Tổng Thư ký NATO trả lời câu hỏi về khả năng triển khai vũ khí hạt nhân gần Nga

© Sputnik / Alexey Vitvitsky / Chuyển đến kho ảnhJens Stoltenberg
Jens Stoltenberg  - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2021
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - NATO không dự kiến triển khai vũ khí hạt nhân ở các nước khác, ngoài những nơi đã bố trí từ trước, Tổng Thư ký khối liên minh Jens Stoltenberg tuyên bố tại hội nghị trực tuyến Reuters Next.
«Chúng tôi không có kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân ở các nước khác, ngoài những nước đã được bố trí thứ vũ khí này trong khuôn khổ chính sách răn đe kiềm chế trong vòng nhiều năm», - ông Stoltenberg nói để trả lời câu hỏi của nhà báo, yêu cầu ông bình luận tuyên bố do Tổng thống Belarus Alexandr Lukashenko vừa đưa ra, nói về ý định dành lãnh thổ của nước Cộng hoà để Nga triển khai vũ khí hạt nhân nếu loại vũ khí này của NATO xuất hiện ở Ba Lan.

Vũ khí hạt nhân ở Belarus

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti, ông Lukashenko cho biết rằng Belarus sẽ cung cấp lãnh thổ của mình cho Nga để Matxcơva triển khai vũ khí hạt nhân nếu như NATO bố trí loại vũ khí này ở Ba Lan.

Nhận câu hỏi đề nghị cho biết rõ ở đây đang nói đến những hệ thống nào, nguyên thủ quốc gia Belarus lưu ý: «Chúng tôi sẽ thoả thuận xem đó là hệ thống nào… Vũ khí hạt nhân sẽ phát huy hiệu quả cao nhất nếu xảy ra đụng độ. Chúng tôi sẵn sàng dành lãnh thổ Belarus cho việc này. Vốn có tính thận trọng, xin lỗi quý vị, tôi là kiểu chủ nhân không vất bỏ bất cứ thứ gì. Tất cả cất trong «nhà kho ở góc vườn» vẫn còn nguyên tại chỗ», - ông Lukashenko nói thêm.

Alexander Lukashenko trong một cuộc phỏng vấn với Dmitry Kiselev - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Ông Lukashenko: Tất cả tên lửa đạn đạo hạt nhân liên lục địa ở Belarus đều sẵn sàng để sử dụng
Với tuyên bố như vậy, Tổng thống Belarus phản ứng lại lời lẽ của chính ông Stoltenberg nói khi đang ở Đức, thông báo rằng nếu chính quyền Đức quyết định từ chối triển khai vũ khí hạt nhân ở Đức, thì các vũ khí đó có thể sẽ được đưa đến những nước châu Âu khác, kể cả ở phần phía đông của châu lục.
Sau khi Liên Xô tan rã, trên lãnh thổ Belarus có hàng chục tên lửa chiến lược liên lục địa «Topol» và hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Minsk đồng ý đưa vũ khí hạt nhân ra khỏi đất nước sau khi ký Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала