Để âm vang hơn tiếng nói của Liên bang Nga ở Đông Nam Á

© Sputnik / Grigoriy Sysoev  / Chuyển đến kho ảnhHội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN lần thứ 3
Hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN lần thứ 3 - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2021
Đăng ký
Trong thời gian chuyến công du của Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức LB Nga, tại những cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo quốc gia Nga ở Matxcova đã không chỉ đề cập đến quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Đàm đạo với Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matvienko, Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết:
«Chúng tôi sẵn sàng trở thành cầu nối để nâng cao quan hệ đối tác chiến lược giữa ASEAN và Nga. Việt Nam luôn coi Nga là một trong những đối tác hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình và mong muốn rằng tiếng nói của Nga sẽ có ý nghĩa trọng lượng cao hơn nữa trong khu vực».

ASEAN giảm sút vai trò trung tâm trong khu vực

Hợp tác giữa Nga và ASEAN cũng là nội dung được chú ý trong Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và LB bang Nga đến năm 2030, được thông qua ngày 30 tháng 11 sau cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin. Văn kiện này phản ánh toàn bộ đặc điểm của bối cảnh quốc tế hiện nay.
«Các bên ủng hộ việc tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong hệ thống bang giao giữa các quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương», - Tuyên bố chung nhấn mạnh.
Đô đốc Panteleyev - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2021
Cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên của Nga và ASEAN bắt đầu tại Indonesia
Các chuyên gia Nga và quốc tế cho rằng việc tuyên bố học thuyết về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, thành lập Đối thoại Bốn bên về An ninh (Quad) và sau đó là lien minh quân sự AUKUS đã giáng đòn mạnh vào vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và làm suy yếu tính hiệu quả của các thể chế ASEAN.
Chuyên gia Evgeny Kanaev, nhà nghiên cứu hàng đầu từ Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga), Giáo sư của Trường Kinh tế Cấp cao nêu nhận xét:

«ASEAN từng thuận tiện thực hiện vai trò trung tâm của mình trong các cơ cấu ARF (Diễn đàn Khu vực của ASEAN), ADMM+ (Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với các Đối tác), ASEAN+ và EAF (Diễn đàn Đông Á), khi các đối tác của Hiệp hội trong các thể chế này có quan điểm chung về những vấn đề cơ bản. Nhưng giờ họ tranh cãi với nhau về câu hỏi thành lập Quad, còn về sự xuất hiện AUKUS thì tranh cãi thậm chí nhiều hơn, khiến gây băn khoăn ngờ vực về tính hiệu quả của các thể chế ASEAN đang ở tình trạng mong manh không vững chắc».

«Các bên cho rằng an ninh quốc tế là toàn diện và không thể chia cắt, xuất phát từ thực tế là an ninh của một số quốc gia này không thể được đảm bảo bằng trả giá an ninh của những quốc gia khác, kể cả bằng con đường mở rộng những liên minh chính trị-quân sự khép kín hoặc tạo lập liên minh mới, các bên xem việc củng cố sự tin cậy chiến lược như thành tố quan trọng trong sự nghiệp đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới nói chung», - Tuyên bố viết.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong cuộc họp chung với Ngoại trưởng Hàn Quốc Chung Eui-yong - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2021
Ngoại trưởng Nga Lavrov: Hoa Kỳ đang đưa ra các kế hoạch đối đầu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
GS Kanaev giải thích:

«Việc thành lập liên minh quân sự-chính trị của các Nhà nước Anglo-Saxon có hướng nhằm chống Trung Quốc là động thái chính trị hóa không chỉ các quan hệ khu vực mà còn chính trị hóa cả những vấn đề toàn cầu».

Còn đây là quan điểm của GS Dmitry Mosyakov lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, châu Úc và châu Đại Dương thuộc Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga):

«Với sự xuất hiện khái niệm của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và AUKUS, ASEAN thực sự đang bị đẩy ra bên rìa các mối quan hệ quốc tế chính tại khu vực mà Hiệp hội đã chiếm ưu thế thống lĩnh trong chặng dài suốt 50 năm qua. Bởi mọi chuyện đang diễn ra ở Đông Nam Á thì đều diễn ra bên ngoài ASEAN và không hề có bất kỳ mối tương quan nào với lợi ích của Hiệp hội này».

Matxcơva không phủ nhận khái niệm mới của khu vực Ấn Độ dương-Thái Bình Dương, nhưng cái nhìn của Nga về trạng thái này trùng với quan điểm được nêu trong «Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN», và hướng tới trước hết nhằm củng cố và mở rộng sự hợp tác trong khu vực này, trái ngược với lập trường của Hoa Kỳ chỉ nhằm chống đối và chia rẽ xáo trộn.
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ luôn thường trực tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2021
AUKUS: Bảo vệ an ninh châu Á nhưng không có các nước của châu lục

Nga cần cho ASEAN, ASEAN cũng cần cho Nga

Trong tình hình hiện nay, quan hệ của Nga với ASEAN đang bước sang giai đoạn mới, mở ra những cơ hội tiến lên phía trước. Nga có thể giúp đỡ Hiệp hội ứng phó với những thách thức an ninh truyền thống và đe doạ mới, kể cả chủ nghĩa khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán vận chuyển và phát tán bất hợp pháp các chất ma túy, đảm bảo an ninh thông tin và lương thực. Trong Tuyên bố chung theo kết quả Hội nghị Cấp cao Nga-ASEAN lần thứ 4, diễn ra trong hình thức trực tuyến hồi cuối tháng 10 năm nay, tất cả những khả năng này đều được ghi nhận. Có nhấn mạnh đặc biệt yêu cầu cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn về hướng cấu trúc an ninh khu vực dựa trên cơ sở các chuẩn mực và nguyên tắc được công nhận chung của pháp lý quốc tế, sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.
Chuyên gia Grigory Lokshin, nhà nghiên cứu hàng đầu từ Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga) nhận xét:

«Nga cần cho ASEAN trong vai trò lực lượng uy tín bảo đảm an ninh khu vực, còn một Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng luôn có ý nghĩa quan trọng đối với Nga khi Matxcơva nỗ lực đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại ở châu Á, cũng như cuộc hội nhập hiệu quả của vùng Viễn Đông vào nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, gặt hái lợi ích từ hợp tác kinh tế-thương mại với các nước ASEAN mà một chỗ dựa vững chắc là Việt Nam».

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS của Arleigh Burke, Michael Murphy (DDG 112) đi qua Biển Đông. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2021
Mỹ thăm dò "lằn ranh đỏ" của Trung Quốc ở Đông Nam Á
Theo nhãn quan của chuyên gia khoa học chính trị Thái Lan Kamlaytong Adul, tiềm năng ảnh hưởng của Matxcơva đối với các nước ASEAN là rất to lớn. Nga có thể đảm trách tốt vai trò trung gian giữa các nước ASEAN và CHND Trung Hoa, tuy nhiên Matxcơva không vội làm điều này vì còn e ngại quan hệ xấu đi với đối tác chiến lược Bắc Kinh. Trong trạng huống khá tế nhị và phức tạp đó, để tăng cường vai trò của mình ở Đông Nam Á, Nga sẽ phải hoạch định lập trường vị thế chiến lược về vấn đề đảm bảo an ninh của các quốc gia ASEAN, đồng thời duy trì quan hệ hữu nghị với CHND Trung Hoa, - nhà chính trị học Thái Lan tin chắc như vậy.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала