Lao động Việt Nam ‘bị chủ Trung Quốc đối xử tồi tệ’ ở Serbia, Bộ Ngoại giao lên tiếng

© Ảnh : TTXVNNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Họp báo Bộ Ngoại giao tháng 10
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng chủ trì Họp báo Bộ Ngoại giao tháng 10 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Đăng ký
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa có thông tin phản hồi mới nhất liên quan đến việc công nhân, lao động Việt Nam bị chủ nhà máy sản xuất lốp xe Trung Quốc bóc lột lao động, đối xử tệ bạc.
Theo người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Romania kiêm nhiệm Serbia tiếp tục theo dõi sát vụ việc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam tại Serbia.

Bà Lê Thị Thu Hằng thông tin về tình hình lao động Việt Nam ở Serbia

Ngày 30/11, Bộ Ngoại giao vừa cập nhật tình hình lao Việt Nam ở Serbia trước nhiều phản ánh về tình trạng chủ doanh nghiệp Trung Quốc bóc lột, đối xử tệ với công nhân Việt.
Như Sputnik Việt Nam đã thông tin trước đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng lên tiếng yêu cầu giải quyết vụ lao động Việt Nam đình công, phản đối chủ Trung Quốc tại Serbia.
© AFP 2023 / Oliver BunicCông nhân Việt Nam ở nhà máy công ty sản xuất lốp xe cho Shandong Linglong Tire Co, Zrenjanin
Công nhân Việt Nam ở nhà máy công ty sản xuất lốp xe cho Shandong Linglong Tire Co, Zrenjanin - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Công nhân Việt Nam ở nhà máy công ty sản xuất lốp xe cho Shandong Linglong Tire Co, Zrenjanin
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết, liên quan đến tình hình lao động Việt Nam tại Serbia, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania kiêm nhiệm Serbia đã cử cán bộ trực tiếp tới Serbia gặp gỡ, thăm hỏi và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động Việt Nam.
Theo nội dung từ thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện chính quyền Hà Nội ở Serbia cũng đã tiến hành kiểm tra điều kiện sinh hoạt ăn ở, đề nghị người lao động thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng và tuân thủ nghiêm túc pháp luật sở tại.
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, Đại sứ quán cũng chủ động làm việc với các công ty phái cử, công ty sử dụng lao động, các cơ quan chức năng địa phương và các bên liên quan để thúc đẩy thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận trong hợp đồng với người lao động.
Công nhân Việt Nam ở nhà máy công ty sản xuất lốp xe cho Shandong Linglong Tire Co, Zrenjanin - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2021
Có hay không việc công nhân Việt Nam ở Serbia bị chủ lao động Trung Quốc bóc lột?
Đại sứ quán Việt Nam đề nghị nhanh chóng giải quyết các vướng mắc, bất đồng về điều kiện sinh hoạt, bảo đảm an toàn sức khỏe cho công dân Việt ở nước sở tại.
“Bộ Ngoại giao cũng đang tích cực làm việc với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội yêu cầu các công ty phái cử nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận với người lao động, thường xuyên theo dõi, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh giữa lao động và chủ sử dụng lao động”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.
Đồng thời, Bộ Ngoại giao cũng chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Romania kiêm nhiệm Serbia tiếp tục theo dõi sát vụ việc.
“Phía Việt Nam cũng thúc đẩy công ty sử dụng lao động sớm thực hiện những cam kết với người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam tại Serbia”, bà Hằng nêu rõ.
Bộ Ngoại giao cho biết, các lao động đánh giá cao sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Đại sứ quán trong việc giải quyết các khó khăn vướng mắc của người lao động.

“Như trong tù”

Những ngày qua, thông tin về tình trạng lao động Việt Nam ở Serbia phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do chủ sử dụng lao động người Trung Quốc thiếu hợp tác được phản ánh rộng rãi.
AP cho biết, các công nhân Việt Nam tham gia xây dựng nhà máy sản xuất lốp ô tô đầu tiên của Trung Quốc ở châu Âu đang phải sống trong các điều kiện khắc nghiệt và không được trả lương đầy đủ.
Báo chí nước ngoài và truyền thông Serbia cũng nêu về tình trạng lao động Việt bị chủ Trung Quốc bắt nhốt “như trong tù” khiến họ phải đình công ở Zrejanin.
Đại tá Nguyễn Hồng Nguyên phát biểu tại buổi kiểm tra - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Chuyên gia nói về nguy cơ người Việt thành “nô lệ hiện đại” ở châu Âu
Gần 500 lao động người Việt, làm việc tại nhà máy China Energy Engineering Group (CEEC), được thuê để sản xuất lốp xe Trung Quốc (Shandong Linglong Tire Co) ở thành phố Zrejanin bị chủ lao động giữ hộ chiếu và hiện mắc kẹt ở một vùng nông thôn ở Serbia mà không nhận được sự giúp đỡ nào của chính quyền địa phương.
Các nhà hoạt động thuộc tổ chức ASTRA và A11 đã đề nghị cầu các cơ quan chính quyền Serbia có hành động khẩn cấp nhằm hỗ trợ lao động Việt Nam cũng như người nhập cư đang rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn.
AP dẫn lời một công nhân tên Trí cho hay, kể từ khi tới làm việc cho chủ Trung Quốc, không có gì tốt đẹp cả.
“Mọi thứ khác xa với hợp đồng chúng tôi đã ký tại Việt Nam trước khi lên đường tới Serbia. Cuộc sống thật tồi tệ, đồ ăn, thuốc men, nước uống sinh hoạt đều tồi tệ”, công nhân Việt Nam bày tỏ.
Theo ASTRA, có nhiều dữ liệu cho thấy những công nhân này có thể là nạn nhân của nạn buôn người vì mục đích bóc lột sức lao động.
Trong khi nhà máy của Shandong Linglong Tire Co phủ nhận việc bóc lột, đối xử tàn nhẫn với công nhân Việt Nam, quan chức Serbia cũng chưa có hành động rõ ràng, chính sách giải quyết can thiệp vào sự việc này do lo ngại “quan hệ chiến lược với Trung Quốc”.
Phải đến ngày 19/11, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic mới cho hay đã cử thanh tra lao động đã được cử tới công trường xây dựng của doanh nghiệp Trung Quốc để xác minh.
Phía Bộ Ngoại giao Serbia cũng lên tiếng bác bỏ về chế độ nô lệ hiện đại và sử dụng buôn người để bóc lột sức lao động.
Công nhân trở lại nhà máy làm việc tại TNHH may mặc Bowker Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2021
Chính phủ Nhật Bản đang có ý định sửa luật lao động, người Việt sẽ được ở lại vô thời hạn?
Chiều 24/11, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết đã yêu cầu 3 doanh nghiệp cung ứng lao động khẩn trương giải quyết vấn đề liên quan đến thông tin lao động Việt Nam tại Serbia làm việc trong điều kiện không đảm bảo và các phát sinh liên quan.
Trong đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp có phương án giải quyết để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Cụ thể, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã có văn bản gửi đến 3 doanh nghiệp cung ứng lao động, bao gồm: Công ty CP quốc tế Kazen, Công ty TNHH tư vấn giáo dục và nghề nghiệp CEC, Công ty TNHH quốc tế Song Hỷ Gia Lai. Văn bản yêu cầu các đơn vị này khẩn trương giải quyết vụ việc liên quan.
Cục Quản lý lao động ngoài nước yêu cầu các công ty phối hợp với chủ sử dụng lao động xác minh, làm rõ thông tin báo chí và Đại sứ quán Việt Nam tại Romania kiêm nhiệm Serbia về các vấn đề lao động Việt ở quốc gia này.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị các bên có trách nhiệm triển khai biện pháp khắc phục, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Ngoài ra, các đơn vị cũng được yêu cầu rà soát tình hình lao động làm việc tại Serbia của doanh nghiệp, trong đó có tình hình hiện tại của người lao động, lập danh sách lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc.
“Đề nghị các doanh nghiệp có phương án giải quyết để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho người lao động”, Cục Quản lý lao động ngoài nước nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала