FDI: Có lý do để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền vào Việt Nam

© AFP 2023 / Manan VatsyayanaThành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2021
Đăng ký
Cũng như đánh giá của Ngân hàng Thế giới, lãnh đạo UOB tin rằng, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào trong nước sẽ tiếp tục gia tăng.
Ngoài ra, ông Harry Loh, Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB cũng chỉ ra ba lý do khiến FDI vào Việt Nam tăng trở lại sau Covid-19.

Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Như Sputnik đã thông tin, vì ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh Covid-19 nên nhiều tổ chức, thể chế tài chính lớn trên thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
UOB cũng buộc phải điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 xuống dưới mức 3%.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Harry Loh, Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB tại Việt Nam, với việc chuyển hướng ứng phó đại dịch Covid-19, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn sẽ tiếp tục gia tăng.
Dây chuyền sản xuất camera của Công ty TNHH Sunny Opotech Việt Nam tại Khu công nghiệp Yên Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2021
FDI đổ vào Việt Nam khởi sắc, người Việt tăng mạnh đầu tư ra nước ngoài
Tổng Giám đốc UOB tại Việt Nam bày tỏ trong cuộc trao đổi với VnEconomy, đợt dịch Covid-19 bùng phát cuối tháng 4/2021 với sự xuất hiện của biến thể Delta đã gây ra những tác động lớn hơn tới đời sống và nền kinh tế khi phần lớn người dân vẫn chưa được tiêm chủng.
Nhiều nhà máy phải tạm ngừng hoạt động để giữ an toàn cho công nhân và cắt giảm chi phí. GDP quý 3/2021 đã “rơi thẳng đứng” xuống âm 6,2% cho dù quý 3/2021 và nửa đầu quý 4/2021 là mùa cao điểm cho các đơn hàng xuất khẩu nhắm vào nhu cầu lễ hội ở Hoa Kỳ và châu Âu.
Do đó, theo Tổng Giám đốc Harry Loh, UOB đã phải điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP cả năm của Việt Nam từ 5,5-6% xuống mức không quá 3%.
Tuy vậy, ông Loh cho rằng, dù giảm đáng kể so với tốc độ tăng trưởng GDP những năm trước nhưng đây rõ ràng là mức lạc quan trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn phức tạp.
“Bất chấp sự suy giảm trên tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, UOB tiếp tục lạc quan về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam”, theo vị chuyên gia.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dòng vốn FDI đăng ký quý 3/2021 đã tăng 900 triệu USD so với cùng kỳ năm trước bất chấp các giải pháp các về hạn chế đi lại. Tổng vốn FDI đăng ký 9 tháng đầu năm vẫn tăng 4,4% với 1.212 dự án đăng ký mới cho dù mặc dù giải ngân giảm nhẹ 3,5%.
Xét theo ngành, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu về thu hút đầu tư với hơn một nửa tổng vốn FDI. Các lĩnh vực khác được hưởng lợi từ FDI bao gồm sản xuất và phân phối điện, bất động sản và thương mại bán buôn và bán lẻ.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2021
Các “ông lớn” FDI như Apple, Intel, Foxconn muốn mở rộng sản xuất ở Việt Nam
Thực tế, theo chuyên gia kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới World Bank – bà Dorsati Mandani, Việt Nam vẫn nằm trong số các quốc gia tăng trưởng tốt (năm 2020 là 2,9%) khi phần lớn các quốc gia khác suy giảm kinh tế nghiêm trọng. Đó là dấu hiệu của khả năng phục hồi, cho thấy các nền tảng cơ bản của nền kinh tế Việt Nam là vững chắc.
Như Sputnik đã thông tin trước đó, dòng vốn FDI trong tháng 9 và tháng 10/2021 vẫn diễn biến khả quan cho thấy cam kết của các nhà đầu tư vẫn tăng lên. Tổng vốn FDI cam kết 10 tháng tăng 1,1% so với cùng kỳ, trong khi, trước đó, 9 tháng, vốn FDI cam kết cũng tăng hơn 4,4%.
“Đó là dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư quốc tế vẫn kỳ vọng phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam”, chuyên gia của Ngân hàng Thế giới khẳng định.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cũng như WB đều tin tưởng các doanh nghiệp FDI nhìn thấy tiềm năng rất lớn ở Việt Nam cũng như việc Chính phủ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, do đó, về trung và dài hạn, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn, “thỏi nam châm” thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

Triển vọng kinh tế Việt Nam cuối năm 2021, đầu năm 2022

Chuyên gia của UOB điểm lại, đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư ảnh hưởng đến các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, xây dựng của Việt Nam.
Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam cũng cho thấy những tác động tiêu cực của dịch bệnh lên nền kinh tế. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp giảm từ 9% năm 2019 xuống còn 3,6% trong quý 3 năm 2021. Cùng kỳ, tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ và xây dựng cũng giảm lần lượt từ 7,3% xuống âm 0,7% và từ 9,1% xuống 3,1%.
Đồng thời, khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu được tạo ra bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, việc tạm ngừng hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội cũng tác động rất lớn đến thương mại. Lần đầu tiên kể từ năm 2015, tình trạng nhập siêu quay trở lại vào tháng 9/2021 với mức 3,4 tỷ USD, ông Harry Loh lưu ý.
Cửa hàng sản phẩm Samsung tại Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
FDI, nền kinh tế và ổn định chính trị, vì sao Samsung sẽ không rời bỏ Việt Nam?
Nhìn nhận về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam cuối năm nay và đầu năm sau, chuyên gia của UOB đánh giá cao việc người dân trong nước đã luôn hợp tác mạnh mẽ, chặt chẽ và ủng hộ Chính phủ để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh.
Việc nhiều doanh nghiệp thích ứng, nắm bắt, từng bước ứng dụng công nghệ số trong các mô hình thực tiễn kinh doanh cũng tạo nên những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế và giúp thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chuyển đổi số quốc gia.
“UOB tin rằng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ khi mở cửa trở lại với việc nới lỏng dần các hạn chế đi lại và niềm tin của người tiêu dùng tăng lên”, Tổng Giám đốc UOB Việt Nam Harry Loh khẳng định.
Chuyên gia kinh tế cũng đánh giá cao việc ngoài triển khai nhiều biện pháp cứu trợ, Chính phủ Việt Nam còn công bố các kế hoạch hỗ trợ phục hồi kinh tế gồm 6 trụ cột ưu tiên bao gồm khôi phục chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất, thúc đẩy đầu tư quy mô lớn, giải quyết những khó khăn của các doanh nghiệp bao gồm cả các công ty FDI đang gặp phải, cải thiện thể chế theo tiêu chuẩn quốc tế và phát triển nguồn nhân lực của mình.
Thành phố Hồ Chí Minh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
FDI vào Việt Nam, gió đã đổi chiều?
Bên cạnh nỗ lực của Chính phủ trong việc hỗ trợ nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã đưa ra các chính sách và chỉ đạo kịp thời đối với lĩnh vực ngân hàng. Trong đó có việc cho phép tái cơ cấu nợ với các khách hàng đủ điều kiện, giảm lãi suất quy định và khuyến khích các ngân hàng miễn hoặc giảm phí giao dịch.
Vị lãnh đạo cũng thông tin, vào thời điểm khó khăn, UOB Việt Nam vẫn kiên định hỗ trợ khách hàng khắc phục tình trạng Covid-19 theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điển hình như, UOB Việt Nam đã khởi động chương trình hỗ trợ vào tháng 3/2020 để hỗ trợ những khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính.
“Chúng tôi cũng đã chủ động rà soát, giảm lãi suất cho vay và miễn, giảm phí chuyển tiền. Ngoài ra, chúng tôi khuyến khích khách hàng sử dụng các giao dịch không dùng tiền mặt trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc”, ông Loh bày tỏ.

Vì sao FDI vào Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ?

Tổng Giám đốc Ngân hàng UOB tại Việt Nam chỉ ra ba nguyên nhân chính thúc đẩy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào quốc gia Đông Nam Á này.
Theo đó, đầu tiên, bất chấp những trở ngại từ các hạn chế và cấm đi lại liên quan đến Covid-19, vốn FDI vẫn chảy mạnh mẽ vào Việt Nam. Vốn FDI đăng ký tăng gần 1 tỷ USD trong quý 3 là điều đáng khích lệ trong khi vốn FDI giải ngân cũng ở mức khả quan.
Nguyên nhân thứ hai theo ông Loh, xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu vẫn đang tăng mạnh, mặc dù với tốc độ chậm hơn. Tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 9 tháng đầu năm nay đạt gần 70 tỷ USD, cao hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu cả năm 2019.
“Việt Nam tiếp tục là nhà xuất khẩu lớn nhất và cũng là nhà nhập khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ”, chuyên gia lưu ý.
Lý do thứ ba nằm ở việc tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc đã được cải thiện đáng kể từ mức gần như bằng 0 lên hơn 20% chỉ trong vòng 5 tháng. Tại TP.HCM, tỷ lệ tiêm chủng cải thiện rất nhanh, đạt gần 80%.
Công ty Youngbag Việt Nam Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc là doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.09.2021
Chuyên gia lý giải vì sao FDI sẽ khó rời bỏ Việt Nam
Chuyên gia của UOB nhấn mạnh, tỷ lệ này không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo vệ cộng đồng tốt hơn mà còn cho phép nhà máy được sớm hoạt động trở lại.
Do đó, theo ông Harry Loh, UOB lạc quan với sự chuyển biến gần đây của Việt Nam và tin rằng các hoạt động kinh tế sẽ khởi sắc trở lại sau kỳ nghỉ Tết khi người lao động nhập cư cùng gia đình trở về TP.HCM và các thành phố lớn khác.
“Chúng tôi cũng hy vọng rằng các chuyến bay du lịch và thương mại sẽ sớm trở lại hoạt động bình thường và điều này sẽ thúc đẩy nền kinh tế hơn nữa”, đại diện Ngân hàng UOB nói.
Tổng Giám đốc UOB cũng thông tin về việc phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường hỗ trợ giúp Việt Nam có thêm nhiều cơ hội thu hút FDI.
Theo đó, Biên bản ghi nhớ MOU với Cục Đầu tư nước ngoài thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới mà UOB ký đã giúp hơn 150 công ty nắm bắt cơ hội tại Việt Nam, giúp tạo điều kiện thuận lợi cho khoảng 51.000 tỷ đồng vốn FDI, tạo ra khoảng 17.000 việc làm. Ông Loh lưu ý, thông qua việc gia hạn MOU hồi tháng 11 năm ngoái, UOB đặt mục tiêu thúc đẩy hơn 25.000 tỷ đồng vốn FDI vào Việt Nam và hơn 2.000 việc làm trong tương lai gần. Cùng với đó, UOB cũng sẵn sàng hỗ trợ nhiều doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư trong khu vực và vươn ra thế giới.

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam hồi trung tuần tháng 11 này, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phục hồi.
Cho rằng, sự suy giảm kinh tế ở Việt Nam đã “chạm đáy”, WB tin tưởng, nền kinh tế Đông Nam Á này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp các trở ngại phục hồi hậu Covid-19.
Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trở lại, thu hẹp khoảng cách với mức đạt được cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu nhờ TP HCM và các trung tâm công nghiệp lân cận được khôi phục sản xuất.
Cũng theo số liệu thống kê từ tổ chức này, các tiểu ngành năng động nhất là thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, may mặc và giày dép đạt mức tăng trưởng hai con số so với tháng trước. Chỉ số PMI đã tăng vọt lên 52,1, lần đầu tiên vượt ngưỡng trung tính 50 trong 5 tháng, cho thấy điều kiện kinh tế được cải thiện đáng kể ở Việt Nam. Lạm phát cũng giảm nhẹ mặc dù giá nhiên liệu tăng.
IMF - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2021
IMF nghĩ khác về kinh tế Việt Nam so với WB
Cũng theo các chuyên gia của WB, tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4,4% trong tháng 9 lên 18,1% của tháng 10, nhờ nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, tổng doanh thu vẫn thấp hơn 19,5% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ tiếp tục phục hồi với tốc độ nhanh hơn doanh thu bán lẻ hàng hóa. Tuy nhiên, các chỉ số này chưa đạt được mức ghi nhận vào tháng 10 năm 2020.
Đáng chú ý, cán cân thương mại thặng dư trong tháng thứ hai liên tiếp đạt 2,85 tỷ USD, nhờ tăng trưởng nhập khẩu chậm lại.
Đối với xu hướng biến động của dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI, WB cho rằng, việc giảm 47,4% sau chuỗi ba tháng tăng liên tiếp có khả năng phản ánh tính mùa vụ của dòng vốn và một dự án quy mô lớn đăng ký vào tháng 9/2021.
Cùng với đó, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế trong tháng 10 tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với tốc độ của tháng 9. Theo Ngân hàng Thế giới, xu hướng này phản ánh sự phục hồi của các hoạt động kinh tế đang diễn ra sau đợt bùng phát dịch lần thứ tư, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ vốn bị ảnh hưởng nặng nề.
Tăng trưởng tín dụng đối với khu vực dịch vụ, vốn chiếm hơn 60% tổng tín dụng đối với nền kinh tế, đã ổn định ở mức 15,6% trong tháng 10 sau khi giảm liên tục từ mức 18,3% trong tháng 5. Tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng giữ nguyên ở tốc độ tăng trưởng khoảng 12,7% kể từ tháng 7, nhưng vẫn cao hơn so với trước đại dịch. Với nhu cầu tín dụng đang phục hồi, lãi suất qua đêm liên ngân hàng chững lại ở mức bình quân 0,65%, tương tự như mức ghi nhận vào tháng 9, chấm dứt xu hướng giảm bắt đầu từ tháng 7 năm nay.
Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.10.2021
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam, GDP 2021 có thể chỉ đạt 2%
Ngân sách Nhà nước trong tháng 10, theo báo cáo, cũng có mức thặng dư 1,2 tỷ USD sau 2 tháng thâm hụt. WB nhận định rằng việc can thiệp về chính sách tài khóa, trong đó có việc miễn giảm thuế, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, trợ giúp xã hội cho những đối tượng gặp khó khăn sẽ phát huy hiệu quả.
Các gói giảm thuế giá trị gia tăng trong tháng 11 và 12 cho các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, du lịch, lưu trú, ăn uống và giải trí đã được thông qua, và được kỳ vọng giúp thúc đẩy nhu cầu nội địa trong các ngành dịch vụ này.
Ngân hàng Thế giới lưu ý, khi mở cửa lại nền kinh tế, có thể số ca bệnh mới sẽ tăng nên Việt Nam cần tiếp tục tiêm vaccine nhanh, cảnh giác với Covid-19 tránh phải đối mặt với đợt bùng phát dịch mới buộc Chính phủ phải áp dụng nhiều biện pháp hạn chế để bảo vệ tính mạng người dân. WB cũng đề nghị Việt Nam theo dõi lạm phát khi nhu cầu tiêu dùng trong nước phục hồi nhưng giá cả năng lượng thế giới lại tăng, đồng thời, cần giám sát chặt sức khỏe khu vực tài chính.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала