Tại sao nền kinh tế Mỹ không còn sức chịu đựng các trừng phạt thuế quan đối với Trung Quốc

© AP Photo / Kin CheungPhòng giao dịch tiền tệ Hồng Kông
Phòng giao dịch tiền tệ Hồng Kông - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.11.2021
Đăng ký
Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ kêu gọi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy bỏ thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, theo quan điểm của họ, các trừng phạt thuế quan chỉ đẩy nhanh lạm phát ở Mỹ.
Mấy chục hiệp hội chuyên ngành, bao gồm Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn, Liên đoàn Nông dân, Phòng Thương mại và khoảng 20 cơ cấu khác, thay mặt Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Trung Quốc, đã ký tên trong thư gửi Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen và Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai. Trong bức thư được gửi trước thềm hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Trung-Mỹ, cộng đồng doanh nghiệp Mỹ kêu gọi tập trung giải quyết một vấn đề cấp bách nhất của họ.
made in China - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2021
Tại sao Mỹ sẵn sàng hạ mức thuế hàng hóa Trung Quốc?

Thuế quan gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh tại Mỹ

Cách đây vài năm, khi chính quyền Donald Trump chuẩn bị áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sau cuộc điều tra theo Mục 301 Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ, các chuyên gia đã cảnh báo rằng, trừng phạt thuế quan sẽ gây hại cho các doanh nghiệp Mỹ. Vào thời điểm đó, Washington đã giải thích rằng, các biện pháp này là cần thiết để ép buộc Bắc Kinh tuân theo các quy tắc làm vừa lòng Hoa Kỳ trên thị trường toàn cầu, cũng như để xử lý sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước. Hơn nữa, lập luận của các chuyên gia kinh tế giải thích rằng, nguyên nhân của sự mất cân bằng thương mại không phải là sự cạnh tranh thiếu trung thực của Trung Quốc, mà là vai trò của Hoa Kỳ và đồng USD trong nền kinh tế toàn cầu, đã không thuyết phục được chính quyền Mỹ. Kết quả là, hầu hết tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đều bị áp thuế.
Ngay cả khi đó, các chuyên gia hiểu rõ rằng, các biện pháp trừng phạt sẽ gây ra thiệt hại lớn cho chính Hoa Kỳ. Trung Quốc đã mở rộng quan hệ thương mại với các nước và khu vực khác - ví dụ, các nước ASEAN đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh đã tích cực hội nhập vào các hiệp định thương mại quốc tế. Ví dụ, Trung Quốc đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), nhờ đó có thể hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất ở châu Á. Trung Quốc đã chính thức đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc vẫn không giảm bớt. Năm 2017, ngay trước khi bùng phát cuộc chiến thương mại, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 375 tỷ USD. Năm 2020, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 310 tỷ USD, mặc dù xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm do đại dịch COVID-19.
Các nhà đầu tư nhìn vào màn hình máy tính hiển thị thông tin chứng khoán tại một công ty môi giới ở Thượng Hải - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2021
Nguyên nhân nào khiến nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại?
Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn I với Trung Quốc, theo đó Bắc Kinh cam kết tăng thêm 200 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ so với mức năm 2017. Nhưng, Washington vẫn giữ nguyên hầu hết các mức thuế áp với hàng hóa Trung Quốc. Và tân Tổng thống Mỹ Joe Biden, mặc dù đã hủy bỏ nhiều sắc lệnh thời Trump, nhưng vẫn không thực hiện những động thái chính trị mạnh theo hướng Trung Quốc. Do đó, cuộc chiến thương mại đã biến thành một bình thường mới. Rõ ràng là Hoa Kỳ sẽ duy trì các trừng phạt thuế quan trong thời gian dài.
Vấn đề là ở chỗ: các trừng phạt thuế quan không làm giảm khối lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ lên tới 452,5 tỷ USD - thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ "tiền thuế quan" năm 2017. Chỉ là người tiêu dùng Mỹ đang trả nhiều tiền hơn cho các hàng hóa đó. Tình hình trở nên trầm trọng hơn bởi vì có tới 50% tổng số hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ là các mặt hàng ở dạng bán thành phẩm được sử dụng trong quá trình sản xuất thành phẩm. Theo tính toán của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung, và điều này được nêu rõ trong bức thư, các nhà nhập khẩu Mỹ đã trả hơn 110 tỷ USD thuế quan, trong đó 40 tỷ USD đã được hạch toán trong thời gian ông Biden cầm quyền. Các doanh nhân Mỹ muốn sử dụng Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến sắp tới để thu hút sự chú ý của chính quyền Mỹ đối với các vấn đề của họ, - ông Yang Xiyu, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nói với Sputnik.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng thừa nhận rằng, các trừng phạt thuế quan gây suy yếu nền kinh tế Mỹ

Theo bà, thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc đương nhiên làm tăng giá cả trong nước, điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình vốn đã khó khăn với lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 10-2021 tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng theo năm cao nhất trong 30 năm qua. Giá một số mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm và những thứ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày còn tăng cao hơn nữa . Ví dụ, trong quãng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng 10-2021, giá thịt xông khói đã tăng 20%, trứng tăng - gần 12%, máy giặt - 15%, trong khi xăng tăng 50%. Mặc dù các biện pháp mà chính quyền Mỹ đưa ra để giúp người dân vượt qua cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 gây ra đã khiến thu nhập khả dụng của hộ gia đình tăng khá nhanh, nhưng, lạm phát tăng trưởng nhanh hơn. Kết quả là, thu nhập các hộ gia đình Mỹ trung bình đã giảm 1,2% so với mức tháng 10 năm 2020.
Cờ của Trung Quốc và Hoa Kỳ tại lễ khai mạc Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung tại Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2021
Trung Quốc có thể chơi rắn với Hoa Kỳ về vấn đề thương mại
Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân của lạm phát ở Hoa Kỳ. Đây là chính sách lãi suất cực thấp của Fed. Đây cũng là chính sách bơm tiền trực tiếp vào nền kinh tế - gần một phần tư tổng giá trị đồng USD đang được lưu thông đã được phát hành thêm sau khi cuộc khủng hoảng coronavirus bùng phát. Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, sự không cân xứng của các biện pháp hạn chế ở các quốc gia khác nhau khiến giá nguyên, nhiên, vật liệu tăng cao. Trong tình hình này, thuế quan đối với các sản phẩm của Trung Quốc chẳng khác nào châm thêm dầu vào lửa trong nền kinh tế Mỹ, chuyên gia Yang Xiyu nhận định.
Chắc là Washington đã hiểu rõ sự cần thiết phải dần dần thiết lập đối thoại với Bắc Kinh. Rõ ràng, trong quan hệ giữa hai nước có rất nhiều mâu thuẫn sâu sắc và cơ bản không thể được giải quyết trong một hội nghị thượng đỉnh. Trên thực tế, xét theo những bình luận của Washington và Bắc Kinh trước thềm hội nghị thượng đỉnh, không nên chờ đợi cuộc gặp này sẽ mang lại bất kỳ bước đột phá lớn hoặc quyết định mang tính lịch sử. Như Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các cách thức quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm, cũng như các cách để làm việc cùng nhau khi lợi ích của hai bên phù hợp. Ở giai đoạn đầu, hai bên có thể tìm ra giải pháp để nhượng bộ lẫn nhau. Tuy nhiên, không nên chờ đợi Mỹ hủy bỏ hoàn toàn các trừng phạt thuế quan. Mặt khác, việc các quan chức trong Bộ Tài chính và Phái đoàn Thương mại Hoa Kỳ bắt đầu nói về tác động của thuế quan đối với người tiêu dùng Mỹ, bản thân nó đã là một sự kiện rất lớn. Điều đó cho thấy rằng, các điều kiện đang được tạo ra để thể hiện ý chí chính trị và sửa chữa những sai lầm trong quá khứ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала