"Không có tình ý": nhà khoa học chính trị đánh giá kết quả đàm phán giữa Putin và Biden

© Sputnik / Sergey Guneev / Chuyển đến kho ảnhCác cuộc đàm phán giữa Tổng thống Liên bang Nga V.Putin và Tổng thống Hoa Kỳ J. Biden
Các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Liên bang Nga V.Putin và Tổng thống Hoa Kỳ J. Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Đăng ký
Cuộc hội đàm giữa Tổng thống Liên bang Nga và Hoa Kỳ, Vladimir Putin và Joe Biden, cho thấy cả hai đều là những người theo chủ nghĩa hiện thực chính trị, nhận thức được trách nhiệm của mình đối với tình hình an ninh thế giới, nhưng giữa họ không hề có "tình ý".
Boris Mezhuev, nhà khoa học chính trị, phó giáo sư Khoa Triết học tại Đại học Tổng hợp Matxcơva cho biết.
Các nhà lãnh đạo của Nga và Hoa Kỳ đã có cuộc họp qua video vào thứ Ba, chủ đề bàn luận chính là tình hình ở Ukraina.

"Họ có những điểm chung. Tôi không nghĩ rằng trong mối quan hệ giữa hai người có chút "tình ý", nhưng họ có một điểm chung, đó là họ là những chính trị gia có trách nhiệm, hiểu trách nhiệm của mình đối với tình huống và không muốn đưa châu Âu vào một cuộc xung đột quân sự; nhận thức được hậu quả của hành động của những người đi trước và nhu cầu đối thoại. Đây là hai người theo chủ nghĩa hiện thực chính trị, chỉ có điều Biden không phải lúc nào thể hiện thật rõ chủ nghĩa hiện thực chính trị này", - Mezhuev nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống  Hoa Kỳ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Điện Kremlin kể về cuộc đàm phán giữa hai ông Putin và Biden
Ông nhấn mạnh rằng mặc dù hai ông Biden và Putin "có những điểm chung, nhưng sự khác biệt về triết lý chính trị đã thể hiện rất sinh động trong cuộc trò chuyện."

"Các cuộc đàm phán cho thấy những bất đồng nhiều hơn là bộc lộ những điều chung, điều này không có gì là xấu, bởi vì rõ ràng hội nghị thượng đỉnh Geneva quá mang tính hình thức", - chuyên gia giải thích.

Theo ông, những bất đồng giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ về vấn đề Ukraina "cơ bản đến mức không bên nào có thể đi chệch quan điểm của mình".

"Có những kết quả tích cực, nhưng cũng có tối hậu thư được gửi đến Nga - cả về việc các nước khác gia nhập NATO và Nga không có quyền ảnh hưởng đến Ukraina - đây là những giáo điều tiêu chuẩn của Mỹ. Tất nhiên, không có gì tốt đẹp khi Hoa Kỳ không lùi bước trước triết lý dẫn đến tình trạng xung đột hiện nay", - vị chuyên gia nhận định.

Khi nói chuyện với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Joe Biden bày tỏ quan ngại về tình hình xung quanh Ukraina, kêu gọi giảm leo thang và quay trở lại các biện pháp ngoại giao, đồng thời nêu rõ rằng Mỹ và các đồng minh sẽ đáp trả bằng các biện pháp kinh tế và các biện pháp quyết định khác trong trường hợp có leo thang quân sự, tuyên bố của Nhà Trắng cho biết.
Cuộc gặp đầu tiên giữa hai vị Tổng thống Putin và Biden tại Geneva. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2021
Nhà Trắng: Biden bày tỏ với ông Putin mối quan ngại về Ukraina và đe dọa trừng phạt Nga

Cáo buộc Nga "gây hấn"

Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc của phương Tây và Ukraina rằng Nga được cho là có "hành động gây hấn". Matxcơva tuyên bố rằng Nga không đe dọa bất kỳ ai và không có ý định tấn công ai, và các tuyên bố về "sự xâm lược của Nga" được sử dụng như một cái cớ để triển khai thêm thiết bị quân sự của NATO ở gần biên giới Nga.
Bộ Ngoại giao Nga trước đó lưu ý rằng những lời lẽ của phương Tây về "sự xâm lược của Nga" và cơ hội giúp Kiev tự vệ là tuyên bố vô lý và nguy hiểm.
Trong khi đó, gần đây, Kiev và các quốc gia phương Tây đã bày tỏ quan ngại trước cáo buộc cho rằng Nga tăng cường "các hành động gây hấn" gần biên giới Ukraina. Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov nói rằng Nga chuyển quân trong lãnh thổ Nga và theo quyết định của mình. Theo ông Peskov, điều này không đe dọa ai và không đáng khiến ai lo lắng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала