Ông Hun Sen, Campuchia vẫn khôn khéo cân bằng quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc

© AFP 2023 / LILLIAN SUWANRUMPHAThủ tướng Campuchia Hun Sen
Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2021
Đăng ký
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Sen vừa có cuộc tiếp tân Đại sứ Việt Nam Nguyễn Huy Tăng và bàn về triển vọng quan hệ hợp tác giữa Hà Nội – Phnom Penh thời gian tới. Ông Hun Sen đã nói gì với Đại sứ Việt Nam Nguyễn Huy Tăng?
Trước đó, nhà lãnh đạo Campuchia lên tiếng ủng hộ nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa cộng đồng ASEAN với Trung Quốc.

Vun đắp quan hệ Việt Nam – Campuchia ngày càng phát triển

Hôm 24/11, tân Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng đã có cuộc tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Samdech Hun Sen.
Theo thông cáo báo chí được đưa ra, Thủ tướng Hun Sen đã chia sẻ nhiều vấn đề “nóng” trong quan hệ Campuchia - Việt Nam đồng thời đề nghị Hà Nội – Phnom Penh cần tăng cường thúc đẩy thương mại hơn nữa cũng như giải quyết các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trong thời gian tới.
Cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Campuchia - Lào - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.09.2021
Mục đích của cuộc gặp cấp cao Việt Nam - Campuchia - Lào là gì?
Thông tin đến báo chí về nội dung thảo luận giữa nhà lãnh đạo Campuchia với tân Đại sứ Việt Nam Nguyễn Huy Tăng, ông Eang Sophalleth, Trợ lý của Thủ tướng Hun Sen cho biết, Đại sứ Nguyễn Huy Tăng bày tỏ niềm vui mừng khi được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Vương quốc Campuchia.
Cũng nhân buổi tiếp kiến, Đại sứ đã chuyển lời chào của các nhà lãnh đạo Việt Nam tới Thủ tướng Hun Sen.
Hà Nội cũng chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Campuchia đối với Việt Nam trong thời gian qua, cũng như gần đây đã hỗ trợ trang thiết bị y tế, vaccine phòng Covid-19. Cuối tháng 10 vừa qua, tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) - Bavet (Svay Rieng) Chính phủ Vương quốc Campuchia đã trao tặng 200.000 liều vaccine Vero Cell của hãng Sinopharm Trung Quốc cho Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Phía Campuchia hy vọng số vaccine này sẽ đóng góp hiệu quả vào công tác phòng chống dịch của Việt Nam, nhất là tại các địa phương giáp biên với Campuchia. Phía chính phủ ông Hun Sen cũng đồng thời tin tưởng chắc chắn rằng với nỗ lực và các biện pháp quyết liệt của Chính phủ, cùng sự đồng lòng của người dân, Việt Nam sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh, phục hồi kinh tế - xã hội và tiếp tục phát triển bền vững.
Cũng tại cuộc tiếp kiến Thủ tướng Hun Sen, Đại sứ Việt Nam đánh giá cao và chúc mừng những thành quả mà Campuchia đã đạt được trong thời gian qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam Vũ Hải Hà (giữa) với các đại biểu dự tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2021
Việt Nam – Lào – Campuchia luôn đi cùng nhau
Đáng chú ý, theo lời Trợ lý Eang Sophalleth của Thủ tướng Hun Sen, tân Đại sứ Nguyễn Huy Tăng đã hứa với Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia rằng trong thời gian làm nhiệm vụ ngoại giao tại Campuchia sẽ nỗ lực hết mình để vun đắp hơn nữa cho mối quan hệ Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển.
Như Sputnik đã đưa tin, hồi tháng 9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao Quyết định bổ nhiệm Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Campuchia cho ông Nguyễn Huy Tăng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương.
Cần khẳng định, việc lựa chọn một nhân vật lãnh đạo quan trọng như ông Nguyễn Huy Tăng (Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương) làm Đại sứ ở Campuchia cho thấy Việt Nam đang dành sự ưu tiên, chú ý hơn, trong phát triển quan hệ với nước láng giềng Campuchia.
Ông Nguyễn Huy Tăng sinh năm 1962, quê quán xã Phú Hòa, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Ông có vốn ngoại ngữ tiếng Khmer và tiếng Anh. Giai đoạn 2000-2003, ông công tác ở Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia với vai trò là Bí thư thứ nhất. Năm 2004, ông bắt đầu công tác tại Ban Đối ngoại Trung ương.
Từ năm 2011, ông làm Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương, đến năm 2018 ông làm Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Đối ngoại Trung ương.

Ông Hun Sen nói gì về quan hệ Việt Nam – Campuchia?

Theo Trợ lý Eang Sophalleth, chào mừng việc Đại sứ Nguyễn Huy Tăng được bổ nhiệm công tác tại Campuchia, Thủ tướng Hun Sen hy vọng với những kinh nghiệm ngoại giao và tầm nhìn của mình, ông Tăng sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa Phnom Penh với Hà Nội.
Đặc biệt, nhà lãnh đạo Campuchia nhấn mạnh đến quan hệ thương mại giữa Campuchia và Việt Nam có tính bổ sung cho nhau, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vừa qua kim ngạch thương mại giữa hai nước vẫn tăng đáng kể dù giao thương bị đình trệ.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chào Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.06.2021
Không gì cản được quan hệ Việt Nam- Campuchia
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia đề nghị Đại sứ Nguyễn Huy Tăng tập trung thúc đẩy thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.
Đồng thời, Thủ tướng Hun Sen cũng khuyến khích việc xây dựng các thỏa thuận giữa hai nước, đặc biệt là về nông nghiệp, trong đó có phát triển nông nghiệp biên giới, cung cấp nguyên liệu, phát triển và cung cấp giống, phòng chống sâu bệnh, mở cửa cho các mặt hàng nông sản của nhau.
Ngoài ra, Thủ tướng Hun Sen cũng đề nghị Đại sứ Nguyễn Huy Tăng thúc đẩy nối lại các chuyến bay thẳng giữa Campuchia và Việt Nam.
Cũng tại buổi tiếp, ông Hun Sen chúc Đại sứ Nguyễn Huy Tăng hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác ngoại giao tại Campuchia, góp phần thắt chặt hơn nữa tình đồng chí, quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Campuchia.
Trong các tuyên bố chính thức được đưa ra, lãnh đạo Việt Nam luôn tin tưởng rằng sự trị vì anh minh của Quốc vương Norodom Sihamoni, sự lãnh đạo của Đảng CPP, Chính phủ Vương quốc Campuchia do đồng chí Samdech Techo Hun Sen đứng đầu và Thượng viện, Quốc hội Campuchia, nhân dân Campuchia sẽ tiếp tục giành được nhiều thắng lợi mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Hai bên nhấn mạnh hai Đảng, hai Nhà nước luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ Việt Nam-Campuchia, xác định đây là nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình.
Hà Nội và Phnom Penh cũng quyết tâm giữ gìn, bảo vệ và tăng cường quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam-Campuchia.

Campuchia ủng hộ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN-Trung Quốc

Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen ủng hộ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN-Trung Quốc.
Tuyên bố chính thức của ông Hun Sen được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Trung Quốc diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 22/11.
“Campuchia đã hoan nghênh việc nâng cấp quan hệ ASEAN-Trung Quốc lên thành Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện”, tuyên bố chính thức của Chính phủ Hoàng gia Campuchia nêu rõ.
Ông Hun Sen ủng hộ sáng kiến phát triển toàn cầu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đánh giá đây là sự hỗ trợ lớn giúp các nước đang phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội hậu Covid-19.
Nhà lãnh đạo Campuchia mong ASEAN-Trung Quốc nỗ lực hơn nữa trong việc khai thác tối đa lợi ích từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) phục vụ tăng trưởng kinh tế về dài hạn và mang lại sự thịnh vượng chung theo Tầm nhìn Đối tác Chiến lược ASEAN-Trung Quốc đến năm 2030 cũng như tăng cường kết nối khu vực thông qua Thông cáo Chung ASEAN-Trung Quốc, đồng bộ với Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN (MPAC) 2025 và Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Ông Vương Đình Huệ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.05.2021
Anh em và đối tác: Trung Quốc, Nhật, Lào, Campuchia đều nói ‘rất coi trọng Việt Nam’
Theo ông Hun Sen, ASEAN-Trung Quốc nên thông qua hệ thống đa phương nhằm thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực và giải quyết các thách thức chung trong khu vực và trên thế giới một cách hòa bình, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau với mục đích mang lại hòa bình, ổn định và hợp tác tốt trong khu vực.
Theo giới quan sát, có thể nhận thấy, Campuchia ở vào thế “kẹt” nhạy cảm trong cân bằng lợi ích quan hệ đa phương với cả Việt Nam và Trung Quốc.
Tuy nhiên, thông qua việc khéo léo thực hiện chính sách ngoại giao trung dung, đây cũng được đánh giá là hướng tốt nhất giúp Chính phủ của ông Hun Sen có thể gìn giữ quan hệ tốt đẹp với cả hai đối tác hữu nghị đặc biệt quan trọng của Phnom Penh mà không làm “mất lòng” cả hai người bạn lớn là Hà Nội và Bắc Kinh.
Đối với căng thẳng ở Biển Đông cũng như vấn đề an ninh và ổn định trong khu vực, ông Hun Sen ủng hộ lập trường của Việt Nam cũng như ASEAN nêu rõ tầm quan trọng của việc giữ gìn hệ thống đa phương nhằm thúc đẩy hợp tác trong tất cả các lĩnh vực và giải quyết các thách thức chung trong khu vực và trên thế giới bằng đối thoại hòa bình, tránh dùng vũ lực và sức ép cũng như có các hành động đơn phương gây phức tạp thêm tình hình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала