Việt Nam có “kho báu” lớn thứ hai thế giới nhưng vì sao chưa thể khai thác đất hiếm?

© Depositphotos.com / NooScapesMáy đào
Máy đào - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
Đăng ký
Việt Nam đang sở hữu “kho báu” lớn thứ hai thế giới. Đó chính là đất hiếm. Cụ thể, theo thống kê của Viện Hóa học Công nghiệp, Việt Nam được ước tính đang sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Tuy nhiên, dù đất hiếm được coi là khoáng sản chiến lược, có giá trị, ứng dụng đặc biệt, xuất khẩu với giá thành rất cao, cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, các cường quốc công nghiệp thế giới đều muốn sở hữu nhưng ở Việt Nam lại chưa thể khai thác, tận dụng?

Đất hiếm là gì mà khiến các cường quốc công nghiệp đều muốn có?

Đất hiếm là loại khoáng sản đặc biệt, được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao và thành nhân tố quan trọng trong phát triển công nghiệp ở nhiều nước tiên tiến trên toàn cầu.
Do nguyên tố đất hiếm nhóm kim loại có thành phần quan trọng cho nền khoa học kỹ thuật thế giới, các kho dự trữ để khai thác đất hiếm ngày càng trở nên quan trọng và thành mục tiêu nhắm đến của nhiều quốc gia công nghiệp.
“Các chất này đã được xếp hạng “cực kì quan trọng” cho các ngành công nghiệp (bao gồm cả nhành sản xuất vũ khí)”, Hiệp hội Địa chất Mỹ từng khẳng định.
Đất hiếm là gì? Theo dữ liệu của Hiệp hội Địa chất Mỹ (USGS), các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm, mà theo Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng (IUPAC) là một hợp chất gồm 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, trong đó có scandi, ytri và 15 nguyên tố của nhóm Lanthan và trái ngược với tên gọi (loại trừ prometi), có hàm lượng lớn trong Trái Đất.
Vận hành hệ thống phân phối khí tại Công ty Khí Cà Mau (thuộc PV GAS) - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2021
PV GAS và tương lai ngành Công nghiệp Khí Việt Nam
Có 17 nguyên tố đất hiếm là Xeri (Ce), dysprosi (Dy), erbi (Er), europi (Eu), gadolini (Gd), holmi (Ho), lantan (La), luteti (Lu), neodymi (Nd), praseodymi (Pr), promethi (Pm), samari (Sm), scandi (Sc), terbium (Tb), thuli (Tm), ytterbi (Yb) và yttri (Y).
Theo các nhà khoa học, dù mang tên là “đất hiếm”, tuy nhiên, các nguyên tố đất hiếm có thể được tìm thấy ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Nhóm đất hiếm thường không có tên trong sự sắp xếp khoa học.
Tuy vậy, đất hiếm vẫn được tổ chức USPTO sắp xếp vào dạng hợp kim và các hợp chất khác, chính xác là nam châm đất hiếm từ các dạng khác nhau của nam châm.
Các ứng dụng chủ yếu của đất hiếm là dùng làm chất xúc tác và để chế tạo các nam châm trong công nghệ truyền thống. Cụ thể là để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện, nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng, chất xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường, vật liếu siêu dẫn, hỗ trợ tạo chế phẩm phân bón vi lượng tăng năng suất, chống chịu sâu bệnh cây trồng.
© Depositphotos.com / Antoine2KĐất hiếm
Đất hiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2021
Đất hiếm
Bên cạnh đó, các ion đất hiếm cũng được dùng làm vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện, công nghệ lazer, chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình.
Đặc biệt, hợp kim của neodymium (Nd) và samarium (Sm) có thể được sử dụng để tạo ra nam châm mạnh chịu được nhiệt độ cao, điều này khiến chúng trở nên lý tưởng cho nhiều ứng dụng điện tử và quốc phòng quan trọng, đặc biệt là dùng để chế tạo thiết bị laser hồng ngoại cho mục đích quân sự. Các hãng sản xuất thiết bị quân sự như BAE của Anh sử dụng đất hiếm để chế tạo cảm biến cho hệ thống tên lửa.
Đất hiếm được sử dụng trong y tế, bao gồm việc sản xuất các thiết bị phẫu thuật, thuốc trị ung thư, máy tạo nhịp tim, thuốc viêm khớp. Chúng cũng có thể được tìm thấy trong ống nhòm, động cơ máy bay, hoặc chất phụ gia trong hệ thống khí thải xe hơi nhằm giảm phát thải.
Đất hiếm còn được tìm thấy trong các đồ gia dụng. Chúng giúp máy tính và điện thoại thông minh nhẹ hơn, nhỏ hơn và hiệu quả hơn. Đất hiếm còn là vật liệu cần thiết để sản xuất pin nạp cho ô tô điện, sản xuất tivi.

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc về trữ lượng đất hiếm

Theo nghiên cứu về đất hiếm do Viện Hóa học Công nghiệp công bố, Việt Nam hiện xếp thứ hai thế giới, chỉ sau nước láng giềng Trung Quốc về trữ lượng đất hiếm.
Trữ lượng đất hiếm của toàn thế giới ước tính khoảng 120 triệu tấn, trong đó, riêng Trung Quốc được cho là đang sở hữu 44 triệu tấn, nhiều nhất.
Tiếp đó là Việt Nam, đứng thứ hai với khoảng 22 triệu tấn. Kế tiếp là Brazil 21 triệu tấn. Nga có khoảng 17 triệu tấn, Ấn Độ có trữ lượng vào khoảng 6,9 triệu tấn, Australia 3,4 triệu tấn, Greenland 1,5 triệu tấn, Mỹ chỉ có khoảng 1,4 triệu tấn và Nam Phi hơn 860 ngàn tấn, các nước còn lại (21 triệu tấn). Nhu cầu hằng năm chỉ cần 125.000 tấn thì 700 năm nữa mới cạn kiệt loại khoáng sản này.
Xe điện. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2021
Ngành công nghiệp xe điện Việt Nam sẽ đi về đâu?
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Cự, bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường Đất (Đại học Quốc gia Hà Nội), Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm lớn trên thế giới.
Kết quả nghiên cứu của Tổng hội Địa chất Việt Nam cũng như Viện Hóa học Công nghiệp cho thấy, dựa vào công tác thực hiện tìm kiếm từ 1958 đến nay, đã phát hiện nhiều tụ khoáng đất hiếm quan trọng như Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái).
Các chuyên gia cũng lưu ý đến một số quặng đất (sa khoáng) hiếm nhỏ nằm rải rác khu vực ven biển từ Quảng Ninh – Vũng Tàu.
“Trữ lượng đất hiếm của Việt Nam là không hề nhỏ, có nhiều cơ hội và tiềm năng xuất khẩu”, PGS.TS nguyễn Xuân Khiển, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản nhận định.
Các chuyên gia Việt Nam cho biết, đất hiếm trong sa khoáng chủ yếu ở dạng monazit, xenotim là loạt phosphate đất hiếm, ít hơn là silicat đất hiếm (orthit) gồm 2 loại chính. Cụ thể, trong lục địa và ven biển, phân bố ở các thềm sông, suối là các mỏ ở vùng Bắc Bù Khạng (Nghệ An) ở các điểm như: Pom Lâu - Bản Tằm, Châu Bình, Bản Gió, hàm lượng monazite chiếm 0,15-4,8kg/m3, điều kiện khai thác, tuyển đơn giản nên cần được đánh giá, thăm dò, khai thác khi có nhu cầu.
Trong khi đó, ở ven biển có nhiều mỏ và điểm quặng sa khoáng ilmenit có chứa các khoáng vật đất hiếm (monazit, xenotim) hàm lượng từ 0,45-4,8kg/m3 như mỏ Kỳ Ninh, Kỳ Khang, Cẩm Hòa, Cẩm Thượng (Hà Tĩnh), Kẻ Sung (Thừa Thiên - Huế), Cát Khánh (Bình Định), Hàm Tân (Bình Thuận). Tuy nhiên, các khoáng vật hiếm trong các mỏ hiện nay chưa được đánh giá đầy đủ.
Tuy nhiên, cũng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, hàm lượng các kim loại hiếm trong mỏ đất hiếm của Việt Nam không nhiều như Trung Quốc. Ngoài ra, việc khai thác, chế biến và ứng dụng đất hiếm ở Việt Nam còn rất sơ khai, nhiều hạn chế do hệ thống trang thiết bị, vấn đề môi trường cũng như công tác bảo hộ lao động.

Vì sao Việt Nam không khai thác nhiều đất hiếm?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dù tiềm năng lớn nhưng mức độ khai thác ở Việt Nam còn rất hạn chế và nhỏ lẻ.
TS. Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Bauxite – Nhôm của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (cũ), nhận định, Việt Nam có thể có cơ hội xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ nhưng phải hiểu rõ được nhược điểm của đất hiếm cũng như công tác khai thác đất hiếm ở Việt Nam.
Khai thác kim loại đất hiếm tại một mỏ ở huyện Mojiang Hani, thành phố Simao, tỉnh Vân Nam ở tây nam Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2021
Liệu công nghiệp thế giới có thể thiếu đất hiếm của Trung Quốc
Ông Ban lưu ý, đất hiếm nhóm nặng có nhiều công dụng và dùng nhiều trong các ngành công nghệ cao hơn thì Việt Nam lại chủ yếu sở hữu nhóm đất hiếm ít nặng hơn – phần lớn là nhóm nhẹ.
Theo chuyên gia, đất hiếm nhóm nhẹ vẫn có những ứng dụng và nhu cầu nhất định, ví dụ người ta có thể sử dụng để làm loa, song nhìn chung, đất hiếm nhóm nhẹ ít được sử dụng trong các ứng dụng khác và không nhiều lợi thế như đất hiếm nhóm nặng.
Trước đó, được biết, Nhật Bản cũng từng thể hiện quan tâm đến trữ lượng đất hiếm rất lớn của Việt Nam nhưng vì nhiều lý do nên Tokyo chưa tiến hành hợp tác khai thác đất hiếm với Việt Nam.
Đó là chưa kể đến việc khai thác đất hiếm và xử lý để tách từng nguyên tố trong đất hiếm cũng rất phức tạp.
Theo TS. Nguyễn Văn Ban, để phân tách từng kim loại trong đất hiếm thành từng nguyên tố đạt được độ sạch cao vô cùng phức tạp.
“Nếu không phân tách cẩn thận, kim loại hiếm trong đất có thể bay hơi theo oxy, nên chỉ có các nước tiên tiến mới có đủ khả năng để phân tách lấy các loại nguyên tố hiếm này trong đất hiếm”, chuyên gia lưu ý.
Mặt khác, cần nhìn nhận vào thực tế rằng, với công nghệ hiện tại, Việt Nam mới chỉ có thể xuất thô đất hiếm chứ chưa phân tách nguyên tố trong đất hiếm hay tiến hành gia công để có được đất hiếm tinh chế.
Ông Ban nhấn mạnh, khai thác đất hiếm còn có nguy cơ gây tổn hại cho môi trường bởi trong đất hiếm có các nguyên tố phóng xạ, được cho là có thể gây nguy hiểm cho nhân công cũng như môi trường xung quanh.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển, muốn xuất khẩu được đất hiếm, các doanh nghiệp khai thác phải trải qua quá trình làm giàu những khoáng chất bên trong quặng đất hiếm để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cùng với đó, để xuất khẩu thành công cũng cần phải phụ thuộc vào yếu tố nhu cầu mà khách hàng, đối tác kỳ vọng.
kim loại đất hiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2020
Liệu phương Tây có thể không phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm?
Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường dẫn chứng, nếu xuất khẩu đất hiếm để làm linh kiện điện tử hay vật liệu cho các ngành sản xuất, thì mỗi nhu cầu xuất khẩu lại có một tiêu chuẩn riêng.
“Thực tế, yêu cầu rất cao về độ tinh khiết của các nguyên tố đất hiếm, chứ không phải chúng đồng đều nhau”, chuyên gia nhấn mạnh.
Đất hiếm là khoáng sản chiến lược, có giá trị đặc biệt không thể thay thế. Nhiều nước coi đất hiếm là vàng của thế kỷ XXI, thậm chí của cả thế kỷ XXII. Các nhà khoa học thì gọi đất hiếm là những nguyên tố của tương lai. Tuy nhiên, ở Việt Nam, muốn khai thác và xuất khẩu đất hiếm phải tính đến đầu ra – có nhu cầu và tiêu chuẩn cụ thể từ quốc gia đối tác.
Trong cuộc trao đổi với VnExpress trước đó, PGS.TS Phan Quang Văn cùng các cán bộ trường Đại học Mỏ Địa chất phối hợp với một số Viện Nghiên cứu trong nước cũng như nhóm chuyên gia Cộng hòa Liên bang Đức tìm cách xác định được đặc tính của khoáng vật đất hiếm vùng Nậm Xe, Lai Châu để thực hiện nghiên cứu.
Giới chuyên gia cho rằng, quặng ở vùng này là đất hiếm nhóm nhẹ, chủ yếu là các nguyên tố La (Lantan) và Ce (Xeri), chiếm khoảng 97% tổng oxit đất hiếm khu Bắc Nậm Xe và 75,9% tổng oxit đất hiếm khu Nam Nậm Xe.
Các chuyên gia cũng đồng thời lưu ý, ở Việt Nam, để khai thác hiệu quả loại khoáng sản này, đồng thời đảm bảo an toàn môi trường, chất lượng công tác đánh giá tác động môi trường đối với các dự án khai thác cần phải phòng ngừa ô nhiễm ngay từ khi xem xét đầu tư dự án cũng như kiểm soát ô nhiễm sau khi dự án đi vào vận hành.
Giới nghiên cứu địa chất cũng cần tiếp tục thăm dò, phát hiện, đánh giá đầy đủ trữ lượng, tiềm năng khai thác của loại khoáng sản quý giá được coi là “kho báu” này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала