Hội đàm Việt – Trung tại Hồ Châu: Thứ 3 trong vòng chỉ 3 tháng

© Ảnh : TTXVN - Lê Mạnh CườngBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2021
Đăng ký
Trong bức ảnh chụp tại Hồ Châu, Chiết Giang, Trung Quốc hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc đã ngoặc cánh tay vào nhau và cùng giơ tay còn lại vẫy chào mọi người. Điều đó có thể nói lên quan hệ giữa hai bên đã có nhiều tiến triển tốt.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn thăm chính thức nước CHND Trung Hoa từ ngày 2-4/12/2021. Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của ông Bùi Thanh Sơn từ sau Đại hội Đảng XIII. Và trong khuôn khổ chuyến thăm này đã diễn ra cuộc hội đàm Việt-Trung thứ 3 trong 3 tháng qua.
Chuyến thăm này có gì đặc biệt? Kết quả của nó như thế nào? Phóng viên Sputnik đã tìm hiểu về chủ đề này.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 14 theo hình thức trực tuyến. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2021
Điều ẩn sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn

Khác biệt một chút chỉ là về mặt hình thức và địa điểm

Sau chuyến đi thăm Liên bang Nga từ ngày 25 đến ngày 28/9/2021 và hội đàm với Bộ trưởng ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov, Bộ ngoại giao Việt Nam chuẩn bị cho cuộc hội đàm cấp bộ trưởng lần thứ hai giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2021. Trước đó, từ ngày 10 đến 12/9/2021, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm tới Hà Nội và hội đàm với Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn. Như vậy, 4 tháng cuối năm 2021 là 4 tháng rất “bận rộn” của ngành ngoại giao Việt Nam.
“Do chuyến thăm Việt Nam đầu năm 2021 của ngoại trưởng Vương Nghị bị hoãn tới tháng 9/2021 do điều kiện dịch bệnh nên thời điểm của hai chuyến thăm của hai bên diễn ra khá gần nhau. Tuy nhiên, mỗi cuộc hội đàm giữa hai bên đều đã được lên lịch trình và nội dung cụ thể theo thỏa thuận thường niên trao đổi đoàn giữa hai Đảng, hai Nhà nước nên không có gì đặc biệt”, - Nhà phân tích những vấn đề chính trị và quân sự quốc tế Nguyễn Minh Tâm đưa ra bình luận với Sputnik.
© Ảnh : TTXVN phátBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang (Trung Quốc)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang (Trung Quốc) - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội kiến Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang (Trung Quốc)

“Tôi cũng cho rằng chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc lần này của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn không có gì khác biệt so với các cuộc tiếp xúc mức bộ trưởng ngoại giao khác giữa hai nước. Nếu có gì khác biệt một chút thì chỉ là về mặt hình thức và địa điểm. Trong bức ảnh chụp tại Hà Nội, Việt Nam ngày 11/9/2021, có thể thấy, hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc chống cùi tay vào nhau. Đó là động tác thường thấy thay cho bắt tay nhau để giảm tiếp xúc trực tiếp nhằm phòng chống dịch COVID-19. Còn trong bức ảnh chụp tại Hồ Châu, Chiết Giang, Trung Quốc thì hai ngoại trưởng đã ngoặc cánh tay vào nhau và cùng giơ tay còn lại vẫy chào mọi người. Điều đó có thể nói lên quan hệ giữa hai bên đã có nhiều tiến triển tốt”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

Liên quan đến địa điểm hội đàm là tại TP Hồ Châu chứ không phải Bắc Kinh thì lý do là Trung Quốc đang siết chặt công tác phòng chống dịch trong nước, đặc biệt là ngăn ngừa sự xâm nhập của biến thể omicron, trong đó có thủ đô Bắc Kinh và nhiều thành phố quan trọng khác.

Trong 3 tháng đã diễn ra 3 cuộc hội đàm quan trọng Việt-Trung

Với tư cách là đối tác chiến lược toàn diện của nhau, chỉ trong 3 tháng đã diễn ra 3 cuộc hội đàm quan trọng giữa hai bên. Thứ nhất là cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 11/9 giữa ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn và ngoại trưởng Vương Nghị mà chúng ta đã biết. Thứ hai là cuộc hội đàm trực tuyến giữa Trưởng ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Hoài Trung và Trưởng ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tống Đào. Và thứ ba là cuộc hội đàm giữa hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc ở Hồ Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.12.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
“Chúng ta có thể thấy quan hệ Việt Nam và Trung Quốc về mặt Nhà nước luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của hai đảng; đồng thời, ngoài kênh quan hệ ngoại giao, hai bên còn có kênh quan hệ đối ngoại giữa hai Đảng Cộng sản. Theo đó, nhận thức chung giữa hai đảng trong các quan hệ song phương chỉ đạo quan hệ ngoại giao nhà nước”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.
Nếu chỉ nhìn vào cuộc hội đàm tại Hồ Châu ngày 2/12/2021, thì chỉ có thể thấy được một phần kết quả tăng cường quan hệ Việt Nam -Trung Quốc trên một số mặt cụ thể như những bước phát triển quan hệ hai bên trong 2 năm qua, bất chấp đại dịch COVID-19, sự tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 133,65 tỷ USD trong 11 tháng của năm 2021 (tăng 30% so với cả năm 2020); tăng cường hợp tác về vắc-xin phòng dịch và điều trị chống dịch COVID-19; bảo đảm duy trì giao thương ở các cửa khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa giữa hai bên...

“Điểm đáng chú ý là phía Trung Quốc cam kết khuyến khích các doanh nghiệp có thực lực đầu tư vào Việt Nam. Điều này có nghĩa là những doanh nghiệp không có thực lực hoặc thực lực yếu sẽ không được phía Việt Nam chấp nhận cấp phép đầu tư. Điểm thứ hai là phía Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam đã sớm phê chuẩn Hiệp ước RCEP, có lợi cho hai bên và cả các bên cùng tham gia hiệp ước này”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận về kết quả hội đàm Việt-Trung cấp bộ trưởng ngoại giao với Sputnik.

© Ảnh : TTXVN phátBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.12.2021
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
“Nhưng cũng cần nhìn nhận rằng, trong quan hệ Việt-Trung hiện còn một số tồn tại như nhập siêu của Việt Nam còn lớn; hàng nông sản Việt Nam còn gặp khó khăn trong tiếp cận thị trường Trung Quốc; vấn đề thông quan hàng hóa tại cửa khẩu, và tất nhiên, không thể không nhắc tới vấn đề khó gỡ nhất trong quan hệ Việt-Trung là bất đồng về vấn đề trên biển”, - PGS-TS sử Hoàng Giang nói với Sputnik.
Về vấn đề biên giới trên bộ, hai bên tiếp tục tuân thủ bộ ba văn kiện pháp lý về biên giới trên bộ gồm “Nghị định thư phân định cắm mốc biên giới” giữa hai bên (kèm theo bộ bản đồ địa hình và 3 bảng đăng ký, quy thuộc); “Hiệp định về quy chế quản lý biên giới” và “Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu”. Ba văn kiện này được ký kết vào các năm 2009 và 2010 và đang có hiệu lực thi hành.
Về vấn đề biên giới trên biển, hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao của hai bên, trao đổi về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, kiểm soát tốt bất đồng trên biển, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tích cực thúc đẩy đàm phán xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Đây là những kết quả thường thấy trong các cuộc đàm phán song phương Việt Nam – Trung Quốc về các vấn đề biên giới trên biển, trừ khu vực Vịnh Bắc Bộ mà hai bên đã ký kết hiệp định phân định ranh giới.
“Về bất đồng trên biển, hai bên thực sự đang có những nỗ lực kiểm soát nó. Mặt khác, có thể thấy, Trung Quốc đang có những nỗ lực nhằm khẳng định ảnh hưởng đối với Việt Nam và muốn kéo Hà Nội về phía mình trong cuộc đối trọng với Hoa Kỳ. Cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ ngày càng gay gắt là một thách thức đối với lãnh đạo Việt Nam, mặc dù Việt Nam vẫn kiên định trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, không bao giờ liên minh, liên kết với một nước khác để chống lại nước thứ ba, không đi với nước này để chống nước kia”, - PGS-TS sử Hoàng Giang nói với Sputnik.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia quan hệ quốc tế mà Sputnik đã phỏng vấn, cùng với thành công rất tốt đẹp của chuyến thăm và làm việc tại Nga của đoàn đại biểu Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, kết quả cuộc hội đàm thứ hai trong năm 2021 giữa ngoại trưởng Việt Nam và ngoại trưởng Trung Quốc cho thấy vị thế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao đáng kể trên thế giới. Các đối tác của Việt Nam dù ở nhiều cấp độ khác nhau cũng đều đánh giá cao chính sách đối ngoại hòa bình, thân thiện, linh hoạt có nguyên tắc của Việt Nam, vừa bảo đảm quyền độc lập, tự chủ và lợi ích chính đáng của mình, vừa tôn trọng chủ quyền của đối tác, bảo đảm lợi ích chính đáng của đối tác, đồng thời đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình, ổn định trên thế giới và trong khu vực.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала