Soriot khẳng định, dù tình hình có khó khăn, song hãng cũng sẽ nỗ lực để ngay trong tháng 11/2021 hoàn thành bàn giao toàn bộ 30 triệu liều vaccine của hợp đồng thứ nhất. Ngay sau đó, đầu tháng 12/2021, lô đầu tiên của hợp đồng mới ký này sẽ có mặt tại Việt Nam.
Nghĩa là dù dự định chuyển đổi mô hình thu về 'lợi nhuận khiêm tốn' như AstraZeneca vừa thông bảo, thì khả năng cao những hợp đồng hợp tác giữa Việt Nam và hãng dược của Anh vẫn không thay đổi.
Trước đó, gần 1 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng đặt mua 30 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca, Hệ thống tiêm chủng VNVC - thuộc Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam, tiếp tục ký hợp đồng mua thêm hơn 25 triệu liều, nâng tổng số vaccine mà VNVC đã đặt mua về Việt Nam đến thời điểm này lên tới hơn 55 triệu liều. Gần 22 triệu liều vaccine Covid-19 của hợp đồng này đã được chuyển về Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Tổng Giám đốc Tập đoàn AstraZeneca Pascal Soriot. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.08.2021
Đại dịch COVID-19
Có 687 ca nhiễm nguy kịch, Thủ tướng đề xuất AstraZeneca về hợp đồng vaccine COVID-19 dành cho trẻ em
Ngoài ra, theo các văn bản được ký kết tại buổi làm việc, AstraZeneca và các đối tác Việt Nam đã đạt được hai thoả thuận bước ngoặt, nhằm góp phần phát triển ngành sản xuất dược phẩm sinh học trong nước, và hỗ trợ nỗ lực phòng, chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam.
Với khoản đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng như đã nói ở trên, phía AstraZeneca sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất dược phẩm trong nước, giúp bệnh nhân tiếp cận tốt hơn với các thuốc chất lượng cao được sản xuất ngay tại Việt Nam.
Dự kiến trong giai đoạn 2022-2030, sẽ có 3 sản phẩm thuốc quan trọng được công ty sản xuất gia công trong nước. Công bố khoản đầu tư mới này nối tiếp khoản đầu tư trị giá 5 nghìn tỷ đồng (220 triệu USD) của AstraZeneca vào Việt Nam trong giai đoạn 2020-2024 được công bố vào năm 2019.
Đặc biệt, ông Pascal Soriot cam kết, ngoài việc sẽ cung ứng vaccine theo đúng kế hoạch, và tăng thêm số lượng phân bổ vaccine cho Việt Nam.
Thời gian tới, AstraZeneca cũng sẽ cố gắng cao nhất, đáp ứng tích cực các đề nghị của Việt Nam; mong muốn thúc đẩy hợp tác chiến lược lâu dài với Việt Nam, một thị trường với 100 triệu dân và đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала