Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Chuyên gia Trung Quốc nói Luật Biển 1982 còn 'mơ hồ' nên bị các nước lợi dụng sơ hở

© AFP 2023 / Rolex Dela PenaĐảo Titu ở Biển Đông
Đảo Titu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.11.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại Hội nghị Biển Đông lần thứ 13 diễn ra ở Hà Nội, chuyên gia Yan Yan từ Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia của Trung Quốc cho rằng, UNCLOS 1982 có một số điều chưa được chi tiết, cụ thể. Thậm chí, một số quy định trong Luật Biển còn "mơ hồ" nên đã bị các nước khác lợi dụng, đưa ra yêu sách vô lý.

UNCLOS 1982 là 'Hiến chương xanh' của nhân loại

Như Sputnik đã đưa tin vào 2 ngày 18/19/11 vừa qua đã diễn ra Hội thảo Khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 tại Học viện Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội.
Trong khuôn khổ Hội thảo, các chuyên gia từ nhiều nước thảo luận về Luật Biển UNCLOS 1982, cũng như việc vận dụng, áp dụng công ước trong việc xác lập các vùng biển ở thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mỗi quốc gia trong Biển Đông.
Tại Hội thảo, UNCLOS được gọi với cái tên "hiến chương xanh" của nhân loại, có thể tạo ra các quy chế pháp lý quan trọng để mỗi quốc gia căn cứ vào đó xác định phạm vi vùng biển của mình phù hợp với những điều khoản của công ước.
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu tại hội thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.11.2021
Biển Đông
Hội thảo Biển Đông lần thứ 13 bàn về điều gì?
Đáng chú ý, bà Yan Yan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Luật và Chính sách Đại dương thuộc Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia (NISCSS), Trung Quốc cho rằng UNCLOS 1982 còn một số điều chưa được chi tiết, cụ thể.
Theo chuyên gia Trung Quốc này, thậm chí Luật Biển khá là "mơ hồ" nên đã bị các nước khác lợi dụng, đưa ra yêu sách vô lý.
Thế nhưng, ngay sau ý kiến này, nhiều chuyên gia có những bình luận đáp lại, cho rằng mặc dù UNCLOS còn một số quy định cần được cụ thể hóa hơn nhưng công ước này vẫn là cơ sở pháp lý quốc tế để các nước xác định phạm vi vùng biển hợp pháp của họ.
Công ước cũng là cơ sở để các nước giải quyết tranh chấp trong những vùng biển chồng lấn, tạo cơ chế để các bên giải quyết xung đột một cách rõ ràng theo luật pháp quốc tế.
Bên cạnh đó, chuyên gia Jay Batongbacal, Đại học Philippines cũng nhấn mạnh các bên cần coi trọng và tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016.
Các nhà nghiên cứu khuyến nghị các bên tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và hướng tới xây dựng hiệu quả Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

ASEAN là 'người trung gian' giữa các cường

Các chuyên gia đã đưa ra những nhận định về cục diện khu vực, đặc biệt là cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Đại sứ Bilahari Kausikan, cựu Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Singapore cho rằng có sự khác biệt giữa cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc và cạnh tranh giữa Mỹ và Liên Xô thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Mỹ - Trung Quốc chủ yếu cạnh tranh thiên về lĩnh vực kinh tế, thương mại, công nghệ và ngoại giao. Ngoài ra, các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, có nhu cầu phát triển kinh tế và xu hướng hợp tác giữa nhiều bên nhằm tránh xung đột và hạn chế đối đầu.
Cùng quan điểm với Đại sứ Bilahari Kausikan, Tiến sĩ Zach Cooper, chuyên viên cao cấp Viện doanh nghiệp Mỹ cho rằng Chiến tranh Lạnh không phải là phép so sánh tốt với những gì đang xảy ra.
Khai mạc Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2021
Biển Đông
Chuyên gia Dereck Grossman: Trung Quốc tự đánh mất uy tín bởi những chính sách của mình ở Biển Đông
Liên quan tới cách ứng xử của ASEAN trước cục diện cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc đang vô cùng phức tạp như hiện nay, bà Shuxian Luo, nghiên cứu viên tại Viện Brookings của Mỹ sử dụng 3 cụm từ để miêu tả chiến lược của ASEAN: Phòng ngừa rủi ro, Ràng buộc và Cân bằng sức mạnh mềm.
Theo bà Luo, một chiến lược như vậy đã giúp ASEAN đạt được thành công đáng kể trong việc mang lại sự ổn định và phát triển cho khu vực, bà nhấn mạnh:
"Điều đó cũng khiến ASEAN trở thành “người trung gian, nhà môi giới trung thực và cầu nối giữa các cường quốc”.
Nhằm tiếp tục cân bằng, ASEAN cần thúc đẩy quan hệ và ảnh hưởng với cả Trung Quốc và Mỹ, đồng thời thu hút và tập hợp những nước trung lập khác có chung mối quan tâm và mục tiêu với ASEAN.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала