Biến động nhân sự ở Ngân hàng Nhà nước, chính sách tiền tệ của Việt Nam có thay đổi?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNhững người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2021
Đăng ký
Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ sẽ là người phụ trách điều hành công việc của Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng vừa bổ nhiệm thêm hai Phó Thống đốc gồm các ông Phạm Thanh Hà và Phạm Tiến Dũng.
Việt Nam tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ linh hoạt chủ động, minh bạch, tránh các nguy cơ bị chính quyền Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ như thời gian qua.

Ông Phạm Chí Quang phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Thống đốc về việc giao ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, phụ trách điều hành công việc của Vụ Chính sách tiền tệ.
Tại sự kiện này, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ đã công bố quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, phụ trách điều hành công việc của Vụ Chính sách tiền tệ kể từ ngày 15/11/2021.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Ngân hàng Nhà nước nói gì về triển khai thí điểm Mobile money ở Việt Nam?
Thay mặt Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà đã trao quyết định và chúc mừng ông Phạm Chí Quang.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mong muốn và tin tưởng ông Phạm Chí Quang sẽ tiếp tục phát huy năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm, cùng với tập thể cán bộ Vụ Chính sách tiền tệ đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Phát biểu khi nhận cương vị mới, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Chí Quang gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Cán sự Đảng, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Nhà nước vì đã tin tưởng giao cho ông trọng trách mới.
Ông Quang khẳng định sẽ cùng tập thể Vụ Chính sách tiền tệ phát huy bề dày truyền thống đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực hết sức hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
Trước đó, hôm 11/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã ký 2 quyết định bổ nhiệm có thời hạn 2 Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, ông Phạm Thanh Hà (tốt nghiệp Đại học George Washington (GW, GWU, Mỹ) được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ông Hà, ông Phạm Tiến Dũng, người có 30 năm kinh nghiệm làm việc tại Ngân hàng Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin ngân hàng, cũng được Thủ tướng Phạm Minh Chính bổ nhiệm làm Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Hiện tại, ban lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đương nhiệm gồm Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và các Phó thống đốc Đào Minh Tú, Nguyễn Kim Anh, Đoàn Thái Sơn, Phạm Thanh Hà và Phạm Tiến Dũng.
Đồng thời, có thể thấy, Hà Nội đang đặt nhiều ưu tiên trong điều hành chính sách tiền tệ hợp lý, đảm bảo yêu cầu phục hồi kinh tế, cũng như tránh các rủi ro trừng phạt liên quan đến cáo buộc thao túng tiền tệ như chính quyền Hoa Kỳ từng áp đặt cho Việt Nam.

Chính sách tiền tệ linh hoạt

Như Sputnik thông tin, gần 2 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan khác, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng hiệu quả cho nền kinh tế, quyết liệt xử lý nợ xấu.
Mặc dù vậy, thực tiễn hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới, cần có thêm các giải pháp để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Về điều hành chính sách tiền tệ, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tính đến ngày 07/10/2021, tổng phương tiện thanh toán (M2) trong nền kinh tế tăng 5,65% so với cuối năm 2020 và tăng 11,56% so với cùng kỳ 2020.
 Khách hàng tại Agribank Kon Tum - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Con Giám đốc Agribank Hưng Yên thăng tiến thần tốc, Ngân hàng Nhà nước đang điều tra?
Kể từ khi có dịch bệnh, trong thực thi chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 3 lần các mức lãi suất điều hành, tổng mức giảm 1,5-2,0%/ năm.
Việc điều chỉnh các mức lãi suất điều hành đó đã tác động giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi nội tệ (Đồng Việt Nam) các kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 0,3% - 0,6% trần lãi suất tiền gửi đến 12 tháng; giảm trần lãi suất cho vay ngắn hạn nội tệ đối với các lĩnh vực ưu tiên với tổng mức giảm là 1,5%/năm, đến cuối tháng 10/2021 đang dao động ở mức 4,5%/năm.
Trong các tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Nhà nước cũng giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp.
Ngoài ra, hiện có tổng số 16 ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua Hiệp hội Ngân hàng đã đồng thuận giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng khách hàng bị khó khăn, áp dụng từ ngày 15/7/2021 đến hết năm 2021, với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng trong cả nước là 20.613 tỷ đồng.
Đây là con số rất quan trọng, thể hiện sự chia sẻ một phần lợi ích của các ngân hàng thương mại để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hộ gia đình giảm chi phí, giảm bớt khó khăn, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không, Ngân hàng Nhà nước đã tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại để các ngân hàng cho vay đối với Vietnam Airlines. Các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng tài trợ với Vietnam Airlines và thực hiện giải ngân tổng số tiền 4.000 tỷ đồng.
Các Ngân hàng thương mại cũng đang triển khai các biện pháp giảm lãi, điều chỉnh lãi suất vốn vay, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho các hãng hàng không khác của Việt Nam đang gặp khó khăn.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2021
Vì sao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bơm lượng tiền lớn ra thị trường?
Liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho thu mua, tiêu thụ lúa gạo, sau hơn một tháng kể từ khi có chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tại Công văn số 5747 ngày 10/8/2021 yêu cầu các ngân hàng Thương mại và Ngân hàng nhà nước các chi nhánh khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hỗ trợ doanh nghiệp thu mua tạm trữ thóc, gạo trong bối cảnh dịch bùng phát, dư nợ cho vay thu mua, tiêu thụ lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng gần 5.000 tỷ đồng, hạn mức cấp tín dụng tăng 1.500 tỷ đồng.
Trong điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối, Việt Nam kiên định mục tiêu chống đô la hóa nền kinh tế.
Theo đó, trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng Đồng Việt Nam, giữ ổn định tỷ giá để tác động tích cực đến cả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, vay nợ nước ngoài của Chính phủ và của doanh nghiệp.
Thị trường ngoại tệ, tỷ giá và thị trường tiếp tục diễn biến tương đối ổn định, biến động không quá 0,6% trong 9 tháng của năm 2021.
Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Ngân hàng Nhà nước cũng duy trì nguồn dự trữ ngoại tệ ở mức lớn nhất từ trước tới nay.
“Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước còn phối hợp với Bộ Tài chính, cung cấp thông tin, giải thích và Chính phủ Hoa Kỳ đã gỡ bỏ nghi vấn thao túng tiền tệ cho Việt Nam”, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nêu rõ.
Cùng với đó, Kho bạc Nhà nước đấu thầu thành công, mua được số ngoại tệ lớn, với tỷ giá thấp của các ngân hàng thương mại, đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của ngân sách nhà nước hiện nay.
Về điều hành tín dụng, Việt Nam tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Nhờ các giải pháp đồng bộ, trong 9 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 nhưng tín dụng tăng ngay từ đầu năm và cải thiện hơn cùng kỳ năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2021
Ông Tô Duy Lâm thôi chức Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 7/10/2021, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam tăng 7,42% so với cuối năm 2020, cao hơn so với cùng kỳ 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 5,48%).
Với tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát và sự quyết tâm của các tổ chức tín dụng, đến hết năm 2021 sẽ tiệm cận mục tiêu tăng trưởng tín dụng đề ra từ đầu năm.
Tính đến cuối tháng 9/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 278.000 khách hàng với dư nợ 238.000 tỷ đồng, lũy kế giá trị nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng từ 23/01/2020 khoảng 531.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ngành Ngân hàng đã tích cực triển khai các chương trình khác hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh.
Liên quan đến xử lý nợ xấu, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính từ năm 2012 đến hết tháng 6/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng trên 530.000 tỷ đồng nợ xấu.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn tài chính cho người dân và doanh nghiệp

Trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021, mục tiêu và kế hoạch của năm 2022, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai các chính sách, giải pháp đang thực hiện hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do Covid-19, dành tối đa mọi nguồn lực hiện có, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, trong khuôn khổ quy định của pháp luật; đồng thời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn cho phục hồi nền kinh tế ngay khi dịch bệnh được kiểm soát.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2020
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ giảm lãi suất điều hành vì Covid-19
Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước tiếp tục bám sát tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế triển khai các giải pháp kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng đề ra, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong vay vốn tín dụng ngân hàng cho doanh nghiệp và người dân.
Các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay hỗ trợ sản xuất - kinh doanh; thực hiện cam kết giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì các mức lãi suất điều hành như hiện tại, đồng thời theo dõi sát diễn biến dịch bệnh, tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường để điều hành lãi suất một cách phù hợp.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.05.2019
Ngân hàng Nhà nước lên tiếng việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách giám sát nâng cao
Các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm, lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cùng với đó ngân hàng thương mại thận trọng về quản lý chất lượng tín dụng, xem xét thực chất các khoản nợ của khách hàng với số liệu nợ xấu thể hiện trong báo cáo tài chính công bố công khai theo niên độ.
Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành có liên quan tiếp tục có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể để phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần hạn chế nợ xấu.
Quốc hội cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14 nói riêng thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала