Mobile Money sẽ thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng tới 0,5%?

© Sputnik / Quỳnh NhưTiền Việt Nam cùng với điện thoại và máy tính
Tiền Việt Nam cùng với điện thoại và máy tính - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng nêu lý do cấp phép muộn cho Viettel cung cấp dịch vụ Mobile Money so với 2 nhà mạng VNPT và MobiFone trước đó. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nói về tiềm năng của dịch vụ Mobile Money đối với kinh tế Việt Nam.

Cả 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam đã chính thức được triển khai Mobile Money

Ngày 1/12, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố ra mắt Hệ sinh thái Tài chính số Viettel Money tới toàn bộ khách hàng đang sử dụng mạng di động Viettel trên toàn quốc.
Tính tới thời điểm hiện tại, cả 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam bao gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đã chính thức triển khai dịch vụ Mobile Money trên cả nước.
Trước đó vào ngày 25/11, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã công bố chính thức cung cấp thí điểm dịch vụ Mobile money, cũng như tất cả thuê bao VinaPhone đều đã có thể đăng ký dịch vụ VNPT Mobile money.
ATM - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2021
Sự ra đời của Mobile Money có làm nên một cuộc cách mạng tại Việt Nam?
Phía MobiiFone dù chưa công bố cung cấp chính thức dịch vụ đến người dùng cuối, nhưng nhà mạng này đã được cấp phép thí điểm Mobile Money cho thuê bao của mình. Đại diện MobiFone cũng cho biết trong giai đoạn đầu sẽ triển khai cung cấp dịch vụ trên hệ thống hơn 600 cửa hàng, điểm giao dịch của MobiFone trên toàn quốc, trước khi tiếp tục mở rộng ra toàn bộ hệ thống hơn 10 ngàn điểm giao dịch của các đối tác, đại lý.
Đồng thời, việc triển khai thí điểm cung cấp dịch vụ Mobile money trên toàn quốc được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, nhất là các vùng sâu vùng xa mà dịch vụ ngân hàng chưa với tay tới.

Vì sao Viettel được cấp phép muộn hơn?

Tuy nhiên điều đặc biệt là trong 3 nhà mạng xin cấp phép thí điểm dịch vụ Mobile Money thì Ngân hàng Nhà nước mới cấp phép cho VNPT và MobiFone sớm hơn, còn Viettel thì tới tận 30/11 vừa rồi mới được chính thức được cấp phép.
Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Ngân hàng Nhà nước cấp luôn giấy phép cho Viettel cung cấp dịch vụ Mobile Money. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa thấy thông tin chính thức từ Viettel về giấy phép trên.
Sở dĩ việc cấp phép thí điểm dịch vụ Mobile Money cho Viettel bị chậm hơn so với VNPT và MobiFone liên quan đến yêu cầu bổ sung điều kiện vào hồ sơ.
Trước đó, ngày 7/1/2020, Chính phủ đã thúc giục thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ và thí điểm các mô hình dịch vụ thanh toán mới trong khi chưa có quy định của pháp luật để kịp thời bảo đảm công tác quản lý.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2021
Công nghệ nhận diện khuôn mặt “make in Vietnam” của Viettel gây bất ngờ cho người Mỹ
Tuy nhiên hiện tại, khung pháp lý cho Mobile Money cũng đã hình thành và tạo nhiều điều kiện để tiện ích này đi vào cuộc sống nên việc Viettel chọn con đường 'chậm mà chắc' cũng là điều dễ hiểu.
Đáng chú ý theo thông báo mới nhất từ Viettel, từ ngày 1/12/2021, khách hàng đã đăng ký thông tin thuê bao chính chủ và sử dụng dịch vụ viễn thông liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề có thể sử dụng Viettel Money mà không cần tài khoản ngân hàng.
Đồng thời, ở bất kỳ đâu có sóng di động của Viettel, ngay cả khi không có kết nối Internet, khách hàng đều có thể sử dụng Viettel Money.

Mobile Money sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế tới 0,5%?

Trước Việt Nam, thế giới đã có hơn 95 quốc gia sử dụng Mobile Money. Chính vì thế những thí điểm đầu tiên từ phía 3 nhà mạng lớn của Việt Nam đều có thể học hỏi nhiều từ kinh nghiệm của các nước khác.
Trong kịch bản thúc đẩy kinh tế Việt Nam, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đưa ra một số kiến nghị trong đó có việc cho thí điểm Mobile Money trong quý 1/2020.
“Nếu cấp phép dịch vụ Mobile Money cho các nhà mạng viễn thông thì vùng phủ dịch vụ thanh toán điện tử sẽ mau chóng đến 100% người dân. Điều này thúc đẩy thương mại điện tử, các sàn giao dịch hàng hoá nông nghiệp, nhất là vùng xa, thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, thúc đẩy các công ty Fintech, các công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giúp tăng trưởng kinh tế. Tất cả các quốc gia cho phép Mobile Money đều tạo ra tăng trưởng kinh tế tới 0,5%”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Phía Viettel khi được hỏi liệu việc cho phép sử dụng Mobile Money sẽ giúp 100% người dân thanh toán không dùng tiền mặt nhưng lại là thách thức đối với ngân hàng hay không, CEO Viettel Digital Phạm Trung Kiên cho rằng, nếu triển khai sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán, mua bán hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ sẽ là cơ hội rất lớn cho ngành ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2021
Ngân hàng Nhà nước nói gì về triển khai thí điểm Mobile money ở Việt Nam?
Ông Kiên nêu ví dụ, với những hàng hóa mệnh giá nhỏ từ uống cốc trà đá 5.000 đồng, vé gửi xe, mua bánh xà phòng, gói mì tôm hay ăn bữa ăn sáng… người dùng sẽ không sử dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán mà rút điện thoại ra trả tiền.
Nhưng họ sẽ sử dụng phương tiện thanh toán điện tử bằng tài khoản ngân hàng để mua xe máy, mua nhà.
“Một số nghiên cứu đánh giá rằng Việt Nam chỉ có khoảng 30% dân ở độ tuổi trưởng thành có tài khoản ngân hàng và khi chúng tôi tạo được một thói quen sử dụng thanh toán điện tử thì 70% còn lại sẽ là khách hàng của các ngân hàng. Như vậy, Mobile Money không những cạnh tranh mà còn thúc đẩy khách hàng sử dụng tài khoản ngân hàng khi họ làm quen với phương thức thanh toán điện tử”, ông Kiên nói.
Chính phủ cho phép Mobile Money để thanh toán các loại dịch vụ và hàng hóa có mệnh giá nhỏ thì số lượng người dùng được thanh toán điện tử rất lớn vì độ phủ của các nhà mạng rộng hơn ngân hàng rất nhiều, đến cả vùng sâu, vùng xa khi người dân chưa có tài khoản ngân hàng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала