Campuchia đã không đi theo “Rắn vàng” mà lại đi theo “Rồng vàng”

© AFP 2023 / Tang Chhin Sothy Quân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream
Quân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2021
Đăng ký
Mỹ coi lệnh cấm vận vũ khí đối với Campuchia cũng là lời cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á đang có quan hệ song phương với Mỹ, nhất là quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng, trong đó có lĩnh vực mua sắm vũ khí.
Ngày 8 tháng 12 vừa qua, Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Campuchia. Bản chất của lệnh cấm này là gì? Động thái này của Mỹ nói lên điều gì? Campuchia phản ứng như thế nào?
Phóng viên Sputnik đã tham khảo ý kiến và đánh giá của chuyên gia Nguyễn Minh Tâm, nhà phân tích những vấn đề chính trị và quân sự quốc tế.

Không phải là lần đầu tiên Mỹ áp lệnh cấm bán vũ khí cho Campuchia

Theo nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ áp lệnh cấm bán vũ khí cho Campuchia.
Sau khi Quân Tình nguyện Việt Nam rút hết khỏi Campuchia năm 1992, lực lượng giữ gìn hòa bình của Cơ quan chuyển tiếp Liên hợp Quốc tại Campuchia tiếp quản chính quyền tại nước này từ năm 1992 đến năm 1993 nhằm mục tiêu “quản lý Campuchia toàn diện bằng chính quyền chuyển tiếp do Liên Hợp Quốc đảm nhận; giám sát việc rút quân và hồi hương các lực lượng quân sự nước ngoài; giải giáp và giải thể các phe phái của Campuchia; tịch thu kho vũ khí và trang thiết bị quân sự; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền; giám sát an ninh quân sự; duy trì luật pháp và trật tự; hồi hương và tái định cư người tị nạn và di tản; hỗ trợ rà phá bom mìn; phục hồi cơ sở hạ tầng thiết yếu và hỗ trợ tái thiết và phát triển kinh tế; điều tra và hỗ trợ truy tố các nhân vật chủ chốt của Khmer Đỏ phạm tội diệt chủng” (trích Nghị quyết số 745 ngày 28-2-1992 của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc).
Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
Campuchia thanh lý vũ khí Mỹ còn sót lại trong quân đội để đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ
Sau cuộc bầu cử tháng 5/1993, Campuchia trở lại mô hình “Vương quốc” theo chế độ “Quân chủ đại nghị” với Chính phủ liên minh giữa Đảng Nhân dân Campuchia và Mặt trận Thống nhất Dân tộc vì một nước Campuchia Độc lập, Trung lập, Hòa bình và Hợp tác (FUNCINPEC) với hai đồng thủ tướng là Hun Sen và Norodom Ranariddh. Mỹ khôi phục hầu hết các quan hệ ngoại giao và hợp tác với Campuchia, trong đó có việc xuất khẩu vũ khí Mỹ cho nước này.
Sau 4 năm liên tục tố cáo lẫn nhau vi phạm Hiến pháp, ngày 5/7/1997, quân của phái FUNCINPEC do các tướng Nhek Bun Chhay và Chao Sambath làm đảo chính, nổ súng tấn công quân đội Campuchia do tướng Ke Kim Yan chỉ huy. Tuy nhiên, phe FUNCINPEC đã bị quân của Đảng Nhân dân Campuchia đánh bại. Cuộc đảo chính bị dập tắt. Norodom Ranariddh bỏ chạy lên tỉnh Otdar Meanchey (gần biên giới Thái Lan) nương nhờ tàn quân Kh’mer Đỏ do Tamok chỉ huy. Tháng 9/1997, Quân đội Hoàng gia Campuchia mở chiến dịch tấn công tàn quân của Kh’mer Đỏ, buộc nhóm này phải rút sang Thái Lan. Ngày 24/9/1997, Hiến pháp mới của Campuchia được lưỡng viện quốc hội nước này thông qua. Norodom Sihanouk trở lại cương vị Quốc vương. Norodom Ranariddh được “tha thứ” và giữ chức Chủ tịch Hạ viện Campuchia trong khi Chea Sim (CPP) giữ chức Chủ tịch Thượng viện.
Phía Mỹ phản ứng trước sự kiện này bằng hai động thái. Trước hết là hạ cấp đại diện ngoại giao tại Phnompenh xuống hàng Đại biện lâm thời thay cho Đại sứ. Động thái thứ hai là áp lệnh cấm bán vũ khí cho Campuchia. Hai động thái này được cho là để đáp trả việc Campuchia đập tan cuộc đảo chính do hai viên tướng phản loạn cầm đầu.
Năm 2006, trong một thỏa thuận để Campuchia không đưa hai người Mỹ bị buộc tội hỗ trợ cho Kh’mer Đỏ lên Tòa án hình sự quốc tế La Haye, tổng thống Mỹ George Bush đã dỡ bỏ các biện pháp cấm vận và nối lại quan hệ bình thường với Campuchia.
Trong những năm 2013, người Mỹ đã từng đem “con bài nhân quyền” ra để “cảnh cáo” Campuchia sau khi lực lượng an ninh Campuchia khám phá âm mưu phản quốc của Đảng cứu nguy dân tộc Campuchia (thân Mỹ) do Sam Rainsy cầm đầu và cấm đảng này hoạt động. Campuchia tố ngược người Mỹ đang can thiệp vào độc lập chủ quyền và công việc nội bộ của họ. Tuy nhiên, Mỹ và Campuchia vẫn có những động thái hợp tác quân sự quốc phòng như cuộc tập trận hải quân chung ngày 16/11/2015 tại căn cứ hải quân Ream. Từ năm 2012 đến năm 2016, Mỹ và Campuchia vẫn tổ chức diễn tập quân sự chung thường niên mang tên “Người gác đền Angkor”. Campuchia cũng là quan sát viên thường xuyên của các cuộc tập trận “Hổ mang vàng” hàng năm giữa Mỹ và Thái Lan.
Quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Campuchia trở nên “nguội dần” khi Campuchia đơn phương tuyên bố hủy bỏ tập trận chung với Mỹ năm 2017 với lý do bận tổ chức bầu cử và tiến hành các chiến dịch phòng chống ma tý quy mô lớn trong nước.
Quân nhân Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.12.2021
Hoa Kỳ trừng phạt Campuchia vì tình hữu nghị với Trung Quốc

Bản chất của vấn đề vẫn là sự cạnh tranh địa chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc

Bình luận về bản chất thực sự của lệnh cấm vận của Mỹ đối với Campuchia, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nhấn mạnh:
Năm 2020, lần đầu tiên, Campuchia và Trung Quốc tổ chức tập trận chung mang tên “Rồng vàng”. Mặc dù cả Trung Quốc và Campuchia đều tuyên bố rằng cuộc tập trận này chỉ mang tính phòng vệ và không nhằm vào một nước thứ ba nhưng người Mỹ vẫn hết sức bực bội vì Campuchia đã không đi theo “Rắn vàng” mà lại đi theo “Rồng vàng”.
Và đây là lần thứ hai, Mỹ ra lệnh cấm vận vũ khí và hạn chế thương mại đối với Campuchia, sau khi “trừng phạt” hai vị tướng của quân đội Campuchia với lý do “trục lợi trong dự án xây dựng căn cứ hải quân Ream”.
Bây giờ, Mỹ đã “chơi rắn” hơn nữa với Campuchia khi nước này không chỉ gia tăng nhập khẩu lượng vũ khí lớn từ Trung Quốc thay cho “hàng Mỹ”, không chỉ phá dỡ các công trình mà Mỹ đã tài trợ cho Campuchia tại quân cảng Ream mà còn chấp thuận để Trung Quốc đầu tư xây dựng nâng cấp quân cảng này thành một căn cứ hải quân hiện đại. Như người ta thường nói, đó là “giọt nước đã làm tràn ly”.
Mặc dù Bộ Thương mại Mỹ thông báo rằng tham nhũng và lạm dụng nhân quyền ở Campuchia là những nguyên nhân của lệnh cấm vận vũ khí của Mỹ đối với nước này như thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ lại cho thấy một nguyên nhân khác. Đó là “Campuchia tiếp tục để Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự và xây dựng cơ sở chuyên dụng bên Vịnh Thái Lan bất chấp phản đối của Mỹ”. Chính sự việc “trống đánh xuôi kèn thổi ngược này” bộc lộ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc Mỹ cấm vận vũ khí đối với Campuchia.
© AFP 2023 / Tang Chhin Sothy Quân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream
Quân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2021
Quân đội Campuchia tại căn cứ hải quân Ream
Như thường thấy trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, mỗi khi một “con bài chính trị” ở một quốc gia nào đó bị “sụp đổ” thì Mỹ lập tức có động thái “trả đũa” chính quyền mới hoặc đương nhiệm các nước đó. Ở Cuba năm 1962 cũng vậy, ở Việt Nam năm 1975 cũng vậy, ở Iran năm 1979 cũng vậy, ở Nicaragua năm 1984 cũng vậy, ở Venezuela năm 1999, năm 2002 và năm 2019 cũng vậy…Và Campuchia cũng không phải là ngoại lệ trong các trường hợp mà họ đã và đang bị Mỹ cấm vận vũ khí và hạn chế thương mại.
Do đó, bản chất của vấn đề vẫn là sự cạnh tranh địa chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Người Việt Nam có câu “Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”. Các nước nhỏ nếu không khôn khéo “né tránh” sẽ trở thành “ruồi muỗi” trong cuộc đấu tay đôi giữa Mỹ và Trung Quốc trên các địa bàn chiến lược trọng yếu đối với cả hai bên, trong đó có Đông Nam Á.

Đòn “đánh vào không khí

Bình luận về tác động của lệnh cấm vận đối với tiềm lực quốc phòng của Campuchia, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói:
Phản ứng của Campuchia trước sự kiện này khá “nhẹ nhàng”. Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố rằng “Các lệnh cấm vận của Mỹ (đối với Campuchia) mang dấu hiệu của khuynh hướng chính trị hơn là bất kỳ mong muốn bảo vệ dân chủ nào theo phiên bản Mỹ và tinh thần thượng tôn pháp luật. Các lệnh trừng phạt chống lại tôi cũng chẳng khiến tôi quan ngại, dù ở mức thấp nhất. Bởi vì tôi làm gì có tiền trong các ngân hàng nước ngoài. Những lệnh cấm vận đó vô nghĩa đối với tôi”.
Trên thực tế thì Mỹ không phải là đối tác xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc. Theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm (SIPRI) thì Campuchia mua sắm quốc phòng từ nhiều nguồn khác nhau. Ngoài Trung Quốc, Campuchia còn mua sắm vũ khí từ các cường quốc khác như Nga, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ… và mua sắm cả vũ khí bộ binh hạng nhẹ từ đồng minh Việt Nam của họ. Còn các vũ khí cũ của Mỹ để lại sau năm 1975 thì hầu hết đã bị phá hủy trong các cuộc chiến hoặc trở thành những “đống sắt vụn”, được dùng làm bia tập bắn trong các cuộc diễn tập quân sự.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.12.2021
Hun Sen: Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo ASEAN-Hoa Kỳ có thể diễn ra trực tiếp tháng 2 năm 2022
Trong quân đội Campuchia hiện tại có đủ bộ ba quân chủng gồm Phòng không-Không quân, Hải quân và Lục quân với đầy đủ các binh chủng, từ đột kích đến trợ chiến; được trang bị hiện đại hơn nhiều so với thời “Khmer Đỏ”. Lục quân Campuchia có tổng quân số thường trực khoảng 175.000 người, gồm 11 sư đoàn bộ binh và 6 quân khu trực thuộc Bộ Quốc phòng; được trang bị 525 xe tăng và hơn 400 xe bọc thép. Tất cả đều mang nhãn hiệu Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN trước đây. Lục quân Campuchia cũng sở hữu 350 pháo xe kéo, 600 pháo tự hành phản lực bắn loạt. Tất cả đều mang nhãn hiệu Liên Xô và Trung Quốc. Hầu hết vũ khí bộ binh hạng nhẹ đều mang nhãn hiệu Liên Xô-Nga và Trung Quốc. Chỉ một số ít vũ khí đặc chủ là được mua từ Bỉ, Hàn Quốc và Israel. Lục quân Campuchia còn được biên chế Lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không (Special Force-911) gồm trên dưới 7.000 quân được biên chế thành 14 đại đội với vũ khí bộ binh hiện đại nhất.
Hải quân Campuchia (bao gồm cả Thủy quân lục chiến) có quân số khoảng 5.000 người, được trang bị 15 tàu tuần duyên, 2 tàu chiến cao tốc và khoảng 170 tàu, xuồng đổ bộ và vận tải, chủ yếu là nhiệm vụ bảo vệ vùng biển nhỏ hẹp. Hải quân Campuchia sở hữu quân cảng Ream và các căn cứ nội thủy ở Phnompenh và Kompong Som.
Không quân Campuchia có quân số khoảng 2.500 người, được trang bị 25 máy bay tiêm kích phản lực, 7 máy bay vận tải, 5 máy bay trinh sát và huấn luyện, 14 trực thăng tấn công, 9 trực thăng vận tải và 2 trực thăng chuyên dụng; hầu hết đều so Liên Xô, Trung Quốc và Tiệp Khắc sản xuất. Lực lượng phòng không Campuchia sở hữu 600 pháo phòng không từ cỡ nòng 14,5 mm đến cỡ nòng 100mm và các loại tên lửa phòng không vác vai tầm thấp. Trừ 50 khẩu Bofors 40 mm mua của Thụy Điển, số còn lại đều mang nhãn hiệu Liên Xô và Trung Quốc.
© AP Photo / Heng SinithBinh sĩ quân đội Campuchia tham gia cuộc tập trận gìn giữ hòa bình do Mỹ hỗ trợ
Binh sĩ quân đội Campuchia tham gia cuộc tập trận gìn giữ hòa bình do Mỹ hỗ trợ - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2021
Binh sĩ quân đội Campuchia tham gia cuộc tập trận gìn giữ hòa bình do Mỹ hỗ trợ
Quân đội Campuchia còn có trong biên chế khoảng 10.000 quân cảnh, có nhiệm vụ bảo vệ an ninh nội địa, chống bạo loạn và khủng bố. Vũ khí của lực lượng này cũng được sản xuất tại Liên Xô-Nga và Trung Quốc.
Với trang bị hiện có của quân đội Campuchia qua các dẫn chứng cụ thể trên đây, có thể thấy, nước này chưa có nhu cầu cấp bách phải mua vũ khí từ Mỹ mà vẫn bảo đảm được tiềm lực quốc phòng của mình. Vì vậy, việc Mỹ chọn lĩnh vực vũ khí là mục tiêu ra đòn cấm vận đối với Campuchia làm biện pháp có lựa chọn để giảm bớt phần nào tính nhạy cảm. Và do đó, lệnh cấm vận này cũng không làm người Campuchia phải lo ngại. Nói cách khác, đó là đòn “đánh vào không khí”.

Mỹ sẽ đẩy Campuchia xích lại gần Trung Quốc hơn

Sang năm, Campuchia sẽ làm chủ tịch ASEAN, sẽ giám sát việc thực hiện các dự án của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Việc cấm vận có thể gây khó khăn cho Hoa Kỳ trong việc xây dựng quan hệ với ASEAN. Trong khi đó, Daniel Kritenbrink - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, công bố trước chuyến thăm của Antony Blinken tới Indonesia, Malaysia và Thái Lan vào đầu tuần tới rằng “Tổng thống Mỹ Joe Biden dự định nâng mức độ gắn bó của Mỹ với ASEAN lên mức “chưa từng có”. Tuyên bố của Kritenbrink trùng hợp với việc đưa ra lệnh cấm vận vũ khí đối với Campuchia. Bình luận gì về điều này, chuyên gia Nguyễn Minh Tâm phân tích:
“Cây gậy và Củ cà rốt” luôn là bộ đôi trong chính sách đối ngoại của Washington, tựa như tay trái và tay phải. Một tay thì vuốt ve, còn tay kia thì thủ sẵn “quả đấm”. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Nhà Trắng một mặt “chơi rắn” với Campuchia, mặt khác lại đưa ra những dự báo rất tích cực về quan hệ Mỹ-ASEAN trong năm 2022, năm mà Campuchia làm Chủ tịch luân phiên ASEAN. Thêm vào đó, lệnh cấm vận này có thể “phủ bóng đen” lên chuyến đi thăm Campuchia sắp tới của cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Derek Chollet. Và cũng có thể đó là một “cú ra tay trước” của Mỹ để vị cố vấn ngoại giao này có thêm “quân bài” trong cuộc hội đàm sắp tới với người đồng cấp Campuchia. Tuy nhiên, tác dụng rất có thể sẽ là ngược lại. Bằng động thái cấm vận này, Mỹ sẽ đẩy Campuchia xích lại gần Trung Quốc hơn.
Cuộc họp trực tuyến Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Trung Quốc kêu gọi các đối tác ASEAN chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài

Đòn cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Campuchia không dọa được ai

Trả lời câu hỏi của phóng viên Sputnik, có thể xem việc Mỹ cấm vận vũ khí đối với Campuchia là một cảnh báo cho các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, nếu họ xích gần Trung Quốc, nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận:
Có một ngón “võ đánh dưới thắt lưng” mà không phạm luật như nhiều người đã biết, đó là “giết gà dọa khỉ”. Lệnh cấm vận “đấm vào không khí” của Washington còn “dọn đường” cho chuyến đi thăm sắp tới của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới Indonesia, Malaysia và Thái Lan, ba quốc gia chủ chốt ở Đông Nam Á. Người Mỹ thừa biết rằng, Campuchia dù có là Chủ tịch luân phiên ASEAN thì cũng không phải là một nước có vị thế lớn để có những bước đi mang tính dẫn dắt toàn khối. Do đó, người Mỹ lo sợ rằng Trung Quốc sẽ đứng sau Campuchia để chi phối ASEAN trong năm 2022.
Vì vậy, Mỹ coi lệnh cấm vận vũ khí đối với Campuchia cũng là lời cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á đang có quan hệ song phương với Mỹ, nhất là quan hệ hợp tác quân sự-quốc phòng, trong đó có lĩnh vực mua sắm vũ khí. Việc ngoại trưởng Mỹ tới thăm ba quốc gia quan trọng trong ASEAN không nằm ngoài mục tiêu hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc đang lan xuống Đông Nam Á.
Tuy nhiên, người Mỹ có thể không nhớ ra một điều đã được toàn khối ASEAN cam kết trong năm 2020, năm mà Việt Nam làm chủ tịch luân phiên với chủ đề: “Gắn kết và chủ động thích ứng”. Điều đó có nghĩa là ASEAN luôn làm việc theo chế độ đồng thuận và gắn kết tập thể. Vì vậy, một quốc gia làm chủ tịch luân phiên ASEAN không bao giờ là quốc gia có thể “ra lệnh” hay “chi phối” toàn khối mà chỉ là người hoạch định sách lược cơ bản để đưa ra cho toàn khối cùng bàn bạc và thống nhất thực hiện.
© AFP 2023 / Madoka Ikegami / PoolThủ tướng Campuchia Hong Sen và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình
Thủ tướng Campuchia Hong Sen và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.12.2021
Thủ tướng Campuchia Hong Sen và Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình
Đối với quan hệ ngoại khối, ASEAN vẫn giữ vững cam kết TRUNG LẬP, không tham gia bất kỳ một liên minh quân sự nào. Các quốc gia ASEAN có thể duy trì quan hệ với các quốc gia đối địch nhau nhưng không đi với nước này để chống lại nước khác, không để quan hệ song phương của mình ảnh hưởng xấu tới bên thứ ba. Đường lối đối ngoại này của ASEAN là xuyên suốt. Bởi vậy, nếu như trước đây, Trung Quốc đã thất bại trong ý đồ chia rẽ ASEAN hoặc lợi dụng ASEAN để đối phó với Mỹ thì bây giờ, nếu Mỹ lại dùng các biện pháp như trung Quốc đã dùng thì chắc chắn họ cũng sẽ thất bại. Đòn cấm vận vũ khí của Mỹ đối với Campuchia không dọa được ai.
Riêng đối với Việt Nam thì chẳng có gì đáng ngại bởi Việt Nam không phải là “khách hàng vũ khí” lớn của Mỹ, cũng không phải là khách hàng vũ khí lớn của Trung Quốc mà là bạn hàng lớn của Nga và Ấn Độ trên lĩnh vực này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала