Xuất khẩu Việt Nam ra sao trong 10 năm tới?

© Ảnh : Trần Việt - TTXVNSản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần dệt may Sơn Nam, Nam Định
Sản xuất hàng xuất khẩu tại Công ty Cổ phần dệt may Sơn Nam, Nam Định - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Đăng ký
Ngân hàng Standard Chartered vừa nhận định, Việt Nam đang nổi lên thành cơ sở sản xuất quan trọng của thế giới, đóng góp lớn vào động lực tăng trưởng thương mại toàn cầu.
Cùng với đó, theo Standard Chartered, xuất khẩu Việt Nam sẽ đạt tới mốc 535 tỷ USD vào năm 2030. Mỹ và Trung Quốc Đại lục tiếp tục là những thị trường xuất khẩu và bạn hàng lớn nhất của quốc gia Đông Nam Á này.

Xuất khẩu Việt Nam có thể đạt 535 tỷ USD năm 2030

Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố báo cáo mang tên “Tương lai thương mại 2030: Các xu hướng và thị trường cần quan tâm”, trong đó, đánh giá cao tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.
Báo cáo được thực hiện dựa trên mô hình kinh tế dự báo xuất khẩu, trong đó, bao gồm một cuộc khảo sát với trên 500 lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp toàn cầu tham gia.
Cà phê hạt - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.09.2021
Cà phê xuất khẩu đang chịu "thiệt thòi", Việt Nam có sớm lấy lại được vị thế?
Standard Chartered cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu sẽ tăng gần gấp đôi từ mức 17.400 tỷ USD lên 29.700 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Báo cáo của Standard Chartered liệt kê 13 thị trường sẽ có đóng góp lớn vào mức tăng trưởng thương mại toàn cầu, các hành lang thương mại chủ chốt và 5 xu hướng định hình tương lai của thương mại toàn cầu.
Đặc biệt, Việt Nam là một thị trường có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng thương mại toàn cầu.
Theo đánh giá của Standard Chartered, có 41% số doanh nghiệp toàn cầu được khảo sát cho là đang sản xuất hoặc có kế hoạch sản suất tại Việt Nam trong 5 đến 10 năm tới.
“Điều này cho thấy Việt Nam sẽ là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng thương mại toàn cầu trong 10 năm sắp tới”, báo cáo của Standard Chartered nhấn mạnh.
Đồng thời, 31% các doanh nghiệp toàn cầu có kế hoạch tận dụng lợi thế của hành lang thương mại Việt Nam – Ấn Độ.
Máy khâu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2021
Việt Nam là nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ hai thế giới
Theo Standard Chartered, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân hơn 7% mỗi năm và đạt hơn 535 tỷ USD vào năm 2030.
Trong triển vọng trên, Hoa Kỳ và Trung Quốc Đại Lục được dự báo sẽ tiếp tục là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, lần lượt chiếm 26% và 19% tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2030.
Trong khi đó, Ấn Độ là thị trường có thể mang đến cho Việt Nam mức tăng trưởng xuất khẩu cao, đạt trung bình 11% mỗi năm từ 2020 đến 2030.

Việt Nam đang nổi lên là một cơ sở sản xuất quan trọng

Ngân hàng Standard Chartered cho biết, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng gia tăng, Việt Nam đang nổi lên là một cơ sở sản xuất quan trọng.
Theo đó, với lợi thế về lực lượng lao động dồi dào, vị trí địa lý gần với các chuỗi cung ứng lớn trên toàn cầu và chính sách cởi mở với đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đang nổi lên là một trung tâm sản xuất của thế giới, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư.
Việc tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do như Việt Nam – EU, Việt Nam – Anh Quốc, CPTPP và RCEP đang mang đến cho Việt Nam nhiều thuận lợi, giúp thúc đẩy xuất khẩu, tăng cường chuỗi giá trị ở các lĩnh vực cũng như tạo ra việc làm yêu cầu tay nghề cao.
“Chúng tôi rất lạc quan với triển vọng tăng trưởng thương mại của Việt Nam trong tương lai, luôn nỗ lực tận dụng lợi thế của mình về mạng lưới quốc tế và sự am hiểu sâu sắc về thị trường trong nước để hỗ trợ quá trình này”, bà Michele Wee, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam nhận định.
Như Sputnik trước đó đã thông tin, các doanh nghiệp châu Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản đều rất lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam cũng như tiềm năng đóng góp vào tăng trưởng thương mại toàn cầu cũng như duy trì chuỗi cung ứng.
Sản xuất may mặc tại Công ty TNHH Far Eastern New Apparel Việt Nam - KCN Bắc Đồng Phú, tỉnh Bình Phước. - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.01.2019
Standard Chartered dự báo gì về kinh tế Việt Nam năm 2019?
Cụ thể, theo kết quả khảo sát “Triển vọng tái mở cửa, phục hồi và phát triển” thực hiện bởi Hiệp hội thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), được thực hiện từ ngày 15 đến 17/11 với hơn 550 doanh nghiệp và 2.000 thành viên cá nhân, bao gồm cả chi nhánh Đà Nẵng, cho thấy chỉ có 1% doanh nghiệp Mỹ có ý định rút đầu tư khỏi Việt Nam.
Có 29% doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát rất lạc quan về sự phục hồi của Việt Nam và đã có kế hoạch mở rộng, đầu tư thêm, và 49% doanh nghiệp khác dự định ở lại và có thể đầu tư thêm.
Có 63% doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam đã phục hồi hoạt động ở mức 80% hoặc cao hơn. Đối với những doanh nghiệp chưa phục hồi hoạt động, một phần tư số này cho biết sẽ phục hồi sản xuất như bình thường vào cuối năm nay, trong khi hai phần ba doanh nghiệp sẽ cố gắng phục hồi trong nửa đầu năm 2022.

Xu hướng chính của thương mại toàn cầu

13 thị trường đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng thương mại toàn cầu gồm Bangladesh (51 tỷ, tăng trưởng trung bình hàng năm 7%); Hong Kong (939 tỷ, tăng trưởng hàng năm 5,7%); Ấn Độ (563 tỷ với mức tăng 7,6% hàng năm), Việt Nam 535 tỷ, tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm 7%), Trung Quốc (5.022 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 7,1%).
Báo cáo của Standard Chartered, nền thương mại toàn cầu sẽ được định hình bởi 5 xu hướng chính.
Trong đó có việc áp dụng rộng rãi các chuẩn mực về thương mại công bằng và bền vững, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, các rủi ro được đa dạng hóa hơn, tăng cường số hóa và quá trình tái cân bằng hướng tới các thị trường đang nổi có mức tăng trưởng cao.
Cảng Nam Hải Đình Vũ, Hải Phòng - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2021
'Chớp' cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, các doanh nghiệp vận tải hàng hải Việt Nam lãi đậm
Khoảng 90% lãnh đạo các doanh nghiệp tham gia khảo sát của Standard Chartered nhất trí rằng những xu hướng này sẽ định hình thương mại toàn cầu và định hướng cho chiến lược mở rộng xuyên biên giới của họ trong 5 tới 10 năm tới.
Quá trình toàn cầu hóa sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong thập kỷ tới. Mặc dù quá trình tăng trưởng chú trọng vào thị trường nội địa đang được thúc đẩy trong thời gian gần đây, các hành lang thương mại trong tương lai sẽ không chỉ gói gọn trong khu vực mà sẽ vươn ra toàn cầu, như châu Phi – Đông Á, ASEAN – Nam Á, Đông Á – châu Âu, Đông Á – Trung Đông, Đông Á – châu Âu, Nam Á – Hoa Kỳ.
Trong đó, châu Á, châu Phi và Trung Đông sẽ chứng kiến sự gia tăng trong nguồn vốn đầu tư. Có 82% những người được khảo sát cho biết họ đang xem xét đặt các địa điểm sản xuất mới tại những khu vực này trong 5 đến 10 năm tới.
Theo Standard Chartered, điều này hỗ trợ cho xu hướng tái cân bằng ở các thị trường đang nổi và mức độ đa dạng hóa rủi ro chuỗi cung ứng được mở rộng hơn.
Ông Simon Cooper, Giám đốc phụ trách khối doanh nghiệp và định chế tài chính kiêm Tổng giám đốc khu vực châu Âu và châu Mỹ, Ngân hàng Standard Chartered, cho biết, kim ngạch thương mại toàn cầu dự kiến sẽ gia tăng gấp đôi, điều này là minh chứng cho quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra. Bên cạnh sự tăng trưởng của các hoạt động thương mại nội khối, các hành lang thương mại trong tương lai vẫn sẽ diễn ra giữa các châu lục.
“Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi tiếp tục chú trọng vào hỗ trợ các thị trường và doanh nghiệp gặt hái lợi ích từ quá trình toàn cầu hóa, từ các doanh nghiệp nhỏ tới các công ty đa quốc gia, và thúc đẩy một mô hình thương mại toàn cầu bền vững và có tính bao trùm hơn”, ông Cooper cho biết.

Duy trì chuỗi cung ứng bền vững

Trở lại báo cáo của Ngân hàng Standard Chartered, thời gian tới, người ta sẽ phải chú ý đến xu hướng quan trọng - sự gia tăng của tiêu dùng thông minh và việc áp dụng các tiêu chuẩn thương mại bền vững nhằm giải quyết các quan ngại về biến đổi khí hậu.
Có 90% lãnh đạo các doanh nghiệp được khảo sát đồng tình với việc cần phải áp dụng các tiêu chuẩn này trong chuỗi cung ứng, tuy nhiên, chỉ có 34% trong số đó đặt vấn đề này trong nhóm top 3 các ưu tiên cần được triển khai trong 5 tới 10 năm tới.
Công nhân trở lại nhà máy làm việc tại TNHH may mặc Bowker Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương) - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.11.2021
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam
Ngoài ra, với cam kết thúc đẩy hoạt động thương mại toàn cầu bền vững và quá trình chuyển dịch sang mô hình phát thải carbon bằng 0, Standard Chartered đã triển khai chương trình tài trợ thương mại bền vững nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng bền vững hơn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cung cấp đẩy đủ các giải pháp tài chính bền vững để hỗ trợ các doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu về phát thải carbon bằng 0.
Lãnh đạo ngân hàng Standard Chartered cũng khẳng định sẽ không ngừng phát triển các giải pháp tài chính bền vững để giúp khách hàng doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả các mô hình thương mại công bằng, bền vững trong chuỗi cung ứng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала