Vì sao Lego đầu tư tỷ đô xây nhà máy tại Việt Nam?

© AFP 2023 / Michal Cizek Nhà máy Lego ở Kladno, Cộng hòa Séc
Nhà máy Lego ở Kladno, Cộng hòa Séc - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2021
Đăng ký
Vì sao Lego chọn Việt Nam để xây nhà máy sản xuất đồ chơi trị giá cả tỷ đô, đồng thời quyết tâm đưa cứ điểm ở Bình Dương trở thành nhà máy thứ 6 trên thế giới và thứ 2 tại châu Á sau Trung Quốc?
Theo giới quan sát quốc tế, việc Lego chọn hợp tác với VSIP xây nhà máy chạy bằng năng lượng mặt trời đầu tiên là “rất khôn ngoan”. Cùng với đó, Việt Nam sở hữu hàng loạt lợi thế riêng biệt để thu hút FDI cũng như sẵn sàng đón ‘đại bàng’ MNC như Lego trong tương lai.

Tại sao Lego chọn Việt Nam để xây nhà máy?

Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin, Lego - Tập đoàn Đan Mạch chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em nổi tiếng hàng đầu thế giới quyết định rót một tỷ USD xây nhà máy chạy bằng năng lượng mặt trời tại Bình Dương.
Theo đó, hôm 8/12, Tập đoàn Lego đã có buổi ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) để xây dựng một nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương.
Thực tế, thông tin Tập đoàn Lego đầu tư cả tỷ đô la để xây nhà máy tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của báo giới Đan Mạch, phương Tây, quốc tế những ngày qua.
Đa phần các ý kiến đánh giá, Việt Nam hiện cũng đang nổi lên là ‘cứ điểm’ đón làn sóng chuyển dịch đầu tư mới, đồng thời là địa chỉ đầu tư đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp Đan Mạch tương tự như Lego.
Vậy đâu là lý do để Lego chọn Việt Nam nhằm mở rộng chuỗi cung ứng sản xuất đồ chơi lắp ráp của mình?
Ngay sau khi tin Lego sắp xây nhà máy ở Việt Nam, một loạt các trang báo tại Đan Mạch đã đưa tin, phân tích, bình luận về quyết định đầu tư mới đầy triển vọng của Tập đoàn Lego.
Trang Borsen, Đan Mạch phân tích vì sao Lego quyết định đưa Việt Nam trở thành nhà máy thứ 6 của mình ngoài các cứ điểm tại Billund, Cộng hòa Séc, Hungary, Trung Quốc và Mexico.
Borsen nhấn mạnh đến triển vọng về một thị trường bùng nổ và mục tiêu giành thị phần đã thúc đẩy Lego xây dựng một nhà máy trung hòa carbon (zero carbon) tại Việt Nam.
Báo Đan Mạch cho rằng, thị trường Đông Nam Á là nơi người dân sẽ càng ngày càng trở nên giàu có hơn, tỷ lệ sinh đẻ cao hơn so với các khu vực khác trên thế giới, do vậy có nhiều trẻ em hơn.
“Quyết định đặt nhà máy ở Đông Nam Á sẽ hợp lý, cụ thể hơn là Việt Nam, bởi từ Việt Nam giao hàng tới một số thị trường cốt lõi khác nhanh hơn, cắt giảm được chi phí vận chuyển và do đó cắt giảm được khí thải carbon. Lego vẫn đang có một nhà máy ở Trung Quốc”, Borsen khẳng định.
Truyền thông Đan Mạch cũng nêu rõ, tới đây nhà máy ở Việt Nam sẽ chủ yếu sản xuất đồ chơi cho thị trường Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Ấn Độ. Trong khi nhà máy tại Trung Quốc (thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang) tập trung cho thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Đối thoại chiến lược quốc gia giữa Việt Nam và WEF - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.11.2021
Hơn 30 tỷ USD hợp tác đầu tư: con số ấn tượng từ chuyến công du của Thủ tướng tới châu Âu
Một lý do quan trọng khác khiến Tập đoàn Lego chọn Việt Nam, theo lời CEO Lego thông tin, đó chính là sức hút từ nguồn nhân lực. Theo đó, lực lượng lao động với kỹ năng phù hợp đã sẵn sàng tại Việt Nam, việc mở nhà máy sẽ là hướng đi đúng đắn.
Ngay sau lễ ký thỏa thuận, phía Lego khẳng định, khởi động nhà máy ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ giúp Lego mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.
Dự án nhà máy của Lego ở Việt Nam sẽ có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD, sẽ tập trung xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của tập đoàn Đan Mạch này, trong đó gồm cả phần đầu tư cho sản xuất pin năng lượng mặt trời vào khu đất rộng 44ha mà tỉnh Bình Dương ưu tiên cho doanh nghiệp.
Đại diện Tập đoàn Lego cũng khẳng định, nhà máy mới ở Bình Dương sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu của Tập đoàn với những cơ sở sản xuất được đặt ở các khu vực gần với những thị trường chính.
“Chính nhờ lợi thế này, Lego có thể đáp ứng linh hoạt, nhanh chóng sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng ở mỗi khu vực, rút ngắn chuỗi cung ứng và giảm các tác động lên môi trường khi vận chuyển đường dài”, đại diện Tập đoàn bày tỏ.

Lego và Việt Nam đều chọn năng lượng sạch

Đối với quyết định đầu tư xây nhà máy ở Việt Nam, Giám đốc vận hành của Lego Carsten Rasmusssen cho rằng mục tiêu hướng đến năng lượng sạch, phát triển bền vững kinh tế xanh của Chính phủ Việt Nam là điểm tựa để Lego chọn rót vốn vào Bình Dương.
“Chính những kế hoạch của Chính phủ Việt Nam về đầu tư mở rộng cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng tái tạo và thúc đẩy hợp tác với các công ty đầu tư nước ngoài chất lượng cao là động lực để Lego quyết định xây dựng nhà máy tại quốc gia này”, CEO Rasmusssen nói.
Báo chí Đan Mạch cũng đánh giá cao quyết định này của tập đoàn sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới.
Nhà may Maxport - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2021
Làm sao để chuỗi cung ứng toàn cầu ở điểm Việt Nam không bị đứt gãy?
Trong bài viết tiêu đề “Lego đầu tư 1 tỷ USD xây nhà máy mới”, tờ Jyllands-Posten cho biết doanh số của Lego đang tăng nhanh và tập đoàn này đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam như một hướng đi mở rộng chuỗi cung ứng trong bối cảnh hiện nay.
Theo tác giả bài báo, nhà máy của Lego sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2024, dự kiện sẽ khởi công xây dựng vào nửa cuối năm 2022.
Theo thỏa thuận mà Lego ký với Công ty Liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP), dự án nhà máy này sẽ góp phần tạo ra 4.000 việc làm cho Bình Dương cũng như khu vực phía Nam của Việt Nam.
“Chúng tôi rất vui mừng. Sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam đã giúp chúng tôi thực hiện được tham vọng xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của tập đoàn”, Jyllands-Posten dẫn lời Giám đốc điều hành Tập đoàn Lego, đồng thời nhấn mạnh, nhà máy sẽ sử dụng năng lượng điện cung cấp bởi các tấm pin mặt trời lắp trên mái.
Chính phủ Việt Nam rất hoan nghênh dự án đầu tư nhà máy chạy bằng năng lượng mặt trời của Lego. Điều này cũng góp phần vào chiến lược đảm bảo cắt giảm khí thải và tăng sử dụng nguồn điện sạch, năng lượng tái tạo của Hà Nội.
“Chúng tôi rất mong chờ được hợp tác với VSIP để xây dựng nhà máy hiện đại này, góp phần mang đến thêm hàng nghìn cơ hội việc làm mới cũng như gián tiếp hỗ trợ cho các doanh nghiệp và cộng đồng tại địa phương”, đại diện Lego nhấn mạnh.
Chuyên trang về tài chính, chứng khoán của Đan Mạch cũng điểm lại việc nhiều doanh nghiệp hàng đầu của đất nước, trong đó có Orsted, tập đoàn năng lượng lớn nhất Đan Mạch cũng đã sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam (đầu tiên ở Đông Nam Á).
Dự kiến, Orsted sẽ đầu tư từ 11,9 - 13,6 tỷ USD xây dựng các trụ điện gió ngoài khơi gần Hải Phòng. Các tuabin khi đi vào hoạt động dự kiến sẽ có tổng công suất 3.900 megawatt, lớn gấp đôi Nhà máy Thủy điện Hòa Bình.
Quang cảnh diễn đàn tại điểm cầu Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2021
EVFTA giúp Việt Nam ngày càng quan trọng với EU
Như Sputnik đã đề cập trước đó, tập đoàn năng lượng hàng đầu Đan Mạch “nhắm” đến Việt Nam nhờ tiềm năng phát triển năng lượng gió ngoài khơi hàng đầu thế giới. Phía Orsted khẳng định, các dự án hợp tác với Việt Nam sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm chất lượng cao, mang lại cơ hội tham gia vào chuỗi sản xuất điện gió cho nhiều đối tác, nhà cung cấp trong nước, cũng như mục tiêu của Lego hiện nay.
“Chúng tôi mong muốn được hợp tác, hỗ trợ Việt Nam thực hiện chuyển đổi xanh, giảm thiểu khí thải carbon và cung cấp năng lượng tái tạo cho người dân và doanh nghiệp”, Giám đốc Orsted tại Việt Nam Sebastian Hald Buhl cho biết.

“Lựa chọn khôn ngoan”

Giới phân tích nước ngoài cho rằng, Lego rất khôn ngoan khi lựa chọn Việt Nam.
Trong đó, một số chuyên gia logistics cho rằng những khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong những tháng gần đây khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh có thể giúp quốc gia đang phát triển “thần tốc” này ứng phó với những thách thức tương tự trong tương lai.
“Việt Nam đã học được nhiều điều trong việc cân bằng giữa ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch Covid-19 và duy trì năng lực sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng”, chuyên gia Megan Benger, đơn vị tư vấn TMX lưu ý với Yahoo Finance.
Đối tác của RSR Research Paula Rosenblum chỉ ra rằng, quyết định của Lego là rất “kịp thời” khi nhìn thấy cơ hội, nhanh chóng chuyển dịch dây chuyền sản xuất, xu thế mà lẽ ra các công ty đa quốc gia phải làm từ lâu.
“Chúng tôi tin rằng những kiến ​​thức quan trọng này sẽ giúp đất nước ổn định hơn trong trường hợp tái bùng phát dịch bệnh trong tương lai”, Megan Benger của TMX bày tỏ.
Nói về việc Tập đoàn Lego đầu tư vào Bình Dương, tại phiên kết nối xúc tiến đầu tư với thị trường châu Âu diễn ra mới đây, ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), cho biết đây là một minh chứng cho thấy Bình Dương tiếp tục trở thành một địa phương năng động, đổi mới, thuận lợi, an toàn và Việt Nam vẫn giữ ưu thế là điểm đến đầu tư mới, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư châu Âu.
Các đại biểu tại lễ ra mắt sách trắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2021
“Việt Nam có vị trí chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu”
Ông Nguyễn Phú Thịnh, Tổng Giám đốc VSIP nhấn mạnh, đơn vị rất vui mừng được hợp tác với Tập đoàn Lego trong dự án đầu tư quan trọng này và rất vinh dự khi Lego đã lựa chọn Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III tại Bình Dương.
“Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho các doanh nghiệp quốc tế một môi trường đầu tư thuận lợi và các giải pháp bền vững để tạo nên cơ hội phát triển lâu dài”, ông Thịnh nói.
Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Lego chia sẻ, mỗi nhà máy Lego dù đặt ở đâu cũng đều được thiết kế để tạo ra những sản phẩm an toàn nhất, với chất lượng tốt nhất cũng như mang đến môi trường làm việc đẳng cấp thế giới.
“Chúng tôi luôn cố gắng thực hiện đúng lời hứa của mình, mang đến những điều tốt nhất. Dự án này sẽ giúp chúng tôi mang trải nghiệm vui chơi LEGO đến gần hơn tới các thế hệ trẻ em tương lai (trong đó có Việt Nam), ông Rasmussen nói.
Bên cạnh việc cam kết đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng cao đặc biệt ở nhà máy, lao động địa phương lành nghề sẽ được Tập đoàn Lego đào tạo để vận hành thiết bị sản xuất công nghệ cao sử dụng trong mọi nhà máy Lego trên toàn thế giới khác.
Dự án Nhà máy Điện mặt trời Thiên Tân Solar Ninh Thuận đầu tư tại xã Phước Trung, huyện Bác Ái. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2021
Apple giúp Việt Nam làm điện mặt trời, BCG Energy và Siemens Đức hợp tác về năng lượng
Cần nhắc lại, nhà máy Lego tại Bình Dương sẽ là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của tập đoàn Đan Mạch này trên toàn thế giới khi sử dụng năng lượng tại chỗ từ pin mặt trời. Đồng thời, VSIP sẽ thay mặt Lego xây dựng một dự án năng lượng mặt trời kế bên. Từ đó, mạng lưới năng lượng mặt trời này sẽ sản xuất đủ năng lượng tái tạo để đáp ứng 100% yêu cầu hàng năm của nhà máy.
Nhà máy sẽ được xây dựng với mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu của LEED Gold, bao gồm tất cả các lĩnh vực bền vững từ năng lượng, nước, chất thải.
Đồng thời, Lego sẽ cùng với VSIP trồng 50.000 cây xanh tại địa phương để bù đắp cho những thảm thực vật bị chặt bỏ trong quá trình xây dựng nhà máy.

Lợi thế đặc biệt của Việt Nam

TechWire Asia đánh giá cao việc Việt Nam theo đuổi năng lượng xanh và có chiến lược rõ ràng thu hút FDI phân khúc chất lượng cao như đã đón được Lego xây nhà máy ở Bình Dương.
“Việt Nam là nước đi đầu trong khu vực ASEAN về việc tăng cường nâng cao công suất tiêu thụ năng lượng mặt trời và điện gió kể từ năm 2019”, TechWire Asia bình luận.
Cùng với đó, nhờ có sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và cộng đồng, quốc gia gần 97 triệu dân này đang trên đường trở thành đất nước dẫn đầu toàn cầu về sản xuất năng lượng tái tạo.
Ngoài sự tham gia của Chính phủ nhiều vào lĩnh vực năng lượng, các chính sách của chính phủ cũng rất kịp thời, cần thiết hướng đến phát triển tái tạo. Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài vẫn luôn có thể tự hào nhờ hàng loạt ưu đãi kinh tế chính sách đầy “hào phóng” như thuế nhập khẩu, hỗ trợ miễn thuế và trợ cấp đầu tư, làm ăn lâu dài.
Cùng với đó, trong các quốc gia ASEAN đang phát triển, chi phí lao động của Việt Nam thấp thứ ba, với mức lương trung bình hàng tháng vào khoảng 248 USD vào năm 2017, theo KPMG Việt Nam.
Lợi thế nhân công cùng với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi, gần với phần còn lại quan trọng của châu Á, khiến quốc gia này trở thành điểm đến ưa chuộng cho những nước giàu hơn đang tìm cách tận dụng chi phí lao động thấp hơn bằng cách chuyển chuỗi cung ứng.
Đặc biệt, điều này càng được đẩy mạnh trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, khiến nhiều công ty Hoa Kỳ hướng về Đông Nam Á để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
Thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2021
FDI: Có lý do để nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục rót tiền vào Việt Nam
Tuy nhiên, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 và các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, Việt Nam, giống như phần còn lại của thế giới, phải đối mặt với những đứt gãy nghiêm trọng về kinh tế - xã hội. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ước tính rằng đại dịch sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của khoảng 10,3 triệu (11%) công nhân Việt Nam.
Tuy nhiên, tăng trưởng GDP của Việt Nam lại thuộc hàng cao nhất trong khu vực ASEAN ( ở mức + 6,42% (224 tỷ USD) vào năm 2020, chỉ sau Campuchia). Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, với tăng trưởng kinh tế bình quân 6,8% một năm giai đoạn 2016-2019, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia tăng trưởng cao nhất.
Hơn nữa, tiền tệ của Việt Nam, khá ổn định, với mức biến động khoảng 1,15% - một tỷ lệ phần trăm trung bình cho khu vực.
Theo báo cáo năm 2020 của Deloitte, các công ty đầu tư vào các dự án liên quan đến bền vững môi trường ở Việt Nam có thể được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) từ 10% đến 17%, từ 10 đến 15 năm. Các ưu đãi khác bao gồm miễn thuế, giảm thuế TNDN trong những năm tiếp theo, miễn thuế nhập khẩu và miễn tiền thuê đất.
“Những chính sách năng lượng tái tạo với tư duy tiến bộ của Việt Nam, sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ, chi phí lao động thấp hơn và nhiều ưu đãi kinh tế chắc chắn là lý do thuyết phục để các công ty đa quốc gia (MNC) như Lego chọn đặt nhà máy và triển khai hoạt động tại các quốc gia đang phát triển”, WireTech Asia phân tích.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала